Bắt chim trời làm mồi nhậu, hủy hoại môi trường, hại luôn nền kinh tế

Thanh Hải |

Mỗi đôi chim yến có thể cho ra 2 - 3 tổ trong 1 năm. Một tổ yến có giá trị hơn 1,5 triệu đồng. Bởi vậy, giá trị yến sào thu hoạch tại Quảng Nam đạt cả trăm tỉ đồng mỗi năm. Thế nhưng, chỉ vì phục vụ khách nhậu bình dân, tại địa phương này đang rộ lên nạn săn bắt chim yến theo kiểu tận diệt.

Những người nuôi yến lấy tổ ở Quảng Nam đã phải thức khuya dậy sớm, tự lần mò theo các tay chuyên giăng lưới săn chim trời, các đầu nậu mua bán, chế biến chim yến... để tự tay chụp ảnh, quay phim, làm bằng chứng thuyết phục, gửi kiến nghị đến chính quyền, ngành kiểm lâm nhờ can thiệp.

Video do người nuôi yến ở Quảng Nam cung cấp.

Bởi phải mất nhiều năm, cơ sở nuôi yến mới có thể gây dựng được 1 đàn vài trăm con. Chi phí đầu tư nhà nuôi yến là hàng chục tỉ đồng, nhưng các tay săn bắt chim trời chỉ cần vài lần giăng "lưới tàng hình" (cả mắt lưới và sợi lưới rất nhỏ, khó nhìn thấy) có thể tận diệt ngay đàn yến. Vậy mà vấn nạn giăng lưới trời, bắt chim yến đang nở rộ ở Quảng Nam.

Thịt chim yến khét, không bằng cả chim sẻ. Giá bán cũng chỉ 5.000 - 7.000 đồng mỗi con, nhưng để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu chim trời, cánh săn bắt đã bất chấp tận diệt.

Chim yến, một loài động vật hoang dã thuộc loại hiếm bởi không phải quốc gia nào cũng có. Loài chim nổi tiếng chung thủy này chỉ ăn mồi sống, uống những giọt sương mai và làm tổ bằng nước bọt ở những vách đá cheo leo ngoài biển đảo. Tổ chim yến có giá trị dinh dưỡng cao, vốn chỉ là mỹ vị trong cung đình, chỉ dành cho vua chúa từ hàng trăm năm trước. Bây giờ, yến sào tuy có giá từ 150- 200 triệu đồng/kg, nhưng vì có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe người già, người ốm yếu, nên đang là "món ăn vàng" chăm sóc sức khỏe, phổ biến trong nhiều gia đình.

Từ sau năm 2000 đến nay, ngoài khai thác tự nhiên, nghề nuôi yến sào đã phát triển mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện có trên 22.000 nhà nuôi chim yến, với sản lượng mỗi năm khoảng 120 tấn, giá trị trên 500 triệu USD. Xuất khẩu yến sào mỗi năm đạt 200 - 300 triệu USD...

Thế nhưng chỉ vì một miếng mồi nhậu vài chục ngàn đồng, mà những tay "chim tặc", nhà hàng, quán nhậu... đã tận diệt từng đàn yến, gián tiếp phá hoại nền kinh tế.

Với những lưới tàng hình thế này thì các loài chim khó thoát. Ảnh: An Thượng
Với những lưới tàng hình thế này thì các loài chim khó thoát. Ảnh: An Thượng
Với những lưới tàng hình thế này thì các loài chim khó thoát. Ảnh: An Thượng

Tại đảo Cù Lao Chàm, Hội An, doanh thu từ nghề khai thác yến sào mang lại hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Nhưng hiện nay sản lượng sụt giảm 70-80%. Một trong những nguyên nhân là sụt giảm số lượng đàn chim yến, trong đó có lý do chim bị săn bắt đang rộ lên hiện nay.

Đây cũng là vấn nạn báo động mà người nuôi yến ở nhiều địa phương từ Đồng Nai, Phú Yên, Bình Định... đã kêu cứu nhiều năm rồi, nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Khi con chim yến được xem là loài động vật nuôi (để khuyến khích phát triển kinh tế), thì chế tài xử phạt việc săn bắt cũng nhẹ hơn so loài động vật hoang dã, quý hiếm khác. Hình thức phạt hành chính không đủ răn đe "chim tặc".

Vì vậy, ngoài việc trông chờ các biện pháp xử lý mạnh hơn, có tính răn đe của nhà nước, ngành kiểm lâm, thì người dân, cộng đồng cần phải chung tay bảo vệ ngay loài động vật quý giá này.

Hãy nói không với thịt động vật hoang dã, với chim trời. Đặc biệt tẩy chay thịt chim yến - một loài chim cho ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.

Không ăn nhậu, mua bán, săn bắt chim yến, là giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời giúp cho hàng ngàn nông hộ nuôi yến thoát nguy cơ phá sản, giúp cho các địa phương ổn định nguồn thu ngân sách.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Cứu hộ nhiều động vật hoang dã trở về môi trường tự nhiên

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 24.4, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch) cho biết, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật vừa phối hợp với lực lượng kiểm lâm thả nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên.

Đối tượng rao bán trang sức từ động vật hoang dã lĩnh án 15 tháng tù

Trà Ban |

Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đã mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt một người phụ nữ với mức án 15 tháng tù về hành vi buôn bán trái phép 20 móng gấu.

Gỡ bẫy động vật hoang dã trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều loại bẫy thú trái phép trong khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đe dọa đến các loại động vật hoang dã. Vì vậy, lực lượng bảo vệ rừng phải thường xuyên tổ chức tuần tra dài ngày ở những khu vực có độ đa dạng sinh học cao, rừng nguyên sinh để tìm, phá bẫy thú.

Cần sớm bổ sung chế tài xử phạt hành vi tiêu thụ sản phẩm, động vật hoang dã

Thùy Linh (thực hiện) |

Cục Hải quan Hải Phòng vừa phát hiện, bắt giữ vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép 7 tấn ngà voi. Thêm một lần nữa, vấn nạn buôn bán động vật hoang dã qua đường hàng hải lại được báo động.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã qua biên giới bị phạt tù thế nào

thu thuỷ |

Bạn đọc có email minhtranxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới thì có bị phạt tù không?

Chiến sĩ PCCC cứu em bé ra khỏi đám cháy: Tôi nghĩ đó như em mình

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Sau khi tiếp cận tiệm sửa xe máy bị cháy có 3 mẹ con bị kẹt bên trong tối 31.8, tại TP Phan Thiết, chiến sĩ PCCC binh nhì Trần Văn Quỳnh đã bế bé trai 3 tuổi lao ra từ căn nhà cháy và phóng lên xe cứu thương, sơ cứu trong suốt quãng đường đến bệnh viện khiến ai cũng xúc động. Hiện bé trai này đang cấp cứu, còn người anh trai 9 tuổi đã tử vong vào trưa 1.9, nâng số người tử vong trong vụ cháy lên 3 người.

Vì sao không xem xét trách nhiệm hình sự 8 cựu lãnh đạo Quảng Ninh vụ AIC?

Việt Dũng |

Ngoài sai phạm của các bị can thuộc Sở Y tế trong vụ Công ty AIC thông thầu gây thiệt hại hơn 50 tỉ ngân sách Nhà nước, cơ quan chức năng còn nêu cá nhân liên quan gồm cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh...

Xuyên Việt Oil "ôm" hàng trăm tỉ Quỹ bình ổn vẫn chưa nộp vào ngân sách

Cường Ngô |

Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động. Theo nguồn tin của Lao Động, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này vẫn chưa chuyển toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách nhà nước. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng cũng đang điều tra, xác minh vụ việc này.

Cứu hộ nhiều động vật hoang dã trở về môi trường tự nhiên

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 24.4, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch) cho biết, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật vừa phối hợp với lực lượng kiểm lâm thả nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên.

Đối tượng rao bán trang sức từ động vật hoang dã lĩnh án 15 tháng tù

Trà Ban |

Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đã mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt một người phụ nữ với mức án 15 tháng tù về hành vi buôn bán trái phép 20 móng gấu.

Gỡ bẫy động vật hoang dã trong khu bảo tồn thiên nhiên ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều loại bẫy thú trái phép trong khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đe dọa đến các loại động vật hoang dã. Vì vậy, lực lượng bảo vệ rừng phải thường xuyên tổ chức tuần tra dài ngày ở những khu vực có độ đa dạng sinh học cao, rừng nguyên sinh để tìm, phá bẫy thú.

Cần sớm bổ sung chế tài xử phạt hành vi tiêu thụ sản phẩm, động vật hoang dã

Thùy Linh (thực hiện) |

Cục Hải quan Hải Phòng vừa phát hiện, bắt giữ vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép 7 tấn ngà voi. Thêm một lần nữa, vấn nạn buôn bán động vật hoang dã qua đường hàng hải lại được báo động.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã qua biên giới bị phạt tù thế nào

thu thuỷ |

Bạn đọc có email minhtranxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới thì có bị phạt tù không?