Ba tỉnh ĐBSCL quyết tâm trở thành Trung tâm năng lượng Quốc gia

NHẬT HỒ |

Đó không phải là lời nói suông mà trong Nghị quyết trình Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đều chọn phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng khí là bước đột phá để phát triển trong 5 năm tới.

Cho đến nay, các tỉnh đã tổ chức xong Đại hội Đảng. Điều khá bất ngờ là tại các tỉnh tưởng chừng như “thuần nông” này lại chọn năng lượng làm bước đột phá để phát triển kinh tế xã hội.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025 của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu chọn 3 khâu đột phá quan trọng. Trong đó, Bạc Liêu chọn phát triển năng lượng mà trọng tâm là năng lượng điện gió, điện mặt trời và điện khí.

Điện năng lượng mặt trời trên vuông tôm tại Bạc Liêu được gấp rút triển khai (ảnh Nhật Hồ)
Điện năng lượng mặt trời trên vuông tôm tại Bạc Liêu được gấp rút triển khai. Ảnh: Nhật Hồ

Bạc Liêu có lợi thế là cho đến nay, tỉnh này đã khởi động 12 công trình điện gió. Dự án điện năng lượng khí LNG có mức vốn đầu tư 4 tỉ USD cũng được triển khai. Bên cạnh đó, hàng loạt các dự án năng lượng mặt trời đang chạy đua với thời gian để gấp rút hoàn thành trước tháng 1 năm 2021. Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Nếu các nhà máy điện gió, điện khí, điện mặt trời đi vào hoạt động, Bạc Liêu sẽ vươn lên thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước. Tỉnh Bạc Liêu sẽ tự cân đối ngân sách địa phương mà không xin trung ương hỗ trợ”.

Tại Sóc Trăng, lần đầu tiên sau 30 năm, tỉnh này không xây dựng chỉ tiêu sản lượng lương thực, thủy sản. Thay vào đó là tỉ lệ sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm trên 80% tổng diện tích sản xuất lúa của tỉnh. Tương tự, diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản cũng không đưa vào chủ tiêu. Thay vào đó là chỉ tiêu áp dụng khoa học kỹ thuât, nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.

Cũng như Bạc Liêu, Sóc Trăng chọn điện gió, điện mặt trời để đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh 5 năm tới. Theo ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, hiện nay tỉnh đã khởi động nhiều dự án điện gió tại thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề.

Dự án Điện khí hóa lỏng LNG tại Bạc Liêu đã hoàn thành các bước thủ tục đầu tư (ảnh Nhật Hồ)
Dự án Điện khí hóa lỏng LNG tại Bạc Liêu đã hoàn thành các bước thủ tục đầu tư. Ảnh: Nhật Hồ

Trong khi đó, Cà Mau có 3 mặt giáp biển, là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước với trên 280.000ha lại vẫn ưu tiên phát triển năng lượng sạch để làm khâu đột phá phát triển kinh tế.

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phân tích: “Điện gió có khả năng phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, đem lại nguồn thu bền vững cho Cà Mau. Việc phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời không ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy tỉnh chọn năng lượng gió, năng lượng mặt trời ưu tiên phát triển”.

Ba tỉnh ở ĐBSCL này tưởng chừng như chỉ có rừng, biển, tôm, cá, đầm lầy chua mặn nay đã mạnh dạn bứt phá vươn lên trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia. Đây không còn là nước mơ nữa mà tất cả đã được đưa vào Nghị quyết để thực hiện trong những năm tới.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Nên đầu tư các lò đốt thu hồi năng lượng

Phạm Đông |

Sau khi người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tái lập chốt chặn xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn từ đêm 23.10, các đơn vị chức năng của TP.Hà Nội đã khẩn cấp lên phương án lưu trữ rác tạm thời, phân luồng rác để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên cần giải quyết dứt điểm vấn đề bãi rác Nam Sơn để không lặp lại tình trạng chặn xe chở rác.

Bạc Liêu: Gần 12.000 tỉ đồng ứng phó với biển đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu đã bố trí vốn đầu tư các công trình chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh lên đến trên 12.000 tỉ đồng. Chính việc bố trí hợp lý, xây dựng kè Gành Hào kịp thời nên tình trạng sạt lở giảm, người dân bớt khổ hơn mỗi khi đến mùa mưa bão.

Bạc Liêu: Từ bãi bồi hoang vu đến trung tâm năng lượng cả nước

NHẬT HỒ |

Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 -2025 chọn phát triển năng lượng trọng tâm là điện gió, điện khí, điện mặt trời là một trong 3 đột phá của tỉnh. Bởi, trước đó tỉnh này đã tạo “nền móng” cho sự hồi sinh trên vùng đất bãi bồi ven biển thành bệ phóng cho ngànhnăng lượng sạch.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Nên đầu tư các lò đốt thu hồi năng lượng

Phạm Đông |

Sau khi người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tái lập chốt chặn xe chở rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn từ đêm 23.10, các đơn vị chức năng của TP.Hà Nội đã khẩn cấp lên phương án lưu trữ rác tạm thời, phân luồng rác để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên cần giải quyết dứt điểm vấn đề bãi rác Nam Sơn để không lặp lại tình trạng chặn xe chở rác.

Bạc Liêu: Gần 12.000 tỉ đồng ứng phó với biển đổi khí hậu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu đã bố trí vốn đầu tư các công trình chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh lên đến trên 12.000 tỉ đồng. Chính việc bố trí hợp lý, xây dựng kè Gành Hào kịp thời nên tình trạng sạt lở giảm, người dân bớt khổ hơn mỗi khi đến mùa mưa bão.

Bạc Liêu: Từ bãi bồi hoang vu đến trung tâm năng lượng cả nước

NHẬT HỒ |

Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 -2025 chọn phát triển năng lượng trọng tâm là điện gió, điện khí, điện mặt trời là một trong 3 đột phá của tỉnh. Bởi, trước đó tỉnh này đã tạo “nền móng” cho sự hồi sinh trên vùng đất bãi bồi ven biển thành bệ phóng cho ngànhnăng lượng sạch.