Bài toán ứng dụng công nghệ để kiểm soát dịch khi trở lại bình thường mới

Trần Tuấn |

Mã QR code đóng vai trò quan trọng trong công nghệ chống dịch. Tuy vậy, một số thông tin trong QR Code có sẵn trong cơ sở dữ liệu dân cư nhưng nhiều ứng dụng đang làm hiện nay người dân lại phải khai lại từ đầu...

QR code là trụ cột quan trọng

Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, Canada, các nước Châu Âu…, các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là QR code được sử dụng hiệu quả trong chống dịch nói riêng và trong đời sống nói chung.

Ngày 14.9 vừa qua, TPHCM đã bắt đầu thí điểm cấp mã QR code cho người dân ở quận 7, Củ Chi, Cần Giờ qua ứng dụng Y tế HCM để kiểm soát việc đi lại, tham gia hoạt động sản xuất an toàn sau ngày 15.9.

Theo đó, người dân ở những khu vực này được cấp một mã QR trên ứng dụng di động. Người không có smartphone sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại hoặc được cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ. Mã chứa thông tin khai báo y tế, lịch sử tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm và thông tin theo dõi sức khỏe F0 tại nhà.

Sử dụng camera quét mã QR code tại chốt kiểm dịch Hà Nội, ngày 14.9. Ảnh: Tô Thế.
Sử dụng camera quét mã QR code tại chốt kiểm dịch Hà Nội, ngày 14.9. Ảnh: Tô Thế.

Theo ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch tập đoàn Bkav, Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, một trong hai hệ thống quan trọng để Việt Nam chuẩn bị từng bước mở cửa an toàn trở lại là QR code, bên cạnh phần mềm phát hiện tiếp xúc gần.

Ông Quảng dẫn một thống kê cho thấy khoảng 89% những người từ F1 thành F0 là người thân cận với F0 gốc, như: người nhà, đồng nghiệp... Nhưng 11% còn lại rất khó phát hiện, do họ có thể tiếp xúc ở nơi công cộng. Thách thức lớn nhất với đội ngũ chống dịch thời gian tới là làm sao phát hiện được 11% này.

"Lúc này, hệ thống QR code sẽ đặc biệt quan trọng. Sắp tới, khi vào trạng thái bình thường mới, các cơ quan công sở, địa điểm công cộng đều phải quét mã QR để hệ thống ghi nhận được người dân đã đến đó vào thời gian nào. Thao tác quét cũng rất đơn giản, ai cũng làm được", ông Quảng nói.

Về việc kết hợp cài phần mềm phát hiện tiếp xúc gần, ông Quảng cho hay, giả thuyết khi phát hiện được ca F0 chỉ điểm và đưa lên hệ thống, có thể tìm ra mọi địa điểm mà F0 này từng đến và quét (gọi là mốc dịch tễ). Đồng thời quét ra ở thời điểm, địa điểm đó có những ai cùng đến. Khi đó, chúng ta sẽ không cần phải đi tìm, loan báo trên các phương tiện truyền thông. Phần mềm phát hiện tiếp xúc gần cũng giúp tìm ra những người đã tiếp xúc trong khoảng cách 2 mét.

Bài toán về quyền riêng tư

Dù dễ dùng và có thể ứng dụng linh hoạt, tuy vậy mặt trái là có thể quá nhiều mã QR được tạo ra. Một người dân có thể phải lưu 5 - 7 mã QR cho các ứng dụng, mục đích khác nhau.

Theo ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Công ty công nghệ DTT, Giám đốc điều hành đề án iTrithuc, một số thông tin trong QR Code có sẵn trong cơ sở dữ liệu dân cư nhưng nhiều ứng dụng đang triển khai hiện nay, người dân lại phải khai báo lại từ đầu.

"Chúng ta cũng có thể nhận biết một người có bệnh nền hay không qua hệ thống cơ sở dữ liệu của bảo hiểm, y tế. Dữ liệu từ doanh nghiệp sẽ cho biết thông tin về hoạt động của người lao động. Tuy vậy, vấn đề về quyền riêng tư cần được giải quyết", ông Nguyễn Thế Trung nói.

Chủ tịch Công ty công nghệ DTT lấy ví dụ, mạng lưới thầy thuốc đồng hành có 6.000 bác sĩ có thể gọi tư vấn cho hàng nghìn F0. Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử sức khoẻ hiện nay để chăm sóc tốt hơn và được quyền ghi lại nhưng không được chia sẻ thông tin này cho hệ thống, kể cả cơ quan nhà nước. Chỉ bệnh nhân và bác sĩ biết dữ liệu này. Khi bệnh nhân cho phép mới được sử dụng.

 
QR code đóng vai trò quan trọng trong chống dịch nói riêng và trong đời sống nói chung. Ảnh: Hải Nguyễn.

Vì thế, ông Trung đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bắt đầu bằng việc tập hợp dữ liệu của nhà nước trước, sau đó, bổ sung thêm dữ liệu từ sự chia sẻ của doanh nghiệp, cá nhân khi cần thiết, với vai trò chỉ huy duy nhất từ cơ quan quản lý nhà nước.

Cũng về vấn đề này, hồi tháng 7, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế từng cho biết, bản thân mỗi mã QR có những nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, mã QR trên căn cước công dân, BHYT chứa nhiều thông tin nghiệp vụ, còn mã QR phòng chống dịch lại đơn giản, chỉ có thông tin định danh để hỗ trợ truy vết, xác định người dân liên quan thế nào đến ca lây nhiễm.

Được biết, việc thống nhất, chuẩn hoá mã QR trong chống dịch đang được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng phòng chống COVID: Cần tránh lãng phí nguồn lực, quản lý rối ren

Thiên Bình |

Việc mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành triển khai 1 ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 hay khai báo y tế khác nhau đang khiến người dùng gặp không ít khó khăn trong việc nhận diện, phải khai báo nhiều lần.

Ứng dụng công nghệ trong tầm soát COVID-19 cộng đồng tại huyện Nhà Bè

Nguyễn Thuỷ |

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại TP. HCM vẫn trong giai đoạn quyết liệt, để đáp ứng chủ trương “sống chung với COVID-19 trong tình hình mới”, UBND huyện Nhà Bè triển khai xét nghiệm COVID-19 tầm soát cộng đồng qua Hệ thống y tế công nghệ tiên tiến.

Ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 phải dùng thống nhất một QR Code cá nhân

Thế Lâm |

Thông tin từ Cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 11.9.2021, Bộ đã ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1) theo Quyết định số 1405/QĐ-BTTTT.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ứng dụng phòng chống COVID: Cần tránh lãng phí nguồn lực, quản lý rối ren

Thiên Bình |

Việc mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành triển khai 1 ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 hay khai báo y tế khác nhau đang khiến người dùng gặp không ít khó khăn trong việc nhận diện, phải khai báo nhiều lần.

Ứng dụng công nghệ trong tầm soát COVID-19 cộng đồng tại huyện Nhà Bè

Nguyễn Thuỷ |

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại TP. HCM vẫn trong giai đoạn quyết liệt, để đáp ứng chủ trương “sống chung với COVID-19 trong tình hình mới”, UBND huyện Nhà Bè triển khai xét nghiệm COVID-19 tầm soát cộng đồng qua Hệ thống y tế công nghệ tiên tiến.

Ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 phải dùng thống nhất một QR Code cá nhân

Thế Lâm |

Thông tin từ Cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 11.9.2021, Bộ đã ban hành hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 (Phiên bản 1.1) theo Quyết định số 1405/QĐ-BTTTT.