Bão số 3 gây nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, hỏa tốc triển khai ứng phó

Kh.V |

Hồi 16h ngày 18.7.2018, Văn phòng Thường trực BCĐ Trung ương về PCTT-Văn phòng Ủy ban quốc gia ƯPTT-TKCN đã ban hành công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh yêu cầu triển khai ứng phó với nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm.

Công điện số 14/CĐ-TW hỏa tốc gửi Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các Bộ: TNMT, NNPTNT, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, GTVT... yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó. 

Công điện nhấn mạnh: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to (lượng mưa 3 ngày từ 14 - 17.7.2018 phổ biến 180-250mm), đặc biệt tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có mưa rất to, có nơi mưa trên 400mm như: Chợ Tràng (Nghệ An): 485mm, Cửa Hội (Nghệ An): 426mm, Hòa Duyệt (Hà Tĩnh): 457mm, Linh Cảm (Hà Tĩnh): 426mm. 

Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của cơn bão số 3-bão Sơn Tinh, từ ngày 18-20.7.2018, khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa-Quảng Bình sẽ tiếp tục xảy ra mưa lớn (lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi từ 200-350mm/đợt).

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, đặc biệt tại các tỉnh như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Để chủ động đối phó với diễn biến của lũ quét, sạt lở đất, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về người, Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về PCTT đề nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh, các Bộ, ngành khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi; bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh.

Chỉ đạo đến UBND các tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp xã huy động lực lượng xung kích cùng với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt triển khai kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao, các hộ dân sống ven sông, suối, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, báo cáo chính quyền và thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh; sẵn sàng các phương án ứng phó đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra, đặc biệt lưu ý những khu vực dân cư đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất thời gian vừa qua.  

Các bộ, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

Tổ chức lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN và các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến mưa, lũ quét, sạt lở đất; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến người dân để nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, tránh chủ quan dẫn đến các thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra như đợt mưa lũ cuối tháng 6 tại vùng núi phía Bắc vừa qua.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng BCĐ Trung ương về PCTT và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN...

Từ ngày 18-20.7, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Biên độ lũ lên trên các sông như sau: thượng lưu sông Hồng - Thái Bình từ 2-4m; sông Hoàng Long từ 1-2m; các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ 3-5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà lên mức BĐ1; sông Thao, sông Lô, sông Hoàng Long và các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lên mức BĐ1-BĐ2, riêng sông Bưởi (Thanh Hoá), sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức BĐ2-BĐ3.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng:

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt các tỉnh như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; ngập lụt tại vùng trũng và đô thị ở các tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc và từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. (Cần chú ý theo dõi Thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp huyện trong các bản tin nhanh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi Bắc Bộ: Cấp 1; riêng ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Cấp 2.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Trước giờ bão số 3 đổ bộ, EVN đã xong các phương án ứng phó

Kh.V |

Để thực hiện tốt công tác ứng phó và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 Sơn Tinh gây ra, trước chị đạo của Trưởng BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) và EVN Việt Nam, ngành điện đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ để ứng phó.

Mưa lớn, Nghệ An chạy nước rút chống bão số 3

HỒNG QUÂN |

Mưa vẫn không ngớt nhiều ngày qua khiến Nghệ An nhiều nơi ngập trong nước, hiện cơ quan chức năng đã có các phương án để đối phó với bão số 3.

Công điện hỏa tốc, khẩn cấp ứng phó với bão số 3 Sơn Tinh đang phi mã vào đất liền

Kh.V |

Trước sức di chuyển nhanh của bão số 3, ngày 17.7.2018, BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đã có công điện số 12/CĐ-TW hỏa tốc gửi Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng yêu cầu khẩn trương ứng phó.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Trước giờ bão số 3 đổ bộ, EVN đã xong các phương án ứng phó

Kh.V |

Để thực hiện tốt công tác ứng phó và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 Sơn Tinh gây ra, trước chị đạo của Trưởng BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) và EVN Việt Nam, ngành điện đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ để ứng phó.

Mưa lớn, Nghệ An chạy nước rút chống bão số 3

HỒNG QUÂN |

Mưa vẫn không ngớt nhiều ngày qua khiến Nghệ An nhiều nơi ngập trong nước, hiện cơ quan chức năng đã có các phương án để đối phó với bão số 3.

Công điện hỏa tốc, khẩn cấp ứng phó với bão số 3 Sơn Tinh đang phi mã vào đất liền

Kh.V |

Trước sức di chuyển nhanh của bão số 3, ngày 17.7.2018, BCĐ Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đã có công điện số 12/CĐ-TW hỏa tốc gửi Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các cơ quan chức năng yêu cầu khẩn trương ứng phó.