Báo chí và câu chuyện xây dựng niềm tin của xã hội với giáo dục

Đặng Chung |

Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục thường xuyên được sống trong không khí đổi mới với rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách.... diễn ra liên tục. Báo chí, với vai trò giám sát, đã có những tác động tích cực để Giáo dục phát triển tốt lên, đặc biệt trong việc vun đắp niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục.

Vừa viết, vừa học

Hơn 3 năm theo dõi lĩnh vực Giáo dục đã cho tôi những trải nghiệm không thể quên về nghề. Trong góc nhìn của mình, như tôi thấy, hơn 3 năm qua, Giáo dục trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho báo chí khai thác... với rất nhiều sự kiện “chưa có tiền lệ”.

Trong vai trò là người ghi chép, kể lại những sự kiện xảy ra trong giáo dục, tôi và các đồng nghiệp nhận được quá nhiều cảm xúc, mà khi viết những dòng này, mọi chuyện như mới hôm qua.

Đó là trải nghiệm về những cuộc họp báo diễn ra lúc nửa đêm, vào những ngày tháng 7.2018. Ngay sau khi điểm thi THPT quốc gia được công bố, nhiều chuyên gia đã phát hiện điểm bất thường ở một số tỉnh phía Bắc. Cùng với đó, chúng tôi - những phóng viên theo dõi lĩnh vực Giáo dục - cũng nhận được rất nhiều thông tin từ học sinh của tỉnh này. Những em vừa bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 bằng tâm thế trong sáng, nhưng thứ các em nhận lại là điểm thi không cao như kỳ vọng, là sự phẫn nộ khi chứng kiến những điều "nghịch mắt, trái tai”; là những lời xì xào về đường dây mua điểm, chạy điểm vào các trường công an, quân đội...

Từ những thông tin học sinh và phụ huynh cung cấp, chúng tôi vội vã lên Hà Giang, giữa cái nắng chói chang một buổi trưa tháng 7. Những ngày đó, trên đường phố Hà Giang, cứ đi vài chục mét lại gặp cảnh phóng viên chụp ảnh, ghi hình, phỏng vấn, hoặc kỳ cạch gõ bài. Những dòng tin tức nóng hổi được truyền liên tục về tòa soạn.

Ở đó, chúng tôi đã có những đêm không ngủ, trải nghiệm những cuộc họp báo chóng vánh, đúng 5 phút vào lúc 1h đêm. Phóng viên đến tác nghiệp vẫn đi dép lê, vì từ lúc nhận tin báo chỉ có vài phút để kịp chuẩn bị. Nhiều phóng viên kỳ cựu theo mảng lúc đó cũng phải thốt lên: “Cuộc họp báo đặc biệt nhất trong lịch sử khoa cử”. Đến nỗi, trước khi trả lời phỏng vấn, một đại diện Bộ GDĐT khi ấy nhìn một lượt phóng viên - đa phần là nữ - và chỉ kịp thốt lên: “Thực sự nhìn các em mà anh thấy thương quá!”.

Gần 2 tháng rong ruổi từ Hà Giang qua Sơn La, Lạng Sơn, rồi Hòa Bình, sau những dòng thông tin chuyển về tòa soạn là bao cảm xúc. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã gõ những dòng tin tức trong nước mắt khi hành vi gian lận điểm thi được phơi bày.

Sau này, tôi được biết thêm rằng, thời điểm đó, Tổ cổng tác của Bộ GDĐT cũng có những “đêm trắng” để đấu trí với đồng nghiệp và lãnh đạo ngành Giáo dục khi đó cũng có những đêm không ngủ, những cuộc họp từ giữa đêm sang ngày mới để sát sao chỉ đạo, trên tinh thần tuyệt đối không chấp nhận cho sự gian dối.

Và sau cùng, đó là một "trận đánh không có người chiến thắng". Với những người làm công tác giáo dục, nó đau như tự cứa vào da thịt mình. Nhưng nếu không dũng cảm, quyết tâm cắt hết những u nhọt, trị tận gốc tiêu cực, thì không thể vá những lỗ hổng. Đó là bài học để mỗi người trong mắt xích tổ chức các kỳ thi phải tự nhắc nhở nhau rằng: Tuyệt đối không được để xảy ra gian lận, hay có chỗ cho sự gian dối.

Còn rất nhiều sự kiện Giáo dục khác nữa đã xảy ra, nhưng ám ảnh tôi nhất, chính là những số phận, câu chuyện nghị lực của thí sinh nhà nghèo, học giỏi tại những địa phương xảy ra việc gian lận thi cử. Là những hy sinh thầm lặng của hàng trăm, hàng nghìn giáo viên. Họ tủi thân, xót xa vì “một vài con sâu” đã khiến nỗ lực của hàng triệu nhà giáo cho sự nghiệp trồng người bị chìm khuất.

Những sự việc tiêu cực trong ngành Giáo dục, vốn là lĩnh vực có sức ảnh hưởng đến mọi nhà, luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Rất nhiều vụ việc xảy ra đã khiến dư luận bày tỏ sự phẫn nộ, niềm tin vào giáo dục bị lung lay.

Niềm tin là động lực và cũng là áp lực với những người làm giáo dục. Khó khăn với các nhà quản lý giáo dục hiện nay, theo tôi, là vấn đề làm thế nào để dư luận xã hội hiểu giáo dục hơn, đồng hành cùng với ngành Giáo dục trong sự nghiệp phát triển con người, vì con người. Nếu đánh mất niềm tin, để lấy lại được là điều vô cùng khó.

Tôi đã hiểu được điều đó. Trong quá trình làm nghề, có những khi, tôi chứng kiến những nhà giáo, người quản lý tâm huyết, có những lúc dường như không còn chút động lực nào để cống hiến, khi mọi cố gắng không được ghi nhận, không được sự tin tưởng...

Nhiều loạt bài phản ánh về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Giáo dục của phóng viên Báo Lao Động đã được tôn vinh tại các Giải thưởng báo chí.
Nhiều loạt bài phản ánh về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Giáo dục của phóng viên Báo Lao Động đã được tôn vinh tại các Giải thưởng báo chí.

Và rồi tự tôi rút ra cho mình bài học:

Mỗi khi viết về một vấn đề giáo dục, rất cần người viết có một cái nhìn vừa bao quát, lại phải nhiều chiều, phải biết tự đặt mình trong trường hợp là học sinh, phụ huynh và giáo viên để khách quan hơn và cho ra những sản phẩm hoàn hảo hơn.

Đặc biệt, việc biết ghi nhận, tôn vinh kịp thời những người xứng đáng được tôn vinh thông qua các bài viết, phát hiện tấm gương điển hình là điều vô cùng cần thiết. Mặt khác, cần đấu tranh đến cùng với những hành vi sai trái trong Giáo dục. Ở cả hai tuyến đề tài này, tôi đều hiểu rằng, nếu mỗi bài viết không đi từ cái nhìn đa chiều, từ mục tiêu vì sự phát triển của giáo dục, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân với sự nghiệp giáo dục.

Và hơn 3 năm qua, quãng thời gian không quá dài, nhưng đủ để tôi hiểu và thấm câu nói: Viết về giáo dục rất dễ, nhưng để viết đúng vấn đề, thì không dễ chút nào. Những phóng viên theo dõi Giáo dục vẫn hay đùa là: Suy cho cùng, ai cũng từng được giáo dục để lớn khôn. Nhưng viết về giáo dục cũng phải đi học, học để hiểu, để viết cho đúng, để có thể gieo niềm tin và động lực cống hiến cho những người tâm huyết với Giáo dục.

Báo chí - người bạn đồng hành

Theo dõi dòng tin tức chủ lưu về Giáo dục trên các phương tiện truyền thông thời gian qua, bên cạnh những tác phẩm báo chí đi vào nêu gương những tấm gương giáo viên điển hình thì còn nhiều tác phẩm đi sâu vào phân tích một số vấn đề “nóng” của Giáo dục. Không ít vấn đề báo chí nêu ra đã được cơ quan quản lý tiếp thu.

Vấn đề bất cập trong văn bằng, chứng chỉ trong thăng hạng, bổ nhiệm viên chức là một ví dụ. Riêng năm 2019, Báo Lao Động có 3 loạt bài điều tra công phu về vấn đề này. Những bài viết không chỉ đi vào những câu chuyện cụ thể, số phận giáo viên, những người phải vay ngân hàng, nhịn ăn nhịn tiêu để đi thi chứng chỉ gian lận, mà còn chỉ ra những bất cập về quy định chứng chỉ trong nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức hiện nay.

Quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, cào bằng, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện. Những "giấy phép con" đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực, gian lận để "đạt chuẩn" theo yêu cầu. Đồng thời cũng tạo "vùng đất màu mỡ" cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi.

Để có được những bài viết, những tiếng nói phản biện mạnh mẽ về những bất cập trong quy định về văn bằng, chứng chỉ trong nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chúng tôi cũng có những ngày chạy xe từ 3 giờ sáng để kịp lên Thái Nguyên tham gia lớp học, cũng có lúc “ăn qua bữa” nhưng không thấm vào đâu so với nỗi vất vả, cực nhọc của giáo viên. Và những tiếng nói của báo chí đã được cơ quan quản lý tiếp thu, đến nay, hàng loạt chứng chỉ đang được đề xuất cắt giảm.

Lúc này, báo chí đóng vai trò là người bạn đồng hành, là cầu nối, là tai mắt giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục hiểu thêm về thực tiễn, để đo lường mức độ đi vào cuộc sống của các chủ trương liên quan đến giáo dục và đào tạo; kịp thời có những điều chỉnh về mặt chính sách để phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy giáo dục - đào tạo phát triển bền vững.

Ngày của nghề nói chuyện về nghề, dĩ nhiên còn rất nhiều câu chuyện và những trăn trở. Nhưng tôi muốn nói lời “Cảm ơn!” đến những nhân vật của mình - người thầy, người cô, các em học sinh - những người đã mang đến cho tôi cảm xúc và động lực để viết, để học cách nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và nhân văn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng nền giáo dục số để người dân có cơ hội học tập mọi lúc - mọi nơi

Bích Hà |

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, các chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, để người dân có thể giam gia tự học mọi lúc, mọi nơi.

1 triệu học sinh mua hồ sơ thi đại học = vài tỷ, số hoá giáo dục ở đâu?

NHÓM PV |

Một con số biết nói: Trung bình mỗi năm 1 triệu học sinh lớp 12 mua hồ sơ thi đại học sẽ mất vài tỷ. Vậy số hoá giáo dục đang đứng ở đâu? Học online, thi trực tuyến lúc này không nên coi là giải pháp tình thế trong thời điểm COVID-19, mà phải xem đây là một bước chuyển có tính chiến lược trong giáo dục.

Giáo dục phải đi vào lòng người

BẠCH CÚC |

Ngày 11.5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.

Sau 46 năm thống nhất đất nước: Chuyển đổi số thay đổi diện mạo ngành Giáo dục

Đặng Chung - Thiều Trang |

Thay vì những lớp học truyền thống với bảng đen phấn trắng, giáo án viết tay, tài liệu in, thời gian biểu cố định và những trang báo cáo dày cộp phải chuyển bằng đường công văn… thì nay cả thầy và trò không còn xa lạ với những lớp học ảo, tương tác với nhau trên không gian mạng. Đó không chỉ là sự xuất hiện của phương thức dạy học mới, với các giáo cụ mới, mà còn là việc ứng dụng sáng tạo công nghệ thông tin trong công tác quản trị nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đã và đang góp phần thay đổi diện mạo, kiến tạo một hệ sinh thái số trong giáo dục, để giúp học sinh, sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Xây dựng nền giáo dục số để người dân có cơ hội học tập mọi lúc - mọi nơi

Bích Hà |

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, các chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, để người dân có thể giam gia tự học mọi lúc, mọi nơi.

1 triệu học sinh mua hồ sơ thi đại học = vài tỷ, số hoá giáo dục ở đâu?

NHÓM PV |

Một con số biết nói: Trung bình mỗi năm 1 triệu học sinh lớp 12 mua hồ sơ thi đại học sẽ mất vài tỷ. Vậy số hoá giáo dục đang đứng ở đâu? Học online, thi trực tuyến lúc này không nên coi là giải pháp tình thế trong thời điểm COVID-19, mà phải xem đây là một bước chuyển có tính chiến lược trong giáo dục.

Giáo dục phải đi vào lòng người

BẠCH CÚC |

Ngày 11.5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.

Sau 46 năm thống nhất đất nước: Chuyển đổi số thay đổi diện mạo ngành Giáo dục

Đặng Chung - Thiều Trang |

Thay vì những lớp học truyền thống với bảng đen phấn trắng, giáo án viết tay, tài liệu in, thời gian biểu cố định và những trang báo cáo dày cộp phải chuyển bằng đường công văn… thì nay cả thầy và trò không còn xa lạ với những lớp học ảo, tương tác với nhau trên không gian mạng. Đó không chỉ là sự xuất hiện của phương thức dạy học mới, với các giáo cụ mới, mà còn là việc ứng dụng sáng tạo công nghệ thông tin trong công tác quản trị nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đã và đang góp phần thay đổi diện mạo, kiến tạo một hệ sinh thái số trong giáo dục, để giúp học sinh, sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.