Bạo hành trẻ em: Ngoài chính quyền, phải xem xét cả trách nhiệm của người thân

Lê Phương |

Thời gian gần đây, sự việc nhiều trẻ em liên tiếp bị bạo hành với nhiều hình thức khác nhau khiến dư luận bất bình, xót xa và phẫn nộ. PV Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) - xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, Tổng đài quốc gia 111 nhằm tố giác hành vi xâm hại trẻ em vừa được khai trương. Xin ông cho biết những khác biệt của tổng đài này với Tổng đài 18001567 trước đây?

- Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 có vị trí pháp lý rõ ràng hơn. Chức năng của tổng đài quy định trong Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ. Trong đó, có vai trò tiếp nhận thông tin, tố cáo, tố giác tất cả các hành vi xâm hại trẻ em, sau đó phối hợp với cơ quan tổ chức có liên quan, đặc biệt là công an, chính quyền địa phương cấp xã. Sau đó, xác minh, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp.

Những vụ bạo hành thường diễn ra trong thời gian quá lâu, ông nghĩ gì về vai trò của các cơ quan chức năng cấp địa phương - nơi được xem là gần nhất với các em nhỏ?

- Chúng ta phải phân tích trách nhiệm theo quy định pháp luật. Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1.6.2017, theo đó sự chậm trễ can thiệp sẽ quy định trách nhiệm cho chủ tịch UBND cấp gần nhất. Theo Chỉ thị 18, chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc chậm trễ, không can thiệp các hành vi xâm hại trẻ em.

Chúng ta sẽ kiểm tra thông tin tố giác xem có hay chưa, nếu có rồi mà cơ quan liên quan như chính quyền, công an không triển khai các biện pháp cần thiết sẽ bị xử lý. Nếu không có thông tin tố giác, thì phải xem trách nhiệm của chính các thành viên trong gia đình, các thầy giáo, cô giáo. Theo Luật Trẻ em, người tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em trước hết là cha mẹ, sau đó là giáo viên, những người khám chữa bệnh cho trẻ em. Trường hợp này bố bạo hành nhưng mẹ không phát hiện ra.

Với trẻ bị bạo hành, các em sẽ chịu những vết thương khó lành cả thể xác và tâm hồn. Với trọng trách là lãnh đạo cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em, ông có đánh giá gì?

- Với vai trò của người nhận lương để làm trách nhiệm, các cơ quan như Cục Trẻ em phải làm đúng trách nhiệm như quy định của pháp luật như: Tham mưu pháp luật chính sách, cung cấp dịch vụ công, tư vấn, hướng dẫn địa phương về từng vụ việc cụ thể, tham mưu cho cơ quan chức năng ban hành luật, nghị định... Và địa phương muốn làm tốt phải bố trí nguồn lực, phải có người làm việc.

Khi các em bị tổn thương, bị bạo hành, về thể chất, chúng ta đưa đến cơ sở y tế kiểm tra, chữa trị. Về tinh thần, phải đưa vào các trung tâm chăm sóc xã hội, kết nối chuyên gia tâm lý, áp dụng biện pháp trị liệu, chăm sóc tâm thần, tâm lý. Một số trường hợp cha mẹ từ chối điều trị, pháp luật có biện pháp bắt buộc cha mẹ phải chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Xin cảm ơn ông.

Vụ bố đẻ cùng mẹ kế bạo hành con trai 10 tuổi: Nên rút quyền nuôi con của người bố

Những ngày qua, vụ việc cháu bé T.N.K (10 tuổi) bị bố đẻ Trần Hoài Nam và mẹ kế tên Trinh bạo hành suốt gần 2 năm trời tại Hà Nội đã khiến dư luận phẫn nộ. Trao đổi về vụ việc này, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc đánh đập, ngược đãi cháu bé 10 tuổi trong gần 2 năm của 2 đối tượng trên là vô đạo đức và không thể chấp nhận được. Phân tích về vụ việc, luật sư Thơm cho biết hành vi phạm tội của đối tượng đã có dấu hiệu phạm 2 tội, đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 104 và Điều 151 Bộ luật Hình sự 1999. Nhiều người cho rằng, cơ quan chức năng cần rút quyền nuôi con của người bố, để cháu bé cho mẹ đẻ nuôi dưỡng. Về việc này, luật sư Thơm phân tích, khi ly hôn, người bố đã được tòa án quyết định giao cháu bé nuôi dưỡng. Hiện nay, người bố đang bị xử lý về hành vi bạo hành cháu bé nên cơ quan tố tụng có thể tạm thời giao cháu cho người mẹ đẻ nuôi dưỡng trong quá trình giải quyết vụ án. CAO NGUYÊN

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Bố đẻ và mẹ kế bạo hành bé trai 10 tuổi đối diện mức án nào?

Dung Hà |

Theo luật sư Vi Văn Diện, đoàn LS TP Hà Nội người bố đã đánh đập bé Trần Gia K trong 2 năm sẽ có thể đối diện 1 đến 3 năm tù và phạt tiền từ 1 triệu 500 ngàn đến 2 triệu đồng.

Đại tá Phạm Trường Dân nói về vụ bé trai bị bố đẻ, mẹ kế hành hạ

Xuân Hải |

Nói với PV Báo Lao Động về vụ cháu T.G.K (10 tuổi, ở Hà Nội) bị bố đẻ, mẹ kế bạo hành dã man trong hai năm khiến bé phải bỏ trốn về nhà ông bà nội đang xôn xao dư luận, Đại tá Phạm Trường Dân - nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, ĐBQH tỉnh Quảng Nam khóa 13 - cho rằng phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Tù giam và bản án lương tâm sẽ trừng phạt người cha, mẹ kế ác hơn cả hổ dữ

Cường Ngô |

Hành vi bố ruột, mẹ kế hành hạ con mình là bé T.G.K đã xâm phạm một loạt các quy định của pháp luật, vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Bộ luật Hình sự.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bố đẻ và mẹ kế bạo hành bé trai 10 tuổi đối diện mức án nào?

Dung Hà |

Theo luật sư Vi Văn Diện, đoàn LS TP Hà Nội người bố đã đánh đập bé Trần Gia K trong 2 năm sẽ có thể đối diện 1 đến 3 năm tù và phạt tiền từ 1 triệu 500 ngàn đến 2 triệu đồng.

Đại tá Phạm Trường Dân nói về vụ bé trai bị bố đẻ, mẹ kế hành hạ

Xuân Hải |

Nói với PV Báo Lao Động về vụ cháu T.G.K (10 tuổi, ở Hà Nội) bị bố đẻ, mẹ kế bạo hành dã man trong hai năm khiến bé phải bỏ trốn về nhà ông bà nội đang xôn xao dư luận, Đại tá Phạm Trường Dân - nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, ĐBQH tỉnh Quảng Nam khóa 13 - cho rằng phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Tù giam và bản án lương tâm sẽ trừng phạt người cha, mẹ kế ác hơn cả hổ dữ

Cường Ngô |

Hành vi bố ruột, mẹ kế hành hạ con mình là bé T.G.K đã xâm phạm một loạt các quy định của pháp luật, vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Bộ luật Hình sự.