Áp lực cuộc đua vào lớp 6: Cho con luyện thi bằng mọi giá

Đặng Chung - Sương Mai |

Từ khi Bộ GĐĐT cho phép các cơ sở giáo dục được tổ chức thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh lớp 6, cuộc đua của các gia đình bắt đầu căng thẳng. Để đầu tư cho con thi vào các trường THCS có tiếng, phụ huynh không tiếc tiền bạc, công sức để tìm thầy, tìm trung tâm nổi tiếng cho con ôn luyện.

Quay cuồng ôn thi

17h hằng ngày, tạm gác tất cả công việc, anh Nguyễn Quang Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại vội vã từ chỗ làm về trường để đón con. Cho con ăn tạm chiếc bánh bao, hoặc bánh mì, hộp sữa rồi 2 bố con lại tất tả lên đường đến trung tâm luyện thi. Suốt 2 tháng qua, con gái anh chưa khi nào đi học về trước 9h tối.

Đồng hành cùng con trong suốt quãng thời gian ôn thi lên lớp 6, anh Hòa cho biết, không chỉ con mà cả bố mẹ cũng chịu rất nhiều áp lực. Năm nay gia đình anh cho con thi vào Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) - một trong những trường có “tỉ lệ chọi” cao nhất nhì thủ đô. Hàng nghìn hồ sơ đăng ký nhưng chỉ tuyển 100 em.

Mong muốn con đỗ được vào trường, nên anh đã cấp tốc cho con ôn luyện 3 môn Toán, Tiếng Việt và Ngoại Ngữ từ rất sớm.

Điển hình như môn Toán, tôi tìm được một thầy giáo có tiếng ở khu vực Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hôm đầu tiên đến lớp luyện thi, cháu phải làm bài kiểm tra đánh giá năng lực để phân chia lớp theo các cấp độ A, B, C, D. Những học sinh có năng lực tốt nhất sẽ được xếp vào lớp A.

Trong quá trình học, thầy sẽ luôn kiểm tra. Những học sinh lớp khác tiến bộ sẽ được vào lớp A và những học sinh lớp A sẽ phải học rất nỗ lực để trụ lại lớp hoặc nếu thụt lùi sẽ bị chuyển xuống lớp dưới.

Bình thường mỗi tuần con sẽ được học 2 buổi với mức học phí 200.000 đồng/buổi. Nhưng hiện tại gần đến ngày thi, phải luyện thêm đề nên số buổi học sẽ tăng thêm theo sự điều chỉnh của thầy”, anh Hòa thông tin.

“Chạy đua” về thời gian và kinh tế

2 năm qua, Bộ GĐĐT cho phép các cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu, được phép tổ chức thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh lớp 6.  Nếu trước đây, các trường THCS chỉ được phép xét tuyển đã xảy ra nhiều bất cập như việc “đua” luyện giải thưởng phụ để được ưu tiên. Còn bây giờ, để chuẩn bị cho các kỳ thi, khó tránh việc vì tâm lý lo lắng, áp lực mà cha mẹ “chạy đua” cho con đến lò luyện.

Tại Hà Nội, tuyển sinh lớp 6 “nóng” ở các Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ), THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đoàn Thị Điểm... Còn ở TPHCM, cuộc đua vào trường Trần Đại Nghĩa cũng rất căng thẳng, bởi đây là trường duy nhất được tổ chức thi tuyển vào lớp 6 và có tỉ lệ chọi rất cao (khoảng 1/10).

Đây không chỉ là cuộc chạy đua về năng lực mà còn là một cuộc chạy đua về kinh tế. Vì không phải cha mẹ nào cũng có thu nhập đủ để gánh khoản chi phí cho con đi học thêm.

Theo chia sẻ của các phụ huynh trên, mức học phí cho con luyện thi ở trung tâm dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/buổi. Như vậy, mỗi một tháng ôn thi 3 môn Toán, Tiếng Việt và Ngoại ngữ, phụ huynh phải chi trả gần 5 triệu đồng. Đó là chưa kể học phí trên lớp, chi phí tài liệu ôn thi và các khoản phí khác. Đối với những gia đình cho con ôn luyện từ sớm, việc học thêm kéo dài trong nhiều tháng thì số tiền đã lên đến hàng chục triệu đồng.

Căng thẳng “đua” theo trường ngoài công lập

Cuộc đua vào lớp 6 không chỉ căng thẳng ở các trường công lập có tiếng, trường chất lượng cao, mà khối trường ngoài công lập cũng “nóng”. Các Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Lương Thế Vinh, Trường Marie Curie, Đoàn Thị Điểm, Ngôi Sao Hà Nội, Liên cấp Nguyễn Siêu... đều tổ chức thi đánh giá năng lực vào lớp 6.

Trong đó, Trường Ngôi Sao Hà Nội, Liên cấp Nguyễn Siêu đã tổ chức thi từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Các trường còn lại dự kiến thi vào đầu tháng 7. Học sinh dự thi phải làm bài khảo sát năng lực các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Để tăng cơ hội cho con, phụ huynh thường nộp hồ sơ vào nhiều trường, cho con thi ở nhiều nơi, chấp nhận tốn kém thêm chi phí. Tuy nhiên, mới đây chị Đỗ Thị Lan (quận Cầu Giấy, Hà Nội) rơi vào tình thế tréo ngoe khi buộc phải lựa chọn.

“Con tôi thi đỗ vào Trường Ngôi Sao Hà Nội. Trường thông báo ngày 15.6 là hạn cuối nộp hồ sơ, cùng số tiền lên đến 16,5 triệu đồng, gồm rất nhiều khoản. Trong khi ngày 16.6, một số trường ngoài công lập khác mới công bố điểm thi, danh sách thí sinh đỗ, trong đó có trường con rất muốn vào học.

Đến 16h30 tôi vẫn băn khoăn đứng ở Trường Ngôi Sao Hà Nội không biết nên nộp hồ sơ, hay chờ đợi đến hôm sau. Rồi lo lắng các trường còn lại không đỗ sẽ lỡ cơ hội của con” - chị Lan nhớ lại và cho biết cuối cùng chị chọn cách nộp hồ sơ vào trường, rồi chấp nhận mất khoản phí đặt cọc để rút hồ sơ vì con cũng đỗ vào trường có nguyện vọng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Rà soát kỹ, không chủ quan

Sáng 16.6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã họp với Bộ GDĐT rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có 2 điểm dư luận xã hội, cũng như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tổ chức theo Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đòi hỏi kỳ thi bớt tính “đánh đố” nhưng đảm bảo sự phân hoá và độ tin cậy cho các trường đại học tham khảo để tuyển sinh. Thứ hai là kỳ thi năm nay, phù hợp với lộ trình đổi mới thi, song song với tinh thần phòng, chống dịch bệnh, khâu tổ chức được giao cho địa phương. Khi giao cho địa phương thì tính trung thực, khách quan, công bằng phải được đảm bảo. Vì vậy, trên tinh thần thảo luận hôm nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có một chỉ thị cụ thể, trên tinh thần, Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ GDĐT chịu trách nhiệm chung về kỳ thi, trực tiếp chỉ đạo các khâu thuộc trách nhiệm của Bộ, trong đó đặc biệt lưu ý tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Ở địa phương giao trách nhiệm cho UBND tỉnh, thành phố, trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi trên địa bàn; thực hiện đúng, nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT. Q.T

Đặng Chung - Sương Mai
TIN LIÊN QUAN

Tỉ lệ chọi lớp 6 Hà Nội cao chót vót: Cuộc đua hay “cuộc chơi”?

Linh Chi - Trung Kiên - Nhật Huy |

Cuộc chạy đua chuyển cấp ngày càng khốc liệt hơn khi áp lực đè nặng lên với cả các em học sinh chập chững bước chân vào bậc THCS. Ở thời điểm hiện tại, dự kiến tỉ lệ chọi vào lớp 6 Hà Nội năm nay ở mức cao, thậm chí có những trường dự kiến tỉ lệ ở mức 1 chọi 20. Khác với tâm lý của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô cho rằng việc thi vào lớp 6 chỉ là một “cuộc chơi” thoải mái chứ không nên xem đó là một cuộc đua.

Giáo dục 24/7: Tỷ lệ chọi vào lớp 6 các trường tư 'hot' nhất ở Hà Nội

Thảo Anh - Đức Thiện - Nhật Huy |

Vinh (Nghệ An) tuyển giáo viên không quá 30 tuổi: Nhiều ý kiến phản đối; Cuộc đua thi vào lớp 6 các trường tư 'hot' nhất ở Hà Nội với tỷ lệ chọi rất cao;  Từ hôm nay thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT... sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 15.6 của Báo Lao Động.

Thi vào lớp 6: Những chủ điểm quan trọng và bài tập vận dụng môn Toán

HUYÊN NGUYỄN |

Thi tuyển sinh đầu cấp vào lớp 6 ở các trường THCS top đầu được cho là gay go, căng thẳng hơn cả thi đại học. Chính vì thế, học sinh cần nắm được những chủ điểm quan trọng và các dạng bài tập để có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Tỉ lệ chọi lớp 6 Hà Nội cao chót vót: Cuộc đua hay “cuộc chơi”?

Linh Chi - Trung Kiên - Nhật Huy |

Cuộc chạy đua chuyển cấp ngày càng khốc liệt hơn khi áp lực đè nặng lên với cả các em học sinh chập chững bước chân vào bậc THCS. Ở thời điểm hiện tại, dự kiến tỉ lệ chọi vào lớp 6 Hà Nội năm nay ở mức cao, thậm chí có những trường dự kiến tỉ lệ ở mức 1 chọi 20. Khác với tâm lý của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô cho rằng việc thi vào lớp 6 chỉ là một “cuộc chơi” thoải mái chứ không nên xem đó là một cuộc đua.

Giáo dục 24/7: Tỷ lệ chọi vào lớp 6 các trường tư 'hot' nhất ở Hà Nội

Thảo Anh - Đức Thiện - Nhật Huy |

Vinh (Nghệ An) tuyển giáo viên không quá 30 tuổi: Nhiều ý kiến phản đối; Cuộc đua thi vào lớp 6 các trường tư 'hot' nhất ở Hà Nội với tỷ lệ chọi rất cao;  Từ hôm nay thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT... sẽ là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong Bản tin Giáo dục 24/7 ngày 15.6 của Báo Lao Động.

Thi vào lớp 6: Những chủ điểm quan trọng và bài tập vận dụng môn Toán

HUYÊN NGUYỄN |

Thi tuyển sinh đầu cấp vào lớp 6 ở các trường THCS top đầu được cho là gay go, căng thẳng hơn cả thi đại học. Chính vì thế, học sinh cần nắm được những chủ điểm quan trọng và các dạng bài tập để có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra.