Bãi giữa sông Hồng thành công viên: Có an toàn trong hành lang thoát lũ?

Vương Trần |

Trước đề xuất của quận Hoàn Kiếm về nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, KTS Trần Huy Ánh cho rằng nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vấn đề an toàn hành lang thoát lũ cũng được các chuyên gia quan tâm.

Thành phố không nên "quay lưng" về phía sông Hồng

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch, định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch...

Với khu vực bãi giữa, quận dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày nhưng quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại.

Khu vực này cũng tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; tổ chức không gian vui chơi, tập thể thao như sân trượt cỏ cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng...

Tại khu vực bãi bồi ven sông, đơn vị sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch.

 
Khu vực bãi giữa sông Hồng có nhiều người dân tới vui chơi. Ảnh: Thành Đông

Trước đề xuất này, KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, trong khi đợi quy hoạch phân khu được duyệt, nhiều khu đất hai bờ sông Hồng có thể tận dụng cải tạo thành các khu không gian công cộng để phục vụ không chỉ người dân ở hai bên bờ sông mà toàn bộ người dân Thủ đô.

Nơi đây có thể phát triển cảnh quan để người dân có thể đến vui chơi, giải trí, tham quan. Khu vực này cần có những động thái ứng xử để dần đưa bờ sông Hồng trở thành mặt tiền của thành phố như nhiều nước phát triển trên thế giới chứ không phải là mặt sau, là nơi đang bị bỏ phí, xả rác như hiện nay.

Theo ông Ánh, đề xuất phát triển không gian bãi giữa thành công viên thì điều quan trọng nhất đó là nâng cao chất lượng sống của chính người Hà Nội và bạn bè đến với Hà Nội. Mọi người cần có không gian sinh hoạt cộng đồng, cũng như thụ hưởng thiên nhiên một cách tích cực nhất.

“Không gian bãi giữa sông Hồng bị bỏ trống, thậm chí bị chiếm dụng, mất vệ sinh… thì bây giờ làm lại sạch sẽ, an toàn hơn, có đường đi lối lại an toàn hơn, thuận tiện hơn cho mọi người đặc biệt là người già, trẻ em để đảm bảo an ninh, an toàn sạch sẽ thì đó là điều rất đáng làm” - ông Ánh nói.

Ông Ánh nêu dẫn chứng, thực tế cho thấy, lâu nay nhiều người cũng đã tới khu vực bãi giữa vui . Nhiều người đã tới đây bơi, tắm, chạy, đi xe đạp từ trước… nhưng đều là hoạt động tự phát. Do đó, bây giờ cần tổ chức lại cho tốt hơn là điều nên làm. Mặt khác, việc phát triển thành công viên - đó là công trình công cộng thì việc bảo vệ tài sản công được tốt hơn, tránh được việc lấn chiếm, chiếm dụng gây bức xúc… Đất công thì càng phải bảo vệ, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm trong việc này. Khi biến thành công viên thì càng bảo vệ được tốt hơn mà còn phục vụ công cộng tốt hơn.

Công viên có đảm bảo an toàn trong hành lang thoát lũ?

Đề cập tới vấn đề về hành lang thoát lũ, ông Ánh cho rằng việc xây dựng các công trình ngoài đê là vi phạm hành lang thoát lũ. Do vậy, bãi giữa sông Hồng không có công trình gì là đang được bảo vệ thoát lũ.

Việc phát triển khu vực này thành công viên thì được bảo vệ tốt hơn, quản lý tốt hơn. Đồng thời sẽ ngăn cản chuyện chiếm dụng trái phép, ngăn chặn việc xây dựng trái phép những vật kiến trúc cản trở dòng chảy.

TS.KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư TP.Hà Nội.

Ông Ánh cho rằng, bãi giữa sông Hồng là bãi đất tự nhiên nằm trên dòng chảy của sông Hồng, nếu làm công viên thì cũng không ảnh hưởng tới dòng chảy của dòng sông. Bởi xưa nay cây vẫn mọc, nếu làm công viên thì cây cối được chăm sóc, được tỉa gọn gàng thì nếu có nước lũ còn thoát tốt hơn. Điều cần lưu ý đó là không nên xây dựng các công trình kiên cố hay xây dựng lều quán, rào chắn, chiếm dụng diện tích để xây dựng các công trình…

Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Đào Trọng Tứ (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) cho rằng, trước tiên việc xây dựng hay phát triển các công trình khu vực ngoài đê cần tuân theo các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hành lang thoát lũ. Cần phải xác định rõ ràng khu vực thoát lũ thì việc gì được làm và không được làm. Tiếp theo đó cần căn cứ quy hoạch phân khu để có những ứng xử phù hợp.

Nhìn nhận nếu để không khu vực này thì cũng có lãng phí nhất định, song ông Tứ lưu ý trong hành lang thoát lũ có những rủi ro về sự an toàn, nhất là vào mùa mưa, lũ. Vì vậy, kể cả việc phát triển làm công viên ở bãi bồi sông Hồng thì thành phố cần tính toán, cân nhắc và đánh giá rất kỹ vấn đề này.

Đồng thời, cần chuẩn bị các cảnh báo, các phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân khi tham gia vui chơi, giải trí, sinh hoạt tại khu vực này nhất là vào mùa mưa, lũ.

Ông Tú cũng nhấn mạnh, trong hành lang thoát lũ không được xây dựng những công trình kiên cố. Đồng thời không nên tác tác động vào dòng chảy của dòng sông bởi sẽ dẫn tới những nguy cơ về ngập úng khi có mưa lũ.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Biến bãi giữa sông Hồng thành công viên đem lại giá trị nào cho Hà Nội?

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất biến khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng.

Bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên: Người mừng, người lo

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Biến bãi bồi sông Hồng thành công viên: Lo ngại nguy cơ ngập úng

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất nghiên cứu biến bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch của Hà Nội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ lo lắng về khả năng chống lũ của sông cũng như tình trạng xói lở có thể gia tăng, ẩn chứa nguy cơ cao khi có mưa lũ.

Biến bãi giữa sông Hồng thành công viên đem lại giá trị nào cho Hà Nội?

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước đề xuất biến khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên văn hoá, du lịch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng nếu khai thác thành những khu thể dục, thể thao, vui chơi giải trí thì nơi này sẽ có sức hấp dẫn. Đồng thời, nếu quy hoạch tốt khu vực này có thể tạo ra quỹ đất rất lớn 2 bên sông Hồng.

Bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành công viên: Người mừng, người lo

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long |

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang nghiên cứu phát triển bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch nhằm khai thác vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng.