Bác sĩ tuyến cuối 2 năm không ăn Tết ở nhà để giành giật sự sống cho F0

Phạm Đông |

Đằng sau sự bình phục, khỏe mạnh của bệnh nhân COVD-19 là cả chuỗi ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi của đội ngũ y, bác sĩ. Dù là ngày Tết nhưng họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. 

Mong bình an cho năm mới

Tết Nhâm Dần, bên cạnh công việc thường nhật, cũng như mọi năm, bác sĩ Lê Văn Thiệu (sinh năm 1989, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) lại lên lịch trực Tết. Năm nay, công việc của khoa còn kèm theo các kịch bản để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đây là năm thứ 2, bác sĩ Thiệu và nhiều y, bác sĩ của bệnh viện "ăn Tết trong dịch". Bởi theo anh, trong dịch COVID-19, sự an toàn, đảm bảo thu dung điều trị bệnh nhân của các cơ sở y tế là điều luôn đặt lên hàng đầu; nhất là trong dịp nghỉ Tết, khi cộng đồng dễ chủ quan, lơ là. Vì vậy, công tác chuẩn bị các tình huống dịch bệnh không chỉ thực hiện thường xuyên mà càng chặt chẽ hơn trong dịp Tết. 

Bác sĩ Lê Văn Thiệu.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu.

Hai năm qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn trong tình trạng “đầy ắp” bệnh nhân. Đặc biệt những tháng gần đây, Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hàng nghìn ca bệnh. Các bác sĩ, không chỉ riêng anh lúc nào cũng phải luôn tay, luôn chân theo dõi bệnh nhân, có nhiều lúc các bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ vội vàng qua cấp cứu.

F0 tăng cao, mỗi bác sĩ trung bình nhận 20-30 ca bệnh mỗi ngày. Vì là tuyến cuối nên cuộc chiến với dịch bệnh tại đây luôn trong tâm thế khốc liệt. Bác sĩ Thiệu và những đồng nghiệp đã có những thời khắc không thể quên, họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, chứng kiến nhiều câu chuyện buồn. Tuy nhiên, trong đầu các y bác sĩ chỉ có một mệnh lệnh “không chùn bước, không nản chí, quyết tâm vượt qua đại dịch”.

Đã quen với trực Tết, vắng nhà nhiều, nên việc ở lại bệnh viện 2 - 3 tháng liên tục cũng đã trở thành quen từ khi có dịch với bác sĩ Thiệu. Tuy vậy, nhìn thành quả là cộng đồng được bình yên, dịch bệnh được đẩy lùi, những ca bệnh nặng được cứu sống khiến các bác sĩ lại như được tiếp thêm động lực để quên đi mệt nhọc.

Do vậy, năm nay, các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thay vì đón năm mới tại nhà cùng người thân thì lại đồng hành cùng bệnh nhân để đón năm mới tại bệnh viện một cách đặc biệt.

"Chúng tôi rất vui khi các anh chị em y bác sĩ được gọi bằng tên gọi thân thương chiến sĩ áo trắng. Năm mới chỉ mong bình an, nhưng không có dịch bệnh mới bình an, chúng tôi phải cố gắng hơn" – bác sĩ Thiệu chia sẻ.

Những hình ảnh bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Những hình ảnh bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Những hình ảnh bên trong Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Cuộc chiến giành giật sự sống cho F0 từ Nam ra Bắc

Tâm sự thêm về chuyện của bản thân, bác sĩ Thiệu cho biết, với anh, quãng thời gian áp lực nhất phải kể đến hơn 1 tháng vào Nam chống dịch. Ngày 9.9.2021, anh cùng 4 bác sĩ và 8 điều dưỡng của bệnh viện xung phong lên đường vào chi viện cho TPHCM. Cả đoàn làm việc tại Khoa cấp cứu bệnh nhân nặng và khu chăm sóc và điều trị COVID-19 lầu 3, Bệnh viện 30/4, nơi có khoảng 150 bệnh nhân COVID-19.

“Chúng tôi vào là muốn làm việc luôn. Không muốn lãng phí khoảng thời gian nào cả. Để bệnh nhân nặng khỏi và ra viện được cần can thiệp tích cực, thở máy, lọc máu, ECMO (tim phổi nhân tạo). Chúng tôi muốn triển khai những kỹ thuật khó ở trong này”, bác sĩ Thiệu cho hay.

Theo anh, 1 tháng chống dịch trong TPHCM hay điều trị bệnh nhân F0 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, áp lực lớn nhất là khi bác sĩ, nhân viên y tế trở thành F0, bị loại khỏi cuộc chiến, để lại gánh nặng cho đồng đội. “Vì chúng tôi là một ê-kíp. Thiếu bất kỳ ai cũng tạo ra khoảng trống chuyên môn”, anh Thiệu nhớ lại.

Giữa tháng 10.2021, anh cùng đồng đội được lệnh rút khỏi TPHCM về lại bắc chống dịch, đúng như mong ước của anh là được “thất nghiệp” trở về nhà. “Khi ấy vợ tôi bầu em bé thứ 2 đã 35 tuần tuổi, tôi chỉ ước em bé đợi ba về hẵng chào đời. Thật may em bé nghe được tâm tư của tôi thì phải, sau 2 tuần cách ly trở về nhà được 1 ngày, vợ tôi chuyển dạ và sinh vào tối 30.10. Đây cũng là ngày sinh nhật của tôi, cảm xúc vui không thể tả nổi, 2 ba con trùng ngày sinh nhật với nhau”, bác sĩ Thiệu kể.

Sau khi vợ sinh, mãi nửa tháng sau anh mới xin nghỉ phép thai sản được 3 ngày về quê cùng vợ. Sau đó lại tiếp tục lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho F0 từ đó đến giờ.

Kể từ khi được gặp con mới chào đời, đã gần 3 tháng bác sĩ Thiệu chưa được gặp vợ và con. “Bình thường tôi sẽ dành 5-10 phút mỗi ngày để gọi điện về nhà rồi lại bắt tay vào việc chăm sóc bệnh nhân F0” – bác sĩ Thiệu kể.

Hai năm nay ngoài căng thẳng với những bệnh nhân F0 bất chợt trở nặng, các anh chị em y bác sĩ không được hưởng không khí Tết nữa, vì khoa phòng nào sẽ biết khoa phòng đó vì sợ nhiễm COVID-19.

Các y, bác sĩ ở đây gần như không có khái niệm Tết.
Các y, bác sĩ ở đây gần như không có khái niệm Tết.

ThS.BS Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (HSTC) của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, để đảm bảo các hoạt động chuyên môn cũng như công tác điều trị bệnh nhân, Khoa cũng phải lên kế hoạch, chuẩn bị nhân sự.

Do số ca mắc tại miền Bắc những ngày gần đây tăng nhiều nên luôn có số lượng lớn bệnh nhân lưu chuyển tại bệnh viện. Đặc biệt là bệnh nhân nặng, nên khoảng 2 tháng gần đây, số ca nặng trong khoa HSTC luôn cao nhất từ trước tới nay. Khoa phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch.

"Cũng vì điều kiện bệnh nhân gia tăng nên rất khó để đảm bảo việc sắp xếp cho cán bộ y, bác sĩ có lịch nghỉ Tết, mà chỉ có một nhóm rất nhỏ, có thể có 1 kíp khoảng 10 người đã trực chiến trong bệnh viện trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên có thể sẽ được đón Tết Nguyên đán cùng người thân" - ông Đồng Phú Khiêm chia sẻ.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Thêm một mùa xuân ăn Tết xa quê

Nam Dương |

Nhiều công nhân cho biết năm nay do điều kiện kinh tế khó khăn, lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thậm chí có khi bị cách ly khi về quê, nên sẽ không về quê mà ở lại TPHCM ăn Tết. Có người đã 12 năm chưa được ăn Tết cùng gia đình...

6 năm đi làm ở nước ngoài chưa một lần về quê ăn Tết

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều năm “tha hương cầu thực”, những lao động người Việt tất tả làm việc tại nước ngoài, không khỏi chạnh lòng khi chưa một lần được về Việt Nam ăn Tết cổ truyền.

Nhiều người dân đứng giữa "đôi bờ" về quê ăn Tết hay ở lại TPHCM

NGUYỄN LY |

TPHCM - Đã gần 1 năm chưa về quê vì dịch, Tết sẽ là dịp lý tưởng để gia đình hội tụ. Nhưng nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố đứng giữa “đôi bờ” không biết về quê hay ở lại vì có con nhỏ dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thêm một mùa xuân ăn Tết xa quê

Nam Dương |

Nhiều công nhân cho biết năm nay do điều kiện kinh tế khó khăn, lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thậm chí có khi bị cách ly khi về quê, nên sẽ không về quê mà ở lại TPHCM ăn Tết. Có người đã 12 năm chưa được ăn Tết cùng gia đình...

6 năm đi làm ở nước ngoài chưa một lần về quê ăn Tết

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều năm “tha hương cầu thực”, những lao động người Việt tất tả làm việc tại nước ngoài, không khỏi chạnh lòng khi chưa một lần được về Việt Nam ăn Tết cổ truyền.

Nhiều người dân đứng giữa "đôi bờ" về quê ăn Tết hay ở lại TPHCM

NGUYỄN LY |

TPHCM - Đã gần 1 năm chưa về quê vì dịch, Tết sẽ là dịp lý tưởng để gia đình hội tụ. Nhưng nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố đứng giữa “đôi bờ” không biết về quê hay ở lại vì có con nhỏ dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.