Bãi đá 7 màu độc nhất vô nhị ở Bình Thuận có bị huỷ hoại ?

ĐÔNG ANH |

Ngày 26.1, UBND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã có văn bản trấn an dư luận rằng, thắng cảnh trên vẫn chưa bị huỷ hoại. Nhưng xác nhận việc một hộ dân tự ý san lấp đất, khiến đất tràn xuống khu vực bờ biển – nơi có bãi đá 7 màu – là có thật...

Bãi biển ở Cổ Thạch, huyện Tuy Phong là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển.

Từ những khối đá to chìm sâu trong lòng biển, cát, đá, nước cùng nhau bào mòn và đẩy những đá vụn lên bờ, hình thành ra những bãi đá đầy sắc màu như hiện nay.

Hình ảnh bãi rêu vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: T.T
Hình ảnh bãi rêu vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: T.T

Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.

Từ rất lâu, bãi biển này đã trở thành thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Bình Thuận và là nơi thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch. Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc có người đã đổ đất san lấp bãi đá 7 màu, gây huỷ hoại thắng cảnh độc nhất vô nhị này.

Một góc bãi rêu. Ảnh: T.T
Một góc bãi rêu. Ảnh: T.T

Chiều 26.1, ông Huỳnh Văn Điền – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong – đã ban hành văn bản số 243/UBND-VX – khẳng định “thông tin về 1 hộ dân san lấp mặt bằng gây ảnh hưởng đến bãi đá con và bãi rêu là có thật. Tuy nhiên, việc cho rằng “bãi đá 7 màu độc nhất vô nhị ở Việt Nam và đá bà Khòm - nơi sáng tác ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước khi mùa rêu về - đã chính thức bị xoá sổ” là phóng đại quá mức và không đúng với thực tế”.

Văn bản trên của UBND huyện Tuy Phong cho biết: Ngày 9.1.2019, UBND xã Bình Thạnh đã phát hiện ông Cao Văn Cư tự ý san lấp đất nông nghiệp không xin phép chính quyền. UBND xã Bình Thạnh đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt ông Cư.

Đá 7 màu ở bãi biển Cổ Thạch. Ảnh: B.T
Đá 7 màu ở bãi biển Cổ Thạch. Ảnh: B.T

Tuy nhiên, ông Cư vẫn tiếp tục san ủi đất trái phép. Phần đất dư thừa, ông Cư đẩy lùi về phía biển. Do tác động của gió mùa Đông Bắc và thuỷ triều nên một phần đất đã tràn xuống bờ biển – khu vực giáp ranh giữa bãi rêu và bãi đá con, với chiều dài khoảng 100m.

Hiện UBND xã Bình Thạnh đã lập biên bản vi phạm hành chính lần 2 và buộc ông Cư phải trả lại nguyên trạng đất đai khu vực này. UBND huyện cũng tổ chức kiểm tra, yêu cầu phải khắc phục hậu quả không để đất tiếp tục tràn xuống bờ biển gây ảnh hưởng đến bãi đá con và bãi rêu.

Theo ông Huỳnh Văn Điền: “Chính quyền và nhân dân huyện Tuy Phong luôn coi bãi đá 7 màu và bãi rêu Bình Thạnh là tài sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương, cần phải hết sức trân trọng và giữ gìn. Sự việc xảy ra vừa qua là sự vi phạm nghiêm trọng, UBND huyện Tuy Phong đang chỉ đạo xử lý khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm theo quy định pháp luật”.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

"Rạch mặt" di tích: Đừng nói xong để đó, than phiền rồi bỏ qua

Linh Chi |

Hành động tưởng chừng như vô hại như khắc tên, bôi bẩn, vẽ bậy di tích lịch sử từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt. Trao đổi với Lao Động, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng để xử lí được tình trạng này, cần phải quy kết trách nhiệm cụ thể chứ không thể chỉ nói mãi rồi cũng sẽ lại đâu vào đấy.

Bãi đá ở cuối đường Lông Ngỗng

Trần Hoài |

Tôi muốn gọi con đường ven chân núi Mộ Dạ chạy ra cửa Hiền (Diễn Châu, Nghệ An) là đường Lông Ngỗng. 

Đà Nẵng vẫn "loay hoay" trước bài toán du lịch và bảo tồn di tích

X.Hậu - T.Trang |

Xây dựng thang máy ngay trước di tích, đục khoét vào núi để dựng tượng là tình trạng xâm hại tại di tích, danh thắng Ngũ hành Sơn Đà Nẵng được Sở Văn hoá – Thể thao lên tiếng báo động. “Nếu chọn du lịch, chọn tăng lượng khách thì di tích sẽ không còn nguyên trạng để công nhận cấp quốc gia đặc biệt nữa. Trong khi đó, số di tích tại Đà Nẵng đang còn rất ít, thậm chí là bị xâm hại nặng nề như trên”, ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao khẳng định.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

"Rạch mặt" di tích: Đừng nói xong để đó, than phiền rồi bỏ qua

Linh Chi |

Hành động tưởng chừng như vô hại như khắc tên, bôi bẩn, vẽ bậy di tích lịch sử từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt. Trao đổi với Lao Động, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng để xử lí được tình trạng này, cần phải quy kết trách nhiệm cụ thể chứ không thể chỉ nói mãi rồi cũng sẽ lại đâu vào đấy.

Bãi đá ở cuối đường Lông Ngỗng

Trần Hoài |

Tôi muốn gọi con đường ven chân núi Mộ Dạ chạy ra cửa Hiền (Diễn Châu, Nghệ An) là đường Lông Ngỗng. 

Đà Nẵng vẫn "loay hoay" trước bài toán du lịch và bảo tồn di tích

X.Hậu - T.Trang |

Xây dựng thang máy ngay trước di tích, đục khoét vào núi để dựng tượng là tình trạng xâm hại tại di tích, danh thắng Ngũ hành Sơn Đà Nẵng được Sở Văn hoá – Thể thao lên tiếng báo động. “Nếu chọn du lịch, chọn tăng lượng khách thì di tích sẽ không còn nguyên trạng để công nhận cấp quốc gia đặc biệt nữa. Trong khi đó, số di tích tại Đà Nẵng đang còn rất ít, thậm chí là bị xâm hại nặng nề như trên”, ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao khẳng định.