Bất ổn những dự án ổn định dân cư: Định cư thiếu định canh

ANH TUẤN |

Hàng loạt các khu tái định cư ở Tây Nguyên bị bỏ hoang vì hạ tầng cơ sở không được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, ngay cả những nơi được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, hạ tầng thì người dân vẫn bỏ vì không phù hợp phong tục tập quán, xa đất sản xuất truyền thống... Nhiều hộ dân trở về nơi ở cũ hoặc rời bỏ khu tái định cư để tìm nơi khác sinh sống.

Không có đất sản xuất - nhà nông thiếu đói

Năm 2012, Khu tái định cư buôn Mông, ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk được đầu tư 14 tỉ đồng để xây dựng. Sau 9 năm, đến nay vẫn chưa thu hút được người dân so với thiết kế ban đầu. Ông Hoàng Văn Páo, Trưởng buôn Mông cho biết, mục tiêu ban đầu của dự án là ổn định đời sống cho 131 hộ dân. Nhưng về buôn mới, người dân chỉ được cấp 600m2 đất ở, chỉ đủ để dựng nhà ở, không có đất để sản xuất nông nghiệp, kiếm kế sinh nhai. Do đó nhiều người dân đã quay về khu vực đất lâm nghiệp do Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm để sinh sống.

Họ chấp nhận cuộc sống trong rừng sâu, không có điện, đường, trường, trạm để kiếm cái ăn, cái mặc. Một số hộ dân dựng nhà ở khu tái định cư là để cho lũ trẻ được ở gần trường, ngày đêm có điện để học bài… Thế nhưng, người lớn hằng ngày vẫn phải vào ra ở nơi cũ để làm rẫy, nên rất khó khăn, tốn kém.

Thực tế cho thấy, dự án tái định cư buôn Mông là dự án "nửa vời" khi người dân đến đây mới được bố trí định cư chứ chưa có đất sản xuất để định canh. Ông Trần Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Vầm cho biết, sau khi thành lập khu tái định cư chỉ có một số hộ dân về buôn mới. Hiện vẫn còn hơn 226 hộ, 1.200 khẩu dân xâm lấn hơn 1.500ha đất lâm nghiệp của công ty.

“Hiện nay, trên các thửa đất người dân lấn chiếm đã xây dựng nhà kiên cố, bán kiến cố ở các tiểu khu 547, 544. Ngoài ra, người dân còn công trồng cây công nghiệp dài ngày như tiêu, cà phê, caosu, điều và các cây hoa màu ngắn ngày như đậu, bắp” - ông Lâm cho biết.

Rời bỏ khu tái định cư

Năm 2010, khu tái  định Đắk P’lao, ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được Công ty thủy điện Đồng Nai 3 xây dựng với số tiền hơn 800 tỷ đồng. Đây là khu tái đinh cư có quy mô lớn hàng đầu Tây Nguyên. Nhìn từ xa, khu tái định cư này chẳng khác gì một khu phố thị, nổi bật giữa núi rừng Tây Nguyên.

Trái ngược với sự "xôn xao" về kiến trúc bên ngoài, đời sống của người dân nơi đây còn hết sức chật vật. Được bố trí về ở tại Khu tái định cư xã Đắk P’lao, nhưng không lâu sau gia đình ông K’Siêu vẫn đã quay về nơi ở cũ để sinh sống. Đó là Vườn quốc gia Tà Đùng, gần khu vực gần lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 3 - nơi trước đây gia đình ông cùng hàng trăm hộ dân khác đã nhường đất để xây dựng dự án thủy điện. “Mình ở trong này thấy ổn hơn khu tái định cư, vì có rẫy, có nước sinh hoạt sản xuất. Ngoài kia thiếu đất sản xuất, thiếu nước ăn, nước tưới nên mình chỉ để mấy đứa con ở đó để học tập cho thuận lợi thôi” - ông K’Siêu tâm sự.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đắk P’lao, toàn xã hiện vẫn còn hơn 50% là hộ nghèo, cận nghèo. Cái khó nhất của địa phương là tìm giải pháp để thoát nghèo. Thực tế, cả xã còn nhiều hộ dân chưa được cấp tái định canh, định cư. Ngay cả những hộ được cấp đất sản xuất thì cũng chỉ mới cấp được 4-5 sào, bằng khoảng một nửa so với quy định. Đất đai nằm ở trên đỉnh đồi, không có nước để canh tác. Thế nên, câu chuyện thoát nghèo luôn là vấn đề trăn trở của địa phương.

"Hiện nay, toàn xã đang có 340 người dân vắng mặt khỏi địa phương, đi lao động ngoại tỉnh. 19 hộ gia đình tuy nhận nhà ở khu tái định cư nhưng không về ở mà đem cho thuê mướn. Đặc biệt, sau 10 năm, từ 40 hộ nay tăng 56 hộ dân ở lại trong phần đất rừng do Vườn Quốc gia Tà Đùng quản lý. Việc này sẽ gây ra không ít áp lực cho Vườn Quốc gia Tà Đùng trong việc quản lý, bảo vệ rừng do số lượng người dân ngày một tăng lên" - ông Hùng cho biết.

Đánh giá về dự án tái định cư xã Đắk P’Lao, ông Trần Nam Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong cho biết, qua rà soát toàn bộ thì khu vực Đắk P’lao đang còn thiếu 232ha đất sản xuất của người dân. Việc bố trí đất sản xuất là một trong những vấn đề trăn trở nhất ở địa phương những năm qua. Hiện nay, huyện đã rà soát, thu hồi diện tích đất trong quy hoạch của dự án để sớm cấp cho các hộ dân còn thiếu đất canh tác. Tuy nhiên, để cấp đủ đất cho người dân mỗi hộ 1ha thì rất khó. Bởi vì, để tìm được đủ diện tích đất và có điều kiện phù hợp cho người dân canh tác ở gần nơi định cư thực sự là vấn đề rất nan giải.

“Địa phương chỉ là đơn vị phối hợp, chứ không tham gia sâu vào các khâu trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nếu chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc khảo sát địa điểm thực hiên, cũng như đánh giá kỹ lưỡng về đời sống, tập quán sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn thì mọi chuyện sẽ khác…” - ông Thuần cho biết.

ANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Khu tái định cư bỏ hoang, đừng ném tiền tỉ qua cửa sổ

THANH TUẤN |

Nhiều khu tái định cư được đầu tư hàng trăm tỉ đồng ở huyện Đắk Hà, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum nhưng người dân không chịu vào ở, phải bỏ hoang do hạ tầng cơ sở vật chất yếu kém, thiếu thốn khiến ai cũng phải xót xa.

Dự án động lực ở Quảng Trị không động đậy: Bao giờ dân vào khu tái định cư?

HƯNG THƠ |

Trong lúc 2 dự án động lực của tỉnh Quảng Trị là Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị và Khu bến cảng Mỹ Thủy (Khu Kinh tế Đông Nam, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) chậm tiến độ nghiêm trọng, thì 2 khu tái định cư của 2 dự án đã được chính quyền xây dựng xong, nhưng bao giờ đưa dân trong vùng dự án vào đây “là một câu hỏi khó trả lời”.

Khu tái định cư ở Đắk Nông bỏ hoang vì không có... lối vào

Phan Tuấn |

Từ 2016, người dân ở thôn Tân Lợi, xã Đắk ru, được UBND huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) bố trí 20 suất tái định cư nằm trên mặt tiền Quốc lộ 14. Thế nhưng, đã nhiều năm trôi qua, từ khi được bố trí tái định cư cho đến nay khu đất này vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, người dân chưa thể định canh, định cư, ổn định cuộc sống. Nguyên nhân, khu tái định cư này bị chắn kín lối vào bởi hộ lan của Quốc lộ 14.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Khu tái định cư bỏ hoang, đừng ném tiền tỉ qua cửa sổ

THANH TUẤN |

Nhiều khu tái định cư được đầu tư hàng trăm tỉ đồng ở huyện Đắk Hà, Đắk Glei, tỉnh Kon Tum nhưng người dân không chịu vào ở, phải bỏ hoang do hạ tầng cơ sở vật chất yếu kém, thiếu thốn khiến ai cũng phải xót xa.

Dự án động lực ở Quảng Trị không động đậy: Bao giờ dân vào khu tái định cư?

HƯNG THƠ |

Trong lúc 2 dự án động lực của tỉnh Quảng Trị là Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị và Khu bến cảng Mỹ Thủy (Khu Kinh tế Đông Nam, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) chậm tiến độ nghiêm trọng, thì 2 khu tái định cư của 2 dự án đã được chính quyền xây dựng xong, nhưng bao giờ đưa dân trong vùng dự án vào đây “là một câu hỏi khó trả lời”.

Khu tái định cư ở Đắk Nông bỏ hoang vì không có... lối vào

Phan Tuấn |

Từ 2016, người dân ở thôn Tân Lợi, xã Đắk ru, được UBND huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) bố trí 20 suất tái định cư nằm trên mặt tiền Quốc lộ 14. Thế nhưng, đã nhiều năm trôi qua, từ khi được bố trí tái định cư cho đến nay khu đất này vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, người dân chưa thể định canh, định cư, ổn định cuộc sống. Nguyên nhân, khu tái định cư này bị chắn kín lối vào bởi hộ lan của Quốc lộ 14.