Mục tiêu trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao:

Bắt đầu từ ước mơ của người trẻ

Hoài Anh - Diên Vĩ |

Mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển thu nhập cao vào năm 2045 được đánh giá có nhiều thách thức, nhưng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội và động lực để hướng tới. Trong quá trình đó, những người trẻ hôm nay - chủ nhân tương lai của đất nước - sẽ là những người cùng chung tay hiện thực hóa mục tiêu này.

Lê Văn San.
Lê Văn San. Ảnh: NVCC

Lê Văn San - Thủ khoa Đại học Y Hà Nội: “Mỗi người Việt Nam là một phần của đất nước, giúp đất nước phát triển”

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, Lê Văn San (sinh năm 2002) có điểm thi khối B00 đứng thứ 5 toàn quốc, với tổng điểm 29,75, gồm Toán 10 điểm, Hóa 10 và Sinh 9,75 điểm. San cho biết, suốt 12 năm học đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đầu năm lớp 12, San đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa. Hiện tại, San đang theo học Ngành Răng - Hàm - Mặt, Đại học Y Hà Nội.

“Con người có 2 giá trị quan trọng nhất là trí tuệ và sức khoẻ” - đây là điều mà San luôn ghi nhớ để phấn đấu vào ngành Y. Và cho đến tận bây giờ, khi đã bước vào ngưỡng cửa đại học mà mình mơ ước, San lại tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân.

“Tôi coi 6 năm sắp tới là 6 năm quyết định của cuộc đời. Vì vậy, tôi sẽ trân quý từng giây phút ngồi trên ghế giảng đường. Tôi muốn khi ra trường có kiến thức nghề nghiệp vững vàng và trở thành một bác sĩ giỏi” - San tâm sự.

Để làm được điều đó, San cho rằng, ngoài tiếp thu tốt các kiến thức trong sách vở, bản thân San còn phải tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khoá và trau dồi tiếng Anh để hội nhập và tiếp thu thêm khoa học kỹ thuật của các nước phát triển.

“Tôi nghĩ mỗi sinh viên, mỗi con người Việt Nam đều là một phần không thể thiếu của đất nước, góp phần giúp đất nước phát triển. Chỉ cần mỗi chúng ta có sự thay đổi nho nhỏ thì đất nước chúng ta sẽ thay đổi một cách “ngoạn mục” - San khẳng định.

Nguyễn Thị Phương Lam - Thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn tạo dựng doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người dân quê hương”

Nguyễn Thị Phương Lam.
Nguyễn Thị Phương Lam. Ảnh: NVCC

Cũng trong kỳ thi vừa qua, Nguyễn Thị Phương Lam đạt 29 điểm trong tổ hợp xét tuyển A00 với Toán 10 điểm, Hoá 9,75 điểm, Vật Lý 9,25 điểm và trở thành thủ khoa Đại học Kinh tế Quốc dân.

Lam chia sẻ cảm thấy tự hào vì Việt Nam hiện tại đã và đang từng bước khẳng định với bạn bè thế giới về vai trò và vị thế của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thấy mình mang một trách nhiệm to lớn, nhất là khi trở thành người có thành tích nổi bật trong đợt tuyển sinh đầu khóa của trường vừa rồi.

“Khi tôi trở thành thủ khoa, tôi cảm thấy mình cần phải sống có trách nhiệm hơn với danh hiệu của mình. Tôi muốn trở thành một doanh nhân thành đạt để đóng góp vào nền GDP của đất nước mình. Tôi đang cố gắng học tập hết sức để hoàn thành chương trình đại học sớm nhất có thể. Cụ thể, tôi mong muốn trong vòng 3 năm rưỡi sẽ tốt nghiệp đại học” - Lam tâm sự với mong muốn sớm được đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.

Một trong những tiêu chí để đánh giá một quốc gia phát triển bao gồm thu nhập bình quân đầu người, vì vậy, Lam mong muốn thành lập nên một doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm cho những người ở quê hương. Đồng thời, Lam muốn tạo ra một môi trường để giúp các bạn sinh viên thử sức mình và hình dung ra được công việc sau này của mình.

Đàm Thị Minh Trang - Huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế năm 2020: “Muốn giúp đất nước phát triển trước hết phải phát triển bản thân”

Đàm Thị Minh Trang.
Đàm Thị Minh Trang. Ảnh: NVCC

Trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2020, Đàm Thị Minh Trang đã xuất sắc giành Huy chương Vàng. Được biết, Minh Trang từng có 2 năm liền (2019 và 2020) đều đoạt Giải Nhất tại kỳ thi học sinh học giỏi quốc gia.

Trang cũng đã rất nổi tiếng bởi tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT không chuyên, Trang là nữ đạt 2 trên 3 điểm 10 tuyệt đối, trở thành thủ khoa toàn tỉnh Nam Định năm học 2017-2018. Hiện tại, Đàm Minh Trang đang theo học Y Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội.

Nói về kế hoạch sau khi ra trường, Trang mong rằng 10, 20 năm sau mình sẽ trở thành một bác sĩ giỏi của Việt Nam để giúp ích cho mọi người và có thể truyền lại kinh nghiệm của bản thân cho những thế hệ cùng ngành tiếp bước, vì một đất nước giàu mạnh cần những thế hệ giỏi tiếp nối nhau.

Và theo quan niệm của Trang, một người muốn giúp đất nước phát triển thì trước hết phải phát triển bản thân mình. “Để làm được điều đó, trong 6 năm tới, tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều để không chỉ học những thứ thầy cô dạy trên lớp mà còn phải tích luỹ kinh nghiệm trong thực tế” - Trang nói.

Sau đại dịch COVID-19, mỗi con người có thể thấy rõ tầm quan trọng của y học và Trang tự hào vì bản thân vẫn đang nỗ lực từng ngày để theo đuổi ngành nghề này.

Hoàng Thị Thu - Thủ khoa Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: “Phát triển kinh tế song hành với niềm tự hào văn hóa, truyền thống quê hương”

Hoàng Thị Thu. Ảnh: NVCC
Hoàng Thị Thu. Ảnh: NVCC

Trở thành tân sinh viên khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với vị trí thủ khoa, Hoàng Thị Thu không khó để bắt nhịp với phương pháp, cách thức học tập trong môi trường đại học. Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia với điểm số rất cao (Văn 9 điểm, Sử 9,75, Địa lý 9,75 điểm), đây chính là lợi thế cho cô tân sinh viên.

Lựa chọn ngành Đông Phương học với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế, lịch sử, văn hóa của các nước phương Đông, đồng thời trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, Hoàng Thị Thu đặt mục tiêu trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.

“Vào năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển hơn, hiện đại hơn. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, nhất là những người đang học đại học, có trách nhiệm rất lớn cho tương lai đất nước. Do đó, tôi nghĩ trách nhiệm trước mắt của mình là phải cố gắng học tập, trau dồi kỹ năng, kiến thức cho bản thân vì thế hệ trẻ bây giờ chính là những người sẽ phát triển tương lai của đất nước.

Vào năm 2045, tôi 43 tuổi. 25 năm nữa chắc chắn mọi thứ sẽ có nhiều thay đổi, phát triển hơn nhiều, là một người trẻ bây giờ, tôi thấy mình cần phải có sức sáng tạo, hội nhập với thế giới bên ngoài để áp dụng vào đất nước mình” - Thu nói.

Ngoài việc học, cô gái 18 tuổi đang tham gia Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa, lịch sử của trường với các hoạt động ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Những hoạt động này giúp Thu có cái nhìn sâu rộng hơn về kiến thức, đồng thời trở thành những hướng dẫn viên du lịch cho những người đến thăm quan.

Hoàng Thị Thu chia sẻ rằng, với hoạt động này, khi hướng dẫn cho khách đến thăm quan, bản thân Thu phải là người hiểu rõ lịch sử, kiến thức về nơi này. “Sau này khi có cơ hội mở rộng, ra nước ngoài, bản thân tôi nghĩ mình vẫn phải luôn tự tin mình là người Việt Nam, yêu Tiếng Việt. Là người Việt Nam, mình luôn tự hào về những vẻ đẹp, về truyền thống, tiếng nói của đất nước.

Trong thời kỳ hội nhập, việc gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc là một điều rất quan trọng. Bản thân tôi còn là một người dân tộc Tày ở Cao Bằng, việc gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc càng trở nên quan trọng hơn” - Thủ khoa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

Theo cô gái người dân tộc Tày, khi đất nước Việt Nam trở thành nước phát triển với mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao thì văn hóa, truyền thống của đất nước, dân tộc vẫn là một điều song hành trong quá trình phát triển, hội nhập đó.

Hoài Anh - Diên Vĩ
TIN LIÊN QUAN

Người trẻ mong muốn điều gì trong năm 2021?

Vân Trường |

Năm mới 2021, đa phần người trẻ mong muốn dịch bệnh sẽ chấm dứt và sớm trở lại với guồng quay công việc bình thường.

Mở rộng cánh cửa với người trẻ có khả năng cống hiến

Vương Trần |

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, từ 1.7.2020, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng sẽ được xét tuyển công chức mà không phải qua thi tuyển. Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho rằng, chính sách này nhằm mở rộng cánh cửa trở thành công chức với những người trẻ có khả năng cống hiến.

Những người trẻ xung phong vào tuyến đầu chống dịch COVID-19

Tô Thế - Linh Chi |

Không ngại khó, không sợ khổ, không sợ lây nhiễm, những bạn trẻ tình nguyện vẫn nguỵện cống hiến, dốc lòng, chung tay cùng đất nước chống dịch COVID-19, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Người trẻ mong muốn điều gì trong năm 2021?

Vân Trường |

Năm mới 2021, đa phần người trẻ mong muốn dịch bệnh sẽ chấm dứt và sớm trở lại với guồng quay công việc bình thường.

Mở rộng cánh cửa với người trẻ có khả năng cống hiến

Vương Trần |

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, từ 1.7.2020, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng sẽ được xét tuyển công chức mà không phải qua thi tuyển. Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho rằng, chính sách này nhằm mở rộng cánh cửa trở thành công chức với những người trẻ có khả năng cống hiến.

Những người trẻ xung phong vào tuyến đầu chống dịch COVID-19

Tô Thế - Linh Chi |

Không ngại khó, không sợ khổ, không sợ lây nhiễm, những bạn trẻ tình nguyện vẫn nguỵện cống hiến, dốc lòng, chung tay cùng đất nước chống dịch COVID-19, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.