Bác sĩ tâm thần với những trận đòn bất ngờ đến từ bệnh nhân

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Không như các bác sĩ điều trị bệnh nhân thông thường, bác sĩ ở bệnh viện tâm thần luôn trong tâm thế phải đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp, dở khóc dở cười. Thậm chí, việc bị đánh đấm, phóng uế vào người là chuyện thường, người gây ra không ai khác mà chính là những bệnh nhân mình đang chăm lo, điều trị hàng ngày.

Giấu nghề khi đi tán gái

Đến Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa những ngày cuối tháng 2 trong thời tiết mưa rả rích của những ngày đầu Xuân, bên trong bệnh viện ồn ào những tiếng la hét, cười đùa, khóc lóc... Cạnh đó là cảnh các bác sĩ người thì trò chuyện, người hỏi han, người quát tháo… để dỗ dành hoặc trấn áp những cơn bệnh trỗi dậy của bệnh nhân tâm thần.

Bênh viện Tâm thần Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du

Vừa hỏi han bệnh nhân vừa nói vọng ra: “Các chú thấy đấy, công việc này là thường nhật đối với các bác sĩ ở Bệnh viện tâm thần như chúng tôi, thậm chí các chú còn chưa thấy những tình huống gay cấn hơn nữa, khi bệnh nhân lên cơn, đánh đấm bác sĩ là bình thường” - ông Phạm Đức Cường, Bác sĩ chuyên khoa II, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, nói.

Chia sẻ thêm về nghề của mình, bác sĩ Cường cho biết, trải qua 20 năm làm việc tại bệnh viện tâm thần, mọi “hỉ nộ ái ố” của nghề, ông đều được chứng kiến và nếm trải.

“Tôi về công tác tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa từ năm 2004, ngày đấy rất ít người muốn về đây làm việc, vì thời điểm đó, nói đến bác sĩ tâm thần thì mọi người đều có phần e ngại. Cũng chính vì lẽ đó, mà ngày ấy, bệnh viện mới còn suất để vào biên chế. Ngày ấy, dù người thân ra sức ngăn cản nhưng tôi vẫn quyết xin vào đây làm việc” - ông Cường nhớ lại.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đức Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa chia sẻ về những kỷ niệm trong nghề suốt 20 năm qua. Ảnh: Quách Du
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đức Cường - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa - chia sẻ về những kỷ niệm trong nghề suốt 20 năm qua. Ảnh: Quách Du

Theo ông Cường, cách đây 20 năm, khi ông đang còn là một thanh niên chưa có vợ, việc quyết vào làm việc tại bệnh viên tâm thần là cả vấn đề, bởi khi đó, nhắc đến bệnh tâm thần, bệnh hủi… mọi người có cảm giác rất ái ngại.

“Nhiều khi đi tán gái phải giấu nghề của mình đi, chỉ nói là bác sĩ ở bệnh viện thôi cho đỡ áp lực. Đơn cử như khi tôi đi tán vợ, rồi cho đến khi yêu, tôi không dám nói về công việc của mình. Đến lúc chín muồi, tôi mới cho bạn gái biết là mình làm ở viện tâm thần. Ban đầu, vợ cũng giận lắm, nhưng sau đó được giải thích thì phần nào hiểu và thông cảm cho tôi. Thật ra là đã không dứt ra được rồi thì mới chấp nhận thôi” - ông Cường cười vui vẻ nhớ lại.

Bên trong khuôn viên Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
Bên trong khuôn viên Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du

Cũng theo ông Cường, ngày mới vào làm việc ở Bệnh viện tâm thần, không chỉ người ngoài ái ngại, mà chính bản thân ông cũng có cảm giác lo lắng. Khi vào trong viện, nhìn thấy các bệnh nhân, mỗi người một sắc thái, người cởi trần, người hát, người khóc… đến nỗi không biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm gì để giúp bệnh nhân qua cơn.

Tiêm cháu đau cháu đấm bác sĩ đó

Theo Bác sĩ Cường, làm việc trong môi trường chữa trị bệnh cho những bệnh nhân tâm thần thì việc bị đánh, ném, phóng uế vào người là chuyện bình thường. Ban đầu chưa quen, áp lực lắm nhưng khi quen rồi thì sẽ có cách để khắc chế hoặc né tránh.

Bác sĩ
Bác sĩ Phạm Đức Cường thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh: Quách Du

“Một kỷ niệm có lẽ cả đời tôi không quên được, đó là dịp cuối năm 2004, có một học sinh lớp 12 vào nhập viện buổi sáng. Đến buổi tối, khi tôi đang trực ca ở phòng và mở ti vi xem bộ phim Anh hùng xạ điêu. Lúc này đứng ngoài cửa sổ là cậu bệnh nhân học sinh lớp 12 đứng xem. Khi phim chiếu đến đoạn các nhân vật đánh nhau thì bất ngờ cậu học sinh xông vào phòng đấm đá liên tiếp vào người tôi. Không còn cách nào khác, tôi bỏ chạy. Khi sự việc nguôi ngoai, hỏi ra cậu ấy mới nói, tại chiều bác sĩ tiêm em đau quá, em đấm bác sĩ đó” - ông Cường nhớ lại.

Cũng theo bác sĩ Cường, vào năm 2007, khi ông đang ở trong phòng trực thì một bệnh nhân nam bất ngờ xông vào, cầm dây thắt lưng quật túi bụi. Tuy nhiên, lần này, ông đã có kinh nghiệm hơn nên chạy vào phòng riêng chốt cửa trốn.

“Là bác sĩ ở Bệnh viện tâm thần như chúng tôi, việc bị bệnh nhân đánh, ném đồ, nhổ nước bọt, ném chất phóng uế vào người là bình thường”.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa Phạm Đức Cường, việc các bác sĩ ở bệnh viện tâm thần bị bệnh nhân đuổi đánh khi đang làm việc là điều bình thường. Ảnh: Quách Du
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa Phạm Đức Cường, việc các bác sĩ ở bệnh viện tâm thần bị bệnh nhân đuổi đánh khi đang làm việc là điều bình thường. Ảnh: Quách Du

Bác sĩ Cường cho biết thêm, ngoài việc y, bác sĩ bị đánh đấm thì những năm trước đây, ở bệnh viện hay xảy ra việc bệnh nhân treo cổ tự tử. Một vụ treo cổ khiến ông nhớ mãi là vào năm 2005, khi đang đi tiêm thuốc cho người bệnh thì nghe tin báo có người treo cổ trong nhà vệ sinh. Ngay lập tức, ông chạy tới thì phát hiện một bệnh nhân đang trong tình trạng treo cổ lơ lửng. Không nghĩ ngợi nhiều, ông ôm đỡ bệnh nhân lên và gọi người trợ giúp. Sau khi đưa bệnh nhân xuống đất thì tiến hành hô hấp nhân tạo, sơ cứu tại chỗ trước khi chuyển sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó không lâu, bệnh nhân này qua đời.

“Đến nay, do được đầu tư về các trang thiết bị, cơ sở vật chất và công tác thăm khám, theo dõi, chăm sóc đã tốt lên rất nhiều nên việc bệnh nhân tự tử tại bệnh viện rất ít xảy ra” - bác sĩ Cường thông tin.

Bệnh viện Tâm thần đã khác xưa

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa Phạm Đức Cường, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng gần 6.000 bệnh nhân điều trị nội trú, hơn 6.000 bênh nhân theo dõi, quản lý ngoại trú và có hơn 48.000 lượt bệnh nhân đến thăm khám. Các bệnh nhân đến viện không như mọi người nghĩ là “Tay nhặt lá chân đá ống bơ” mà có rất nhiều biểu hiện khác, liên quan đến hệ thần kinh.

Có những người “ngáo rượu”, người nghiện, hoang tưởng, mất ngủ triền miên, stress nặng, trầm cảm… cũng đến viện để điều trị hoặc nhờ tư vấn điều trị. Thậm chí, nhiều trường hợp nhẹ đến viện, sau khi được các bác sĩ tư vấn, không cần đến viên thuốc nào, về nhà tự điều trị theo phác đồ thì một thời gian ngắn đã khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương hỏi thăm tình hình sức khỏe của bệnh nhân điều trị nội trú. Ảnh: Quách Du
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương hỏi thăm tình hình sức khỏe của bệnh nhân điều trị nội trú. Ảnh: Quách Du

Chia sẻ về nghề của mình, bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Phương (chuyên ngành Tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa) cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình, chị đã có thêm 3 năm để học bác sĩ nội trú chuyên ngành Tâm thần ở Đại học Y Hà Nội. Lý do khiến chị chọn chuyên ngành Tâm thần để theo đuổi là xuất phát từ việc có ông nội thường xuyên mắc chứng rối loạn giấc ngủ và người chú hay dùng rượu bia quá mức dẫn đến hoang tưởng, ghen tuông.

Bên cạnh đó, trước xu hướng phát triển không ngừng của xã hội, áp lực lắm đã kéo theo nhiều bệnh lý có liên quan đến tâm thần, do đó việc có các bác sĩ chuyên về tâm thần sẽ giúp cho việc tư vấn, chữa trị chuyên sâu cho người bệnh (đặc biệt cho các trường hợp mới giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện rõ ràng) được hiệu quả, rộng rãi hơn.

“Ngày nay, nói đến bác sĩ tâm thần, mọi người không còn ái ngại hoặc e dè gì nữa. Bởi thực tế cho thấy, những năm qua, nhiều người bệnh tìm đến bác sĩ tâm thần trong trạng thái hết sức bình thường. Chẳng qua, vì những áp lực cuộc sống, áp lực gia đình, áp lực sau sinh… khiến họ căng thẳng, stress nên tìm đến nhờ tư vấn, cách điều trị để sớm trở lại tình trạng cân bằng, thoải mái hơn” - bác sĩ Phương chia sẻ.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Ca sĩ Thùy Dung: Tôi vẫn dạy con, có 3 người tuyệt đối không được nói dối là mẹ, cô giáo và bác sĩ

anh trang - mi lan (thực hiện) |

Ca sĩ Thùy Dung nổi tiếng với nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn hay những bản tình lãng mạn về Hà Nội. Hiện, Thùy Dung còn là giảng viên piano tại Học viện Âm nhạc Quốc gia.

Bác sĩ Khoa cấp cứu và câu chuyện về chữ "nhẫn"

Ngọc Linh |

Cần Thơ - Bên cạnh đòi hỏi về chuyên môn, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu còn phải có tính nhẫn nại, tinh thần thép để trao đổi, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong thời điểm nguy kịch.

Tặng quà Tết cho bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần ở Khánh Hòa

Thanh Thúy- Hữu Long |

Nhiều bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần ở Khánh Hòa mùa xuân này phải đón Tết trong bệnh viện. Chia sẻ với người bệnh, những món quà Tết với ý nghĩa mang hơi ấm mùa xuân được các mạnh thường quân và Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng vàng trao tận tay bệnh nhân.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Ca sĩ Thùy Dung: Tôi vẫn dạy con, có 3 người tuyệt đối không được nói dối là mẹ, cô giáo và bác sĩ

anh trang - mi lan (thực hiện) |

Ca sĩ Thùy Dung nổi tiếng với nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn hay những bản tình lãng mạn về Hà Nội. Hiện, Thùy Dung còn là giảng viên piano tại Học viện Âm nhạc Quốc gia.

Bác sĩ Khoa cấp cứu và câu chuyện về chữ "nhẫn"

Ngọc Linh |

Cần Thơ - Bên cạnh đòi hỏi về chuyên môn, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu còn phải có tính nhẫn nại, tinh thần thép để trao đổi, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong thời điểm nguy kịch.

Tặng quà Tết cho bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần ở Khánh Hòa

Thanh Thúy- Hữu Long |

Nhiều bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần ở Khánh Hòa mùa xuân này phải đón Tết trong bệnh viện. Chia sẻ với người bệnh, những món quà Tết với ý nghĩa mang hơi ấm mùa xuân được các mạnh thường quân và Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng vàng trao tận tay bệnh nhân.