Bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân ung thư chật vật chờ xạ trị

Thùy Linh |

Máy xạ trị là “cơ hội sống” của bệnh nhân ung thư, nhưng đã nhiều tháng nay, do thiếu trầm trọng các loại máy móc thiết bị y tế, đặc biệt là máy xạ trị, nên việc điều trị của các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K (Hà Nội) trở nên khó khăn, khổ sở vô cùng. Hàng nghìn bệnh nhân ung thư đang phải chịu đựng những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và tinh thần. Tình cảnh này đã khiến các bác sĩ cũng phải bất lực.

Bệnh nhân chờ xạ trị cả đêm, máy móc chạy không ngừng nghỉ

Bệnh nhân Phạm Thị C. (ở Hải Dương) chưa lúc nào vơi lo lắng về tình hình bệnh tật của mình.

"Như hôm nay, chờ mãi để được hẹn vào xạ trị lúc 15h nhưng đến giờ gần 17h rồi mà tôi vẫn chưa được xạ. Rất nhiều bệnh nhân đã phải thức thâu đêm suốt sáng chờ xạ trị" - bà C chia sẻ.

Nhiều tháng nay, mỗi lần đi bệnh viện điều trị, phải chờ để được xạ trị, đối với bà giống như một cơn ác mộng vậy.

Đã ròng rã nhiều tháng trời điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, ông Phan Đình Thứ (53 tuổi, đến từ Đắk Lắk) quá quen với cảnh thức thâu đêm suốt sáng để được xạ trị. Lượng bệnh nhân đông, vì vậy để được xạ trị, ông Thứ phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ. Nhiều khi, được người nhà đẩy xe xuống đến nơi, sau khi chờ đợi 2 giờ đồng hồ, bác sĩ lại buồn bã chạy ra thông báo máy xạ trị gặp trục trặc.

Sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Văn Tấn (đang nằm điều trị tại Khoa Xạ 5) đã nhiều ngày nay không được tốt, phải ăn bằng xông. Để đi lại, ông Tấn cần sự giúp đỡ của người nhà. Mỗi lần đi xạ trị, phải chờ đợi lâu, mặc dù rất mệt và đau đớn, nhưng ông Tấn luôn phải tự động viên bản thân: "Mình được đi xạ trị vào ban ngày đã là tốt rồi. Thời gian trước, phải thức đêm để đi xạ trị, còn khổ hơn rất nhiều lần".

Cũng đang điều trị ung thư thực quản tại Khoa Xạ 5 - Bệnh viện K Tân Triều, cứ khoảng 2-3 giờ sáng, ông Nguyễn Đình Sân (73 tuổi - ở Lạng Sơn) lại được người nhà dìu xuống khu xạ trị để được điều trị. Suốt cả đêm, ông không thể nào ngủ được, thường thức giấc vì lúc nào trong phòng cũng có người ra, người vào để thay nhau đi xạ trị. Máy móc chạy suốt đêm để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân.

Bác sĩ bất lực vì thiếu máy móc, không thể cứu bệnh nhân

Trao đổi với phóng viên Lao Động, TS BS cao cấp Võ Văn Xuân - Trưởng khoa Xạ trị 5, Bệnh viện K - cho biết, ông và các đồng nghiệp cũng đã nhiều lần cảm thấy bất lực trước tình trạng thiếu máy móc, không có trang thiết bị, phương tiện để điều trị cho bệnh nhân. Cảm giác không cứu được bệnh nhân, như là một sự tra tấn tinh thần đối với các thầy thuốc.

"Không được điều trị kịp thời, trước hết là bệnh nhân sẽ rất đau đớn. Việc điều trị kéo dài thời gian chắc chắn cũng ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh, phải chờ xạ trị đến 1 tháng, bệnh ung thư có thể nhảy từ giai đoạn 1 lên giai đoạn 2, giai đoạn 3 lên giai đoạn 4. Vì vậy, vấn đề điều trị cho bệnh nhân ung thư, phải giải quyết càng sớm càng tốt" - bác sĩ Xuân nói.

Theo chuyên gia này, ngoài ra, việc thiếu máy móc khiến các bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, luôn đặt câu hỏi liệu mình có được điều trị sớm hay không. "Bệnh nhân có điều kiện, có thể điều trị bằng máy xạ trị liên doanh, giá dịch vụ cao hơn; dù là kỹ thuật điều trị, máy móc như nhau, nhưng các bệnh nhân nghèo thì lấy đâu ra tiền để được điều trị bằng máy đó, họ có được điều trị bằng máy do nhà nước đầu tư để giảm chi phí hay không" - bác sĩ Xuân nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, hiện nay ở cơ sở Tân Triều có 7 máy xạ trị, trong đó có 3 máy của liên doanh, 3 máy của Nhà nước đầu tư. Trong đó, 3 máy của liên doanh thì được duy tu, bảo dưỡng nhanh hơn, nhưng 3 máy xạ trị của Nhà nước đầu tư thì hiện nay có đến 2 máy đang hỏng, chỉ 1 máy đang hoạt động bình thường với công suất tối đa là 240 - 250 bệnh nhân/24 giờ (trong khi đó, các loại máy này trên thế giới chỉ xạ trị 40-50 bệnh nhân/24 giờ).

Bác sĩ Xuân cho hay: Với 5 khoa xạ trị, khoảng 2200 - 2300 bệnh nhân cần phải điều trị hàng ngày, nếu 7 chiếc máy xạ trị này hoạt động tốt thì vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu điều trị. Vì vậy, bệnh viện đang cần rất nhiều máy xạ trị.

"Các máy xạ trị do Nhà nước đầu tư đã 5-7 năm, sắp hết niên hạn và sắp không thể sử dụng nữa. Chúng tôi cần ít nhất 10 cái máy xạ trị mới đủ để điều trị cho bệnh nhân. Và nguồn vốn, chỉ có thể do Nhà nước đầu tư. Nếu Nhà nước không đầu tư thì thực sự không thể đáp ứng được điều trị" - bác sĩ Xuân nói.

Hơn nữa, theo ông, vấn đề điều trị ung thư là một vấn đề xã hội. Bệnh đã nặng, hiểm nghèo, bệnh nhân cần phải chi tiêu ít tiền nhất, để làm sao họ trở về với cuộc sống, tạm thời khống chế bệnh tật, ổn định sau điều trị. Cứu bệnh nhân ung thư, là vấn đề cần được Nhà nước và cả xã hội quan tâm, chung tay, giúp đỡ.

Bệnh viện tự chủ, người bệnh ung thư phải trả chi phí điều trị cao hơn

GS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K - cho biết: Sau 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện, Bệnh viện K đang gặp khó khăn lớn về tài chính. Các thách thức bệnh viện phải đối mặt cũng rất nhiều, như không có vốn để đầu tư, giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ, áp lực phải nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cạnh tranh với các bệnh viện tư nhân để thu hút bệnh nhân. Về phía người bệnh, họ phải trả chi phí điều trị cao hơn.

"Thực tế, dù tự chủ hay không thì bệnh nhân đến Bệnh viện K vẫn đông, hiện số bệnh nhân tăng 30-40% so với trước dịch là bệnh viện đã quá tải, tuy nhiên nguồn thu giảm 1/3 so với trước", ông Quảng nói.

Theo Giám đốc Bệnh viện K, trước đây bệnh viện có 9 máy xạ trị, nay chỉ có 5 máy hoạt động. Có máy đã hết khấu hao, nên các máy còn lại hiện hoạt động hết công suất 23-24 tiếng/ngày, bệnh nhân thức cả đêm xạ trị. Hiện nay, bệnh viện cần khoảng 10 máy xạ trị nữa, giá một máy là 130 tỉ đồng, nên để đầu tư thì cần rất nhiều tiền, bệnh viện không thể lo nổi.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng vì bệnh viện thiếu thiết bị

Thùy Linh- Minh Hà |

Hàng nghìn bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K Trung ương đang phải chịu những ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần vì thiếu máy móc, thiết bị y tế. Tình cảnh này đã khiến các bác sĩ cũng phải bất lực.

Bệnh viện K: Thiếu máy xạ trị, bệnh nhân ung thư như thiếu nguồn sống

MINH HÀ - THÙY LINH |

Hiện nay, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều có 6 máy xạ trị, trong đó có 3 máy của liên doanh, 3 máy của Nhà nước đầu tư. Trong đó, 3 máy của liên doanh thì được duy tu, bảo dưỡng nhanh hơn, nhưng 3 máy xạ trị của Nhà nước đầu tư thì hiện nay có đến 2 máy đang hỏng, chỉ 1 máy đang hoạt động bình thường với công suất tối đa là 240- 250 bệnh nhân/24 giờ, không đáp ứng được nhu cầu chữa trị của người bệnh.

Bệnh nhân ung thư đổ xô đến bệnh viện Ung Bướu Hà Nội chụp PET/CT, xạ trị

MINH HÀ |

Theo ghi nhận, trong những tháng gần đây, rất nhiều bệnh nhân ung thư từ các bệnh viện như Bạch Mai, Bệnh viện K phải di chuyển đến bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để đăng kí dịch vụ chụp PET- CT và xạ trị. Số lượng bệnh nhân lớn, máy móc lại hạn chế nên bệnh nhân phải chờ đợi từ vài ngày thậm chí có thể đến vài tuần.

Vật vã xuyên đêm đợi xạ trị - nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư

Nhóm PV |

Nhiều ngày qua, 21h30, khu xạ trị chất lượng cao, Bệnh viện K Tân Triều vẫn tấp nập người ra vào. Bên trong khu vực ghế chờ, có đến hàng trăm bệnh nhân ngồi chầu trực, canh cánh đợi chờ trong sự mệt mỏi và uể oải.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hàng nghìn bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng vì bệnh viện thiếu thiết bị

Thùy Linh- Minh Hà |

Hàng nghìn bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K Trung ương đang phải chịu những ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần vì thiếu máy móc, thiết bị y tế. Tình cảnh này đã khiến các bác sĩ cũng phải bất lực.

Bệnh viện K: Thiếu máy xạ trị, bệnh nhân ung thư như thiếu nguồn sống

MINH HÀ - THÙY LINH |

Hiện nay, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều có 6 máy xạ trị, trong đó có 3 máy của liên doanh, 3 máy của Nhà nước đầu tư. Trong đó, 3 máy của liên doanh thì được duy tu, bảo dưỡng nhanh hơn, nhưng 3 máy xạ trị của Nhà nước đầu tư thì hiện nay có đến 2 máy đang hỏng, chỉ 1 máy đang hoạt động bình thường với công suất tối đa là 240- 250 bệnh nhân/24 giờ, không đáp ứng được nhu cầu chữa trị của người bệnh.

Bệnh nhân ung thư đổ xô đến bệnh viện Ung Bướu Hà Nội chụp PET/CT, xạ trị

MINH HÀ |

Theo ghi nhận, trong những tháng gần đây, rất nhiều bệnh nhân ung thư từ các bệnh viện như Bạch Mai, Bệnh viện K phải di chuyển đến bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để đăng kí dịch vụ chụp PET- CT và xạ trị. Số lượng bệnh nhân lớn, máy móc lại hạn chế nên bệnh nhân phải chờ đợi từ vài ngày thậm chí có thể đến vài tuần.

Vật vã xuyên đêm đợi xạ trị - nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư

Nhóm PV |

Nhiều ngày qua, 21h30, khu xạ trị chất lượng cao, Bệnh viện K Tân Triều vẫn tấp nập người ra vào. Bên trong khu vực ghế chờ, có đến hàng trăm bệnh nhân ngồi chầu trực, canh cánh đợi chờ trong sự mệt mỏi và uể oải.