Bất cập chương trình mục tiêu quốc gia: Chợ nông thôn mới xây xong rồi... bỏ hoang

LÊ PHI LONG |

Toàn tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương để kịp tiến độ, phấn đấu đến hết năm 2021 toàn tỉnh có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 88 xã, 32 khu dân cư kiểu mẫu và 68 vườn mẫu được công nhận và 3 xã nông thôn nâng cao. Tuy nhiên, thực trạng xây xong để đạt đích cho có nhưng không sử dụng đã gây lãng phí và bức xúc cho người dân.

Chi 5,7 tỉ đồng để đạt đích rồi bỏ hoang

Chợ Bảo Ninh (xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) được đầu tư xây dựng từ năm 2014 với mức đầu tư hơn 5,7 tỉ đồng, tuy nhiên từ đó đến nay lại bị... bỏ hoang, không hoạt động. Đây là chợ được xây để đạt tiêu chí công nhận nông thôn mới thời điểm đó.

Ghi nhận của PV Báo Lao Động ngày 21.11 cho thấy, chợ hiện bỏ hoang, không sử dụng và hư hỏng, xuống cấp nặng. Theo đó, các cửa vào chợ đều đóng, các bộ phận bằng sắt bị hoen gỉ. Hầu hết kính tại ô cửa sổ, cửa phòng của chợ và nhà vệ sinh bị vỡ nát. Hệ thống cứu hỏa và một số tấm đan bêtông rãnh thoát nước hư hỏng. Nhiều vết nứt xuất hiện ngang dọc ở một số vị trí trụ tại khu vực đình chợ và tường bao quanh chợ. Nhìn thực trạng chợ Bảo Ninh, đây đúng là một công trình hoàn thiện xong… bỏ hoang.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, đây là công trình nằm trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã thời điểm năm 2014, và nhờ việc xây dựng chợ trên nên xã Bảo Ninh đã về đích nông thôn mới vì đầy đủ các tiêu chí. Đạt đích nông thôn mới xong, chợ bỏ hoang cho đến tận bây giờ, gây lãng phí tiền của và bức xúc cho người dân.

Điều rất lạ là chợ Bảo Ninh xây xong lại không hoạt động, trong khi đó cách đó không xa lại tồn tại “chợ cóc”, ở ngay bên cạnh đường trung tâm xã Bảo Ninh là đường Nguyễn Thị Định, gây mất an toàn giao thông và tạo hình ảnh nhếch nhác cho địa phương.

Ông Nguyễn Quang Vũ - Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh - cho biết, Chợ Bảo Ninh được triển khai xây dựng từ năm 2014, nằm trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã, cũng chính năm đó xã Bảo Ninh về đích nông mới.

Về nguyên nhân chợ không sử dụng sau khi hoàn thành, lãnh đạo xã Bảo Ninh cho rằng, chính quyền xã Bảo Ninh đã nhiều lần vận động người dân vào chợ buôn bán nhưng không ai vào, nên đã đề xuất lên cấp trên để xin phương án giải quyết. đây là vấn đề bất cập tại địa phương.

Ông Vũ cho hay, xã sẽ ra nghị quyết, vận động đưa tiểu thương vào buôn bán ở trong chợ trong thời gian tới.

Thúc giục để đạt tiêu chí

Tìm hiểu của PV báo Lao Động cho thấy, gần đây chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quảng Bình có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân chính là do các xã có tiềm lực đã đạt tiêu chí và "về đích", số xã còn lại chủ yếu ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Mặt khác, thời gian qua việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, hậu quả nặng nề của lũ lụt năm 2020, dịch bệnh trên gia súc xảy ra ở hầu hết các địa phương, giá nguyên vật liệu và một số mặt hàng tăng cao, nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương năm 2021 chưa bố trí, nhất là điều kiện ngân sách tỉnh hạn hẹp phải dành mọi nguồn lực để phòng, chống dịch COVID-19.

Chính vì vậy, tỉnh Quảng Bình đang tìm cách “gỡ khó” cho xây dựng nông thôn mới bằng cách chọn các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí làm trước, mỗi xã xây dựng một mô hình điểm để nhân rộng.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chưa đạt để kịp hoàn thành trong năm 2021. Nguyên nhân là thời gian qua, các sở, ngành được phân công chỉ đạo xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 đã phối hợp với các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nhưng tình hình triển khai các hạng mục công trình vẫn còn chậm.

Thực tế cho thấy, một số xã nếu không tích cực thực hiện các thủ tục để khởi công các công trình, đôn đốc nhà thầu triển khai nhanh những hạng mục có khối lượng lớn như trường học (Thái Thủy, Tân Hóa, Cảnh Hóa, Sơn Lộc), giao thông (xã Yên Hóa, Thái Thủy, Sơn Lộc) và một số tiêu chí khó như thu nhập, nhà ở dân cư, quốc phòng - an ninh... sẽ khó hoàn thành trong năm 2021.

Đặc biệt, khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các địa phương tại Quảng Bình còn khá lớn; trong khi nhiều xã đã chuyển sang giai đoạn nâng chất, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, thì một số xã có số tiêu chí đạt rất thấp. Tiến độ thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Bình, hiện tại tiêu chí thu nhập nằm trong nhóm “khó” đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là các xã miền núi, xã khó khăn; nhiều xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn vẫn có nguy cơ “rớt hạng”. Ðến nay, toàn tỉnh có 92/128 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 71,9%, thấp hơn 10 xã so với mục tiêu đề ra năm 2020.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Vũ Long |

Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Bất cập chương trình mục tiêu quốc gia: Sau khi về đích "Nông thôn mới" nhiều xã còng lưng gánh nợ

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích NTM, nhiều xã còng lưng gánh nợ, nhiều công trình được đầu tư tiền tỉ nhưng không mang lại hiệu quả và bỏ hoang gây lãng phí lớn.

Bất cập chương trình mục tiêu quốc gia: Bán đất làm nông thôn mới

Quách Du |

Suốt quá trình xây dựng các tiêu chí về đích nông thôn mới, một số xã (ở Thanh Hóa) phải dựa vào nguồn kinh phí từ việc bán đấu giá đất để xây dựng cơ bản. Thậm chí nhiều địa phương lâm cảnh nợ nần, do chưa bán được đất đấu giá. 

LĐLĐ huyện Sơn Dương chung sức xây dựng nông thôn mới

Hà Anh |

TUYÊN QUANG - Thời gian qua, LĐLĐ huyện Sơn Dương đã chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với địa phương, đơn vị để tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, hướng về người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả gắn với phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động huyện Sơn Dương chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Vũ Long |

Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Bất cập chương trình mục tiêu quốc gia: Sau khi về đích "Nông thôn mới" nhiều xã còng lưng gánh nợ

NGUYỄN TRƯỜNG |

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích NTM, nhiều xã còng lưng gánh nợ, nhiều công trình được đầu tư tiền tỉ nhưng không mang lại hiệu quả và bỏ hoang gây lãng phí lớn.

Bất cập chương trình mục tiêu quốc gia: Bán đất làm nông thôn mới

Quách Du |

Suốt quá trình xây dựng các tiêu chí về đích nông thôn mới, một số xã (ở Thanh Hóa) phải dựa vào nguồn kinh phí từ việc bán đấu giá đất để xây dựng cơ bản. Thậm chí nhiều địa phương lâm cảnh nợ nần, do chưa bán được đất đấu giá. 

LĐLĐ huyện Sơn Dương chung sức xây dựng nông thôn mới

Hà Anh |

TUYÊN QUANG - Thời gian qua, LĐLĐ huyện Sơn Dương đã chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với địa phương, đơn vị để tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, hướng về người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả gắn với phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động huyện Sơn Dương chung sức xây dựng nông thôn mới”.