Ấn tượng từ một cảng hàng không non trẻ!

Cao Ngọ |

Kể từ sau chuyến công tác năm ấy, tôi được đi máy bay khá nhiều, nhất là bay đến các cảng hàng không nội địa nên tôi “mê” hàng không và cứ mong ngóng sao Thanh Hóa quê tôi có cảng hàng không dân dụng.

Từ mong ước một sân bay dân dụng...

Tháng 6.1989, tôi, được tham gia đoàn công tác của T.Ư Đoàn (6 người) do Anh hùng Trịnh Tố Tâm - Bí thư T.Ư Đoàn dẫn đầu đi công tác một số nước Đông Nam Á.

Ngày 9.6 khi yên vị trên chiếc máy bay Tu 134 của Liên Xô ở sân bay Nội Bài, lòng tôi cồn cào mong máy bay cất cánh. Với bản tính tò mò, hay quan sát, ngó ngược, ngó xuôi thấy máy bay không lớn chỉ chở được khoảng 60-70 người, ghế ngồi có cái đã xộc xệch. Chưa có cái gì để so sánh nên thấy đời mình được như thế này là “oách” lắm rồi. Khi nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn xe con khoảng 5 - 6 cái chạy thẳng vào chỗ máy bay đậu. Một lát sau có mấy người lên máy bay, nhìn kỹ, tôi nhận ra Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Cụ Thạch và mấy người đi cùng được bố trí ngồi mấy hàng ghế đầu và có tấm vải thường gọi là ri-đô kéo che lại, như bây giờ hay gọi là khoang VIP! Ít phút sau máy bay cất cánh nhằm sân bay Don Mueang (Thái Lan) trực chỉ!

Kể từ sau chuyến công tác năm ấy, tôi được đi máy bay khá nhiều, nhất là bay đến các cảng hàng không nội địa nên tôi “mê” hàng không và cứ mong ngóng sao Thanh Hóa quê tôi có cảng hàng không dân dụng.

Bản tính hay quan sát, nghe ngóng và có phần “ thọc mạch”, nên nghe thông tin tỉnh Thanh Hóa có ý định làm sân bay, tôi liền dành thời gian tìm hiểu và biết ý định ban đầu Thanh Hóa sẽ chọn huyện Tĩnh Gia hoặc Quảng Xương để xây dựng. Nhưng, điều không ai nghĩ tới lại được địa phương này tiến hành thương thảo với Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không không quân ủng hộ phương án xin phép sử dụng một phần sân bay quân sự Sao Vàng vào hoạt động thương mại.

Tình nghĩa, mà trên hết là “quân với dân một ý chí” từ trong chiến tranh lại được nhân lên trong công cuộc dựng xây quê hương đất nước.

Những ngày đầu xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân. Ảnh: T.L
Những ngày đầu xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân. Ảnh: T.L

Cuối năm 2011-2012, cùng với việc chỉ đạo mọi mặt công tác của tỉnh, lãnh đạo Thanh Hóa cùng với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tập trung cao độ cho việc ra đời Cảng hàng không Thọ Xuân. Quân chủng Phòng không không quân, Sư đoàn không quân 371 mà trực tiếp Trung đoàn không quân 923 dành dãy nhà làm việc của bộ đội thông tin sân bay quân sự Sao Vàng để Thanh Hóa cải tạo làm nhà ga của cảng. Kinh phí eo hẹp nhưng Thanh Hóa vẫn dành 100 tỉ đồng mở đoạn đường (gần 3 km) nối từ nhà ga ra QL 47 thuận tiện cho các phương tiện giao thông hoạt động đưa đón khách và hàng hóa. Được ACV hết sức quan tâm điều ê kíp lãnh đạo cùng nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào chi viện…

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, tất cả mọi điều kiện từ mặt đất, đến bầu trời đã sẵn sàng cho ngày 5.2.2013 đón chuyến bay khai trương từ thành phố mang tên Bác về Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hoá.

... đến sự vươn lên mạnh mẽ của sân bay non trẻ

Ngày khai trương, từ lãnh đạo cao nhất của Thanh Hóa đến đông đảo người dân vùng Sao Vàng - Thọ Xuân hồi hộp chờ đợi. Hơn 12h, trời rất đẹp, tôi đứng cạnh Lê Trần Hùng - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài kiêm Giám đốc Cảng hàng không Thọ Xuân, ông không nói gì, khuôn mặt căng thẳng mắt chăm chăm nhìn về hướng Đông.

Bỗng Lê Trần Hùng reo lên "Kia rồi, kia rồi!"… Tôi nhìn theo chẳng thấy gì! Có lẽ nhiều năm trong nghề với kinh nghiệm "đầy người”, ông đã phát hiện ra một chấm sáng trên bầu trời đang chuyển động chính là chuyến bay khai trương đang bay về Cảng hàng không Thọ Xuân. Một lát sau máy bay hiện dần và hạ độ cao tiếp đất. Chỉ đến khi máy bay hạ cánh xuống đường băng, lăn bánh vào sân đỗ an toàn trong tiếng hò reo không ngớt, tôi mới nhìn thấy chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines.

 
Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá (giữa) đón những hành khách đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh về Thanh Hoá. Ảnh: TL

Từ chuyến bay khai trương an toàn tuyệt đối và có lẽ nhận ra Cảng hàng không Thọ Xuân còn rất nhiều khó khăn nên Bộ GTVT giao kế hoạch hoạt động đưa đón khách, hàng hóa cho cảng này rất khiêm tốn. Kế hoạch giao: Từ ngày 5.2.2013 (ngày khai trương) đến hết năm 2020 (trên dưới 7 năm) phải đạt cho được 330.000 lượt hành khách qua cảng.

Thế nhưng, điều làm cho mọi người, nhất là những cán bộ, nhân viên trong ngành hàng không bất ngờ đến ngạc nhiên và sửng sốt. Ngày 6.8.2015 (hơn 2 năm hoạt động), Cảng hàng không Thọ Xuân đã cán đích vận chuyển đạt 330.000 lượt hành khách, về trước kế hoạch trên giao 5 năm.

 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Anh Tuấn (nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, trái ảnh) cùng ông Trần Sĩ Hiến - Phó Giám đốc, nay là Giám đốc Cảng hàng không Thọ Xuân tặng quà cho hành khách thứ 330.000. Ảnh: Cao Ngọ

Liên tục từ đó cho đến hôm nay, năm nào Cảng hàng không Thọ Xuân cũng tăng trưởng rất ấn tượng. Năm 2013 có 90.929 lượt khách qua cảng; năm 2014 có 163.270 lượt khách; năm 2016 đạt 810.000 lượt; năm 2018 có 885.760 lượt khách qua cảng. Từ ngày 1.1.2019 đến ngày 10.10.2019, đã có 821.874 lượt hành khách qua Cảng hàng không Thọ Xuân. Rất có thể kết thúc năm kế hoạch 2019 cảng này sẽ cán đích 1.000.000 lượt hành khách qua cảng.

Thấy được sự tăng trưởng ngoạn mục và tương lai tốt đẹp của Cảng hàng không Thọ Xuân nên Bộ GT-VT,  ACV, cũng như tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư. Từ ban đầu cơ sở vật chất tuềnh toàng đến nay khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân được đầu tư đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ Nhà ga hành khách có thiết kế 1,5 cao trình, diện tích 5.500m2 phục vụ 600.000 hành khách cao điểm có thể đáp ứng 1.200.000 hành khách/năm; nhà M&E diện tích 1.000m2 cung cấp nguồn nước sạch; hạ tầng khu bay bao gồm 1 đường hạ cất cánh (kích thước 3.200m x 50m PCN = 58 R/B/X/T, bằng bê tông xi măng đạt cấp 4C ); sân đỗ máy bay đủ cho 6 tàu bay (A320/321) cùng đậu; khu phục vụ hàng hóa diện tích 600m2 trong đó có nhà kho và khu vực soi chiếu; khu vực đỗ ô tô 25.000m2; trạm nguồn cung cấp điện dự phòng, điện lưới cho các hệ thống khu bay như ILS/DME; hệ thống quan trắc khí tượng tự động ( AWOS); hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS/DME và hệ thống đèn tín hiệu, biển báo; đài kiểm soát không lưu… tất cả các công trình, hạng mục được đầu tư mới, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đã đi vào hoạt động phát huy tác dụng và có hiệu quả cao.

Cảng hàng không Thọ Xuân hôm nay. Ảnh: Cao Ngọ
Cảng hàng không Thọ Xuân hôm nay. Ảnh: Cao Ngọ.

Chính sự phát triển nhanh, tăng trưởng ấn tượng và nhìn thấy tương lai tốt đẹp của Cảng hàng không Thọ Xuân cũng như tỉnh Thanh Hóa trong sự phát triển kinh tế nói chung, hàng không dân dụng nói riêng mà ngày 25.9.2018, Bộ GTVT đã có văn bản chính thức đồng ý nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế. Còn Thanh Hóa cũng đã nhận ra điều cần thiết tạo nên 1 cực phát triển mới cho địa phương mình. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý để một tập đoàn kinh tế khảo sát lập quy hoạch Khu phức hợp dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao đẳng cấp và đồng bộ qui mô lớn (3.069 ha) quanh khu vực Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân…

Có thể nói, ở vùng đất Lam Sơn - Sao Vàng lịch sử, nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Vùng đất mà trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 10.000 TNXP không sợ hy sinh gian khổ cùng với bộ đội xây dựng lên sân bay quân sự Sao Vàng, tiền thân của Căn cứ không quân chiến lược Sao Vàng ngày nay. Chính căn cứ không quân chiến lược này đã, đang và sẽ mãi mãi cùng với Cảng hàng không Thọ Xuân non trẻ, tuy “hai mà một” tiếp tục làm tốt nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ vùng trời vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của tổ quốc cũng như góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa nói riêng đất nước Việt Nam nói chung ngày càng phát triển.

 

Đài kiểm soát không lưu Thọ Xuân có cabin 65m2 là cabin đài kiểm soát không lưu địa phương lớn nhất hiện nay. Ảnh: Cao Ngọ.

Thời “hoa lửa”, quân với dân một ý chí được thể hiện sinh động trong việc hơn 1 vạn TNXP Thanh Hóa cùng quân đội  xây dựng sân bay quân sự Sao Vàng. Và, truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hôm nay, khi Cảng hàng không Thọ Xuân em út trong 22 cảng hàng không của đất nước có sự tăng trưởng rất ấn tượng…

Cao Ngọ

Cao Ngọ
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hoá - thành phố tôi yêu

Lê Thị Thu Thanh |

Về thành phố (TP) Thanh Hoá những ngày này đâu đâu cũng thấy băng rôn, panô áp phích rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 990 năm “Danh xưng Thanh Hóa” với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Công trình quả cảm của người Thanh Hoá

Cao Ngọ |

Công trình xây dựng sân bay quân sự Sao Vàng là dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng. Công trình đó mãi mãi trường tồn cùng đất nước không thể lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam nhất là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa!

Giải mã mật danh “công trường 101”

Cao Ngọ |

Chỉ trong vòng 10 ngày , 10.000 thanh niên xung phong (TNXP) đã được tuyển chọn, họ náo nức nhận nhiệm vụ, ai ai cũng tưởng đi B chiến đấu, tuyệt nhiên không một ai nghĩ mình đi xây dựng sân bay.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Thanh Hoá - thành phố tôi yêu

Lê Thị Thu Thanh |

Về thành phố (TP) Thanh Hoá những ngày này đâu đâu cũng thấy băng rôn, panô áp phích rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 990 năm “Danh xưng Thanh Hóa” với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Công trình quả cảm của người Thanh Hoá

Cao Ngọ |

Công trình xây dựng sân bay quân sự Sao Vàng là dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung, quân dân Thanh Hóa nói riêng. Công trình đó mãi mãi trường tồn cùng đất nước không thể lãng quên trong mỗi người dân Việt Nam nhất là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa!

Giải mã mật danh “công trường 101”

Cao Ngọ |

Chỉ trong vòng 10 ngày , 10.000 thanh niên xung phong (TNXP) đã được tuyển chọn, họ náo nức nhận nhiệm vụ, ai ai cũng tưởng đi B chiến đấu, tuyệt nhiên không một ai nghĩ mình đi xây dựng sân bay.