Bác thông tin ban bố tình trạng khẩn cấp dịch tả lợn Châu Phi

Kh.V |

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NNPTNT) chính thức khẳng định: Thông tin Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là không chính xác.

Theo Cục Thú y, liên quan đến việc một số hãng tin nước ngoài đưa tin với nội dung: "FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn Châu Phi", Cục  Thú y khẳng định: Thông tin trên là không chính xác.

Lợn bị dịch tả ASF phải tiêu hủy. Ảnh: PV
Lợn bị dịch tả ASF phải tiêu hủy. Ảnh: PV

Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ NN&PTNT chưa nhận được khuyến cáo nào từ FAO tại Việt Nam về vấn đề này.

Việt Nam đã có quy định về việc khi nào cần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong khi đó, trên thế giới chưa có nước nào phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn Châu Phi. Cụ thể, tại Trung Quốc, dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trên diện rộng, buộc phải tiêu huỷ hơn 1 triệu con lợn mắc bệnh, nhưng chưa phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Cục Thú y cũng cho rằng, dịch bệnh này không lây qua người, do đó càng không có cơ sở phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Hiện các đơn vị chức năng từ trung ương đến địa phương của Việt Nam đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn và khống chế dịch tả lợn Châu Phi.

Để khống chế hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi, FAO khuyến cáo người chăn nuôi cần khai báo bất kỳ trường hợp nghi ngờ lợn nhiễm bệnh cho cơ quan thú y; tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh khu chăn nuôi và tại các chợ, phương tiện vận chuyển.

Đồng thời, không cho khách tới thăm khu vực nuôi, tiếp xúc với đàn lợn; không tặng hoặc bán lợn chết và không dùng lợn bệnh làm thức ăn cho động vật; không vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn có nguồn gốc từ lợn nhà hoặc lợn rừng ra, vào vùng có dịch.

Đối với người dân, FAO cũng khuyến cáo cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn; không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng; báo ngay cho cơ quan thú y khi phát hiện lợn chết.

Kể từ khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2018, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Thú y để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam về đáp ứng và kiểm soát khẩn cấp dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời tiến hành đánh giá nguy cơ và tổ chức diễn tập đáp ứng dịch khẩn cấp ở tỉnh Lào Cai.

Tiêu độc khử trùng không để dịch bệnh lan rộng. Ảnh: PV
Tiêu độc khử trùng không để dịch bệnh lan rộng. Ảnh: PV

FAO cũng tổ chức hội thảo khu vực về chuẩn bị phòng chống dịch tả lợn Châu Phi cho các cán bộ thú y từ Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc để tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Đông Nam Á.

Theo ông Pawin Padungtod - Điều phối viên kỹ thuật cao cấp của FAO, FAO có các quy trình hướng dẫn về kỹ thuật rất cụ thể và mong muốn chia sẻ với Việt Nam. Những tài liệu này đều có trên trang thông tin điện tử của FAO và Việt Nam hoàn toàn có thể lấy để tham khảo và xử lý cho các tình huống của mình. FAO sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Bộ NN&PTNT để thực hiện các biện pháp kỹ thuật giúp cho Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh này.

Theo Cục Thú y, từ ngày 1.2 - 19.3 (cập nhật đến 17h00), dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 329 xã, 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Lai Châu). Gần 40.000 con lợn đã bị tiêu hủy.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Lai Châu là tỉnh thứ 20 xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Khánh Vũ |

Theo Sở NNPTNT Lai Châu, một ổ dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin. Tuy nhiên, tỉnh Lai Châu chưa công bố dịch. Lai Châu là tỉnh thứ 20 trên cả nước mắc dịch tả lợn Châu Phi.

Miền Tây khẩn trương phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

TRẦN LƯU - P.V |

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương thực hiện công tác phòng chống, kiểm soát chặt chẽ ở khắp nơi…

Dịch tả lợn Châu Phi: Không thể "diệt virus sau 72 giờ" như quảng cáo

Kh.V |

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã xuất hiện gần 100 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Phải chăng bệnh này không đáng sợ, nên cơ quan thú y quốc tế không để tâm nghiên cứu, bào chế vaccine phòng chống lại dịch này?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lai Châu là tỉnh thứ 20 xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi

Khánh Vũ |

Theo Sở NNPTNT Lai Châu, một ổ dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin. Tuy nhiên, tỉnh Lai Châu chưa công bố dịch. Lai Châu là tỉnh thứ 20 trên cả nước mắc dịch tả lợn Châu Phi.

Miền Tây khẩn trương phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

TRẦN LƯU - P.V |

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương thực hiện công tác phòng chống, kiểm soát chặt chẽ ở khắp nơi…

Dịch tả lợn Châu Phi: Không thể "diệt virus sau 72 giờ" như quảng cáo

Kh.V |

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã xuất hiện gần 100 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Phải chăng bệnh này không đáng sợ, nên cơ quan thú y quốc tế không để tâm nghiên cứu, bào chế vaccine phòng chống lại dịch này?