Báo Lao Động luôn ở “điểm nóng” bảo vệ quyền lợi cho công nhân

BẢO TRUNG |

Phóng viên Báo Lao Động luôn có mặt ở những điểm nóng, đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bất chấp những khó khăn vất vả.

Mong Báo Lao Động vì người lao động

Tôi vẫn nhớ như in sáng ngày 29.1.2022, ông Nguyễn Kim Tùng - đại diện Công ty Hồng Lĩnh (chủ đầu tư Cụm Công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột), gọi điện với trạng thái hốt hoảng báo tình hình hỗn loạn đang diễn ra ở Cụm công nghiệp Tân An: “Căng lắm em ạ, ở Đắk Lắk bao nhiêu năm anh chưa thấy có lần nào anh chị em công nhân lao động tụ tập đình công, đòi lương nhiều đến hơn trăm người.

Anh đã điện báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố, Công an... vào cuộc can thiệp để ổn định tình hình. Mong em xuống đây để nắm tình hình viết bài cho người lao động vì nhiều trang mạng xã hội đăng tải thông tin không khách quan, người dân tiếp cận được lại hiểu sai lệch vấn đề”.

Ông Nguyễn Kim Tùng nhớ lại, giáp Tết Nhâm Dần vừa qua, gần 200 công nhân lao động ở Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất H&L Đắk Lắk (Công ty H&L) đứng chờ trước cổng trụ sở doanh nghiệp để mong được trả lương, ứng thêm tiền để về quê ăn Tết... Nhận được tin chẳng lành, ông lập tức đến trụ sở doanh nghiệp này để ổn định tình hình, trấn an người lao động. Thời điểm đó khá phức tạp, người lao động bức xúc vì bị nợ lương, doanh nghiệp tài chính khó khăn không chi trả nổi đồng nào cho họ.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, ông Tùng gọi điện nhờ PV Báo Lao Động và một số cơ quan báo chí khác đến hiện trường, nắm thông tin. Nhờ đó, mọi thông tin vụ việc được báo chí cập nhật chính xác đầy đủ... người đọc có cái nhìn khách quan hơn về vụ việc, hiểu đúng bản chất của vấn đề.

Để người lao động an tâm về quê, đợi sau Tết lên giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng, ông Tùng đã bỏ tiền túi của mình hỗ trợ cho mỗi công nhân lao động 1 triệu đồng.

Công nhân vui mừng

Chiều tối ngày 15.2.2022, Công ty H&L tuyên bố tạm dừng hoạt động chỉ ít ngày sau khi đón công nhân lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lý do được đại diện doanh nghiệp đưa ra là tình hình tài chính của đơn vị quá khó khăn, không để chi trả tiền lương cho người lao động như đã cam kết trước đó.

Thời điểm ấy, trước sức ép của công nhân, đại diện doanh nghiệp cũng lúc túng chưa biết phải giải quyết tình hình ra sao. Cuối cùng, Chủ doanh nghiệp, đại diện chủ đầu tư Cụm công nghiệp Tân An và các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk ngồi lại bàn bạc, tháo gỡ khó khăn cho người lao động.

Sau hơn 2 giờ thảo luận, nhiều phương án giải quyết được đưa ra và được tập thể người lao động chấp thuận.

Tôi cùng ông Tùng lắng nghe được nhiều tâm sự, hoàn cảnh của nhiều công nhân lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều người túng quẫn, nhiều tháng chạy vạy vay tiền để lo chi phí sinh hoạt qua ngày. Kẻ thì lo lắng không biết đi đâu về đâu sau khi doanh nghiệp “vỡ trận”... Nghe những mẩu chuyện ấy ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm, xót xa.

Hôm ấy, tôi và ông Tùng ở lại công xưởng của Công ty H&L  đến hơn 20h mới trở về nhà.

Sáng sớm hôm sau, ông Tùng vui mừng thông báo: “Đại đa số công nhân lao động bị nợ lương, sống vật vờ thời gian qua đã được một xưởng may tại Cụm công nghiệp Tân An hỗ trợ nhận vào làm việc. Trước tiên, doanh nghiệp sẽ ứng tiền ra lo cho công nhân chi phí sinh hoạt, sau khi thời gian thử việc hoàn tất sẽ nhận họ vào làm chính thức”.

Anh chị em công nhân vui mừng phấn khởi. Họ gửi lời cám ơn Báo Lao Động đã đồng hành, hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, gây sức ép với doanh nghiệp để họ có trách nhiệm đối với công nhân của mình.

Một thời gian sau, phía Công ty H&L buộc phải bán linh kiện, máy móc, vật tư trong xưởng ở Cụm Công nghiệp Tân An để giải quyết dứt điểm tiền lương còn nợ động cho anh chị em lao động.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động trong tim những “chị Hai”

Hoàng Văn Minh |

Huế - Thời gian có thể xóa đi nhiều thứ, nhưng hình ảnh bước thấp bước cao của chị Lê Thị Hai do đôi chân bị dị tật bẩm sinh, trên tay khệ nệ ôm tập hồ sơ đến gõ cửa Văn phòng Báo Lao Động tại Huế vào một buổi trưa nóng bức của năm 2001 thì tôi không bao giờ quên được.

Báo Lao Động trong lòng bạn đọc: "Một chất riêng... dũng cảm nhưng gần gũi"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã khẳng định được vị thế vững chắc trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam và trở thành niềm tin yêu của bạn đọc. Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022), bạn đọc ở nhiều lứa tuổi đã bày tỏ, gửi gắm những ấn tượng và lời chúc tốt đẹp tới toàn đội ngũ nhà báo, phóng viên Báo Lao Động.

Báo Lao Động - chỗ dựa tin cậy của cán bộ Công đoàn cơ sở

Trần Thị Hồng Vân (Chủ tịch CĐCS Cty Nissei Electric Việt Nam) |

Báo Lao Động là kênh thông tin chính thống giúp cán bộ CĐCS kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và học hỏi nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho công tác hoạt động CĐ.

Báo Lao Động vượt qua gian khó và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1965 - 1975 được xem là thời kỳ Báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản. Nhìn vào các số báo, các trang báo, có thể thấy đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu bắt nguồn từ một quan niệm làm báo đúng đắn, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống của một thời kỳ khủng hoảng báo chí về sau…

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Báo Lao Động đồng hành, công nhân thắng kiện khi đòi quyền lợi tại toà

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Từ năm 2006, khi biết Báo Lao Động chuyên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân lao động, anh Lợi đã tìm tới cơ quan thường trú Báo Lao Động tại TPHCM để nhờ cậy. “May mắn cho tôi khi mỗi vụ tôi khởi kiện đòi quyền lợi đều có Báo Lao Động song hành, khiến tôi cảm thấy tự tin và tràn trề hy vọng thắng kiện, đòi được quyền lợi”, anh Lợi nói.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Báo Lao Động trong tim những “chị Hai”

Hoàng Văn Minh |

Huế - Thời gian có thể xóa đi nhiều thứ, nhưng hình ảnh bước thấp bước cao của chị Lê Thị Hai do đôi chân bị dị tật bẩm sinh, trên tay khệ nệ ôm tập hồ sơ đến gõ cửa Văn phòng Báo Lao Động tại Huế vào một buổi trưa nóng bức của năm 2001 thì tôi không bao giờ quên được.

Báo Lao Động trong lòng bạn đọc: "Một chất riêng... dũng cảm nhưng gần gũi"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã khẳng định được vị thế vững chắc trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam và trở thành niềm tin yêu của bạn đọc. Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022), bạn đọc ở nhiều lứa tuổi đã bày tỏ, gửi gắm những ấn tượng và lời chúc tốt đẹp tới toàn đội ngũ nhà báo, phóng viên Báo Lao Động.

Báo Lao Động - chỗ dựa tin cậy của cán bộ Công đoàn cơ sở

Trần Thị Hồng Vân (Chủ tịch CĐCS Cty Nissei Electric Việt Nam) |

Báo Lao Động là kênh thông tin chính thống giúp cán bộ CĐCS kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và học hỏi nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho công tác hoạt động CĐ.

Báo Lao Động vượt qua gian khó và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

BÁO LAO ĐỘNG |

Những năm 1965 - 1975 được xem là thời kỳ Báo Lao Động phát triển đến đỉnh cao theo quan niệm báo chí vô sản. Nhìn vào các số báo, các trang báo, có thể thấy đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu bắt nguồn từ một quan niệm làm báo đúng đắn, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống của một thời kỳ khủng hoảng báo chí về sau…

Trở lại Thủ đô Hà Nội, Báo Lao Động vươn tầm, phát triển rực rỡ

BÁO LAO ĐỘNG |

Năm 1954 –1964 là một thập kỷ đỉnh cao trong lịch sử Báo Lao Động. Trong khoảng mười năm này, báo đã định hình một phong cách, một tiếng nói, tờ báo công nhân, có bản sắc riêng. Trong nhiều năm, toà soạn báo làm việc với nhịp điệu khẩn trương, cứ hai ngày báo ra mắt bạn đọc một lần. Đó cũng là mười năm rèn luyện, trưởng thành đầy vấp váp, chuẩn bị cho báo bước vào những trận chiến đấu lớn đầy gian khổ, phức tạp ở phía trước.

Báo Lao Động đồng hành, công nhân thắng kiện khi đòi quyền lợi tại toà

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Từ năm 2006, khi biết Báo Lao Động chuyên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho công nhân lao động, anh Lợi đã tìm tới cơ quan thường trú Báo Lao Động tại TPHCM để nhờ cậy. “May mắn cho tôi khi mỗi vụ tôi khởi kiện đòi quyền lợi đều có Báo Lao Động song hành, khiến tôi cảm thấy tự tin và tràn trề hy vọng thắng kiện, đòi được quyền lợi”, anh Lợi nói.