Áp dụng hộ chiếu vaccine: Quản lý chặt, lường trước các nguy cơ

Thùy Linh |

Việc triển khai "hộ chiếu vaccine" ở nước ta đến nay vẫn chưa được thống nhất vì phải xem xét cẩn trọng từng phương án, lường trước các vấn đề có thể xảy ra.

Quan trọng: Hiệu lực của vaccine

Hộ chiếu vaccine là giấy chứng nhận cho một người đã tiêm đủ số mũi vaccine phòng, chống COVID-19 hai mũi theo đúng quy định của nhà sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện, Bộ Y tế cùng nhiều cơ quan đang tìm hiểu thông tin và đang xây dựng các phương án, thí dụ áp dụng hộ chiếu vaccine cho người từ quốc gia nào về, cách ly như thế nào...

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 mới đây, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án thực hiện hộ chiếu vaccine. Nhóm đối tượng thứ nhất là người Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài, trong điều kiện đã tiêm vaccine thì về nước. Nhóm đối tượng thứ hai là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh. Nhóm đối tượng thứ ba là khách du lịch quốc tế. Hướng ban đầu là du khách từ các nước kiểm soát tốt dịch bệnh, đã triển khai tiêm vaccine đạt miễn dịch cộng đồng và nơi đến là những khu du lịch, nghỉ dưỡng quản lý, kiểm soát được người vào đã an toàn, có quy định kiểm soát đi lại, tiếp xúc trong nước.

Theo TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn đang làm việc với các bộ, ngành để đưa ra phương án triển khai hộ chiếu vaccine tại Việt Nam.

"Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo áp dụng hộ chiếu vaccine tại thời điểm này. Trên thế giới mới có Singapore đang áp dụng, nhưng chỉ thí điểm trên phạm vi rất hẹp, vừa tham khảo, vừa thăm dò. Một số quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản... cũng mới đưa ra vấn đề áp dụng hộ chiếu vaccine"- TS Đặng Quang Tấn cho hay.

Theo khuyến cáo của WHO, có một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hộ chiếu vaccine. Thứ nhất, đối với những người được tiêm vaccine, vaccine chỉ có tác dụng làm giảm, hạn chế tỉ lệ trầm trọng trong trường hợp họ mắc COVID-19, còn liên quan đến việc di chuyển thế nào cũng chưa được khuyến cáo. Do đó, khi áp dụng hộ chiếu vaccine, chúng ta cần phải lưu ý, xem xét và phải có những thông tin hết sức đầy đủ để áp dụng, triển khai bảo đảm hiệu quả, an toàn.

Thứ hai, theo TS Tấn, vấn đề hiệu lực vaccine rất quan trọng, hiện có nhiều vaccine lưu hành trên thế giới và nhiều quốc gia sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau như: AstraZeneca, Pfizer, Moderna… với hiệu quả bảo vệ cao, thấp khác nhau. Vấn đề đặt ra, chúng ta sẽ chấp nhận vaccine nào, các quốc gia khác chấp nhận vaccine nào? Với vaccine hiệu lực thấp, vẫn còn phần trăm còn lại chưa có tác dụng, những người rơi vào phần trăm này đã được tiêm vaccine này sẽ như thế nào. Điều này cần phải tìm hiểu thêm thông tin.

Thứ ba, nhiều quốc gia có tỉ lệ mắc cao, tỉ lệ tiêm phòng cao thì đương nhiên miễn dịch cộng đồng của họ cao hơn. "Hiện tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam chưa đạt yêu cầu do khan hiếm vaccine và nhiều lý do khác. Vì vậy, miễn dịch cộng đồng của người dân Việt Nam rất thấp. Nếu triển khai hộ chiếu vaccine, chúng ta không quản lý chặt với người đã được tiêm vaccine vào Việt Nam, có thể làm lây nhiễm virus ra cộng đồng, nguy cơ không kiểm soát được" - ông Tấn nhấn mạnh.

Thứ tư, việc triển khai hộ chiếu vaccine cũng phải được xem xét triển khai áp dụng với quốc gia nào, áp dụng với các nước có quan hệ đa phương, song phương hay đồng thuận giữa các quốc gia, áp dụng với vaccine nào và cách đi lại ra sao.

“Bước đầu chúng tôi thống nhất, những người được tiêm vaccine đủ theo khuyến cáo nhà sản xuất, nhà chuyên môn, trước tiên có thể được giảm thời gian cách ly. Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất của cơ quan tham mưu chúng tôi, vẫn phải chờ quyết định của lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”- Cục trưởng Đặng Quang Tấn nói.

Nếu không quản lý chặt, có thể làm lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng

Theo các chuyên gia, đến nay, có nhiều lý do mà Việt Nam chưa cấp "hộ chiếu vaccine". Bộ Y tế vẫn đang bàn thảo các phương án áp dụng "hộ chiếu vaccine". Quan trọng là lường trước các nguy cơ có thể xảy ra, từ đó đưa ra những phương án đối phó cụ thể.

Vấn đề triển khai hộ chiếu vaccine sẽ hỗ trợ từng bước việc mở lại đường bay thương mại quốc tế cần có sự kiểm soát, đồng thời tạo điều kiện các chuyên gia vào Việt Nam để giúp chúng ta phát triển kinh tế. Tuy nhiên cũng không phải là một sớm một chiều, cần có sự trao đổi, thảo luận chặt chẽ.

Trao đổi về vấn đề này, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho rằng, Việt Nam là quốc gia “sạch” do kiểm soát tốt dịch và hiện tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam chưa đạt yêu cầu, miễn dịch cộng đồng rất thấp. Vì vậy, nếu không quản lý chặt khi triển khai hộ chiếu vaccine, có thể làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng, nguy cơ không kiểm soát được dịch bệnh là rất lớn.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) - cho biết, chúng ta nên làm thấu đáo giữa hai việc không để dịch COVID-19 lây lan ra cộng đồng và phát triển kinh tế.

Ông Phu cho rằng, trước mắt nước ta có thể áp dụng mô hình du lịch ít tiếp xúc. Tất cả những người có hộ chiếu vaccine, kể cả người Việt Nam ra người nước ngoài đều có thể đi đến mô hình du lịch mà ở khu vực đó có tỉ lệ tiêm vaccine cao, đồng thời cho những người có “hộ chiếu vaccine" đến đó. Điều này, ngành Du lịch và Y tế phải có sự thống nhất.

Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị các kịch bản, kế hoạch cho việc sử dụng hộ chiếu vaccine trong tương lai. Những phương án này đang được bàn thảo rất kỹ vì chúng ta phải cân bằng lợi ích và nguy cơ.

Có thể không đợi hướng dẫn chính thức của WHO

Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng TS Đặng Quang Tấn, hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu các quốc gia trên thế giới áp dụng như thế nào để đưa ra một số mô hình, thử nghiệm tại các khu vực nhỏ như sân golf hoặc khu du lịch nhỏ. Hiện Ban Chỉ đạo giao cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra phương án đề xuất phối hợp cơ quan chuyên môn khác cùng xây dựng. Ông Tấn cho hay, việc triển khai hộ chiếu vaccine có thể không đợi hướng dẫn chính thức của WHO, nhưng còn phải tham khảo nhiều.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

WHO phản đối sử dụng hộ chiếu vaccine để đi lại

Song Minh |

WHO thẳng thừng từ chối việc sử dụng hộ chiếu vaccine để đi lại do lo ngại vaccine không ngăn được sự lây lan của virus.

Cách ly "hộ chiếu vaccine" 7 ngày, thận trọng nhưng phải mở cửa để làm ăn

Lê Thanh Phong |

Những người đã tiêm vaccine - theo cách nói của thời COVID-19 là "hộ chiếu vaccine" - muốn vào Việt Nam, họ sẽ rất ngại vì phải bị cách ly 14 ngày.

Hộ chiếu vaccine: Có thể có khó khăn và rủi ro, phải bàn thảo thật kỹ càng

Thùy Linh |

Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam đều bày tỏ kỳ vọng vào giải pháp “hộ chiếu vaccine” để có thể khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ trong thời gian sớm nhất. Nhiều người lo ngại việc đẩy nhanh áp dụng "hộ chiếu vaccine" có phải là phương án an toàn hay không, khi mà tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

WHO phản đối sử dụng hộ chiếu vaccine để đi lại

Song Minh |

WHO thẳng thừng từ chối việc sử dụng hộ chiếu vaccine để đi lại do lo ngại vaccine không ngăn được sự lây lan của virus.

Cách ly "hộ chiếu vaccine" 7 ngày, thận trọng nhưng phải mở cửa để làm ăn

Lê Thanh Phong |

Những người đã tiêm vaccine - theo cách nói của thời COVID-19 là "hộ chiếu vaccine" - muốn vào Việt Nam, họ sẽ rất ngại vì phải bị cách ly 14 ngày.

Hộ chiếu vaccine: Có thể có khó khăn và rủi ro, phải bàn thảo thật kỹ càng

Thùy Linh |

Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam đều bày tỏ kỳ vọng vào giải pháp “hộ chiếu vaccine” để có thể khôi phục lại các đường bay quốc tế thường lệ trong thời gian sớm nhất. Nhiều người lo ngại việc đẩy nhanh áp dụng "hộ chiếu vaccine" có phải là phương án an toàn hay không, khi mà tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp?