Ăn thịt thú rừng, con người có thể đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp

Nhóm PV |

Trong loạt bài “Máu thú rừng vẫn chảy” mà Lao Động vừa đăng tải, có thể thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn thịt thú rừng, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Không ít người cho rằng thịt động vật hoang dã có thể bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Liệu động vật hoang dã có những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe hay không, có thể giúp con người chữa bệnh hay không?

Phóng viên đã gửi những thắc mắc này đến chuyên gia y tế, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam để tìm câu trả lời.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng: Sở dĩ, vẫn còn tình trạng thú rừng đang bị tàn sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, một phần là do tại Việt Nam có nhu cầu cao trong sử dụng động vật hoang dã như làm thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền; làm thực phẩm xa xỉ, làm quà tặng và làm thú cưng. Hiện nay, sản phẩm được săn lùng nhiều hơn cả để chữa bệnh là mật gấu, vảy tê tê, sừng tê giác, cao hổ...

Thế nhưng, trong thực tế, hiện chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng dược lý trong điều trị bệnh của động vật hoang dã, chưa khẳng định động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh. Mật gấu hay vảy tê còn có thể gây nguy hiểm cho con người; vảy tê tê có thể gây ung thư; sừng tê giác cũng chỉ có cấu tạo như móng tay người... Chúng đều không phải là thần dược.

"Không những thế, động vật hoang dã có thể lây nhiễm nhiều dịch bệnh cho con người, gây ra những hậu quả khủng khiếp. Thực tế là điều này đã xảy ra"- TS Trương Hồng Sơn nói.

Theo WHO, Việt Nam được xác định là một trong những "điểm nóng" toàn cầu, có nguy cơ cao xuất hiện các tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã.

Theo thống kê trong 30 năm trở lại đây, hơn 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, hai phần ba trong số này từ động vật hoang dã.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra 46 virus có khả năng lây truyền giữa người và động vật, có 26 virus mới chưa từng được phát hiện trước đó.

Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động
Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động

TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Thế giới đã ghi nhận khoảng 200 bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người với nhiều tác nhân khác nhau. Trong đó, có những bệnh trở thành đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 200 bệnh này, có 15 bệnh nguy hiểm thường gặp, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân, có thể kể đến một số bệnh như:

Bệnh dại lây qua nước bọt của con vật bị nhiễm bệnh cắn như chó, dơi, khỉ.

Bệnh than từ các loài động vật ăn cỏ như dê, lạc đà, ngựa

Bệnh dịch hạch ở chuột và một số loại thú gặm nhấm

Bệnh viêm não có nguồn gốc từ một số loại thú gặm nhấm

Cúm gia cầm, nhiễm liên cầu từ lợn

Các dịch bệnh đã khiến con người "lao đao" như SARS, MERS hay gần đây nhất chính là đại dịch COVID-19...

Các loại virus, kí sinh trùng gây bệnh được phát hiện trên cả động vật và người, đặc biệt là các virus được phát hiện có trên nhiều loài động vật hoang dã khác nhau (cầy, tê tê, nhím, dúi, chuột, gà rừng, loài linh trưởng...) ở tại các mắt xích của chuỗi cung ứng động vật hoang dã như: các điểm thu thập phân dơi làm phân bón; cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; khu vực chợ/ nhà hàng/điểm buôn bán động vật sống và động vật hoang dã tịch thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật.

Hàng loạt những đợt bùng dịch nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), có nguồn gốc từ cầy hương; Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), có nguồn gốc từ lạc đà; hay dịch bệnh EBOLA, COVID-19; bệnh đậu mùa ở khỉ đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và lây truyền từ động vật sang người.

Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động
Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động

TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Lúc đầu khi mầm bệnh từ động vật sang người gây ra đại dịch, dịch bệnh. Khi thích ứng với cơ thể con người các mầm bệnh này có thể hình thành các bệnh lưu hành hàng năm. Nếu như chúng ta còn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ, ăn động vật hoang dã, có thể phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới.

"Người dân cần nhận thức rõ về tác hại, rủi ro về sức khỏe do bệnh lây truyền cũng như rủi ro về pháp lý để hạn chế và tiến tới loại bỏ việc tiêu thụ động vật hoang dã, sản phẩm và bộ phận của động vật hoang dã. Đồng thời, cần thay thế và tăng cường sử dụng các vị thuốc dược liệu, cây thuốc thay thế các sản phẩm từ động vật hoang dã" - TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Vừa qua, Báo Lao Động vừa đăng tải loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy”. Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, trong suốt thời gian qua, nhiều đối tượng thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk đã ngang nhiên săn bắt, thu mua, buôn bán, vận chuyển trái phép nhiều loại động vật hoang dã.

Siêu lợi nhuận kiếm được từ các thực khách nhậu thịt thú rừng, sự tinh vi và hiện đại của công nghệ săn bắt… đã khiến nhiều loài thú rơi vào một cuộc truy sát trên diện rộng. Những cuộc bủa vây không lối thoát khiến các loài thú quý, hiếm, được bảo vệ trong “Sách đỏ” có nguy cơ rơi vào bờ vực của sự tuyệt chủng.

Tuyến bài của Lao Động muốn góp tiếng nói tâm huyết để bảo vệ các loài thú quý hiếm; vạch trần các hành vi sai phạm để giữ gìn được các loài động vật hoang dã, trước khi quá muộn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Máu thú rừng vẫn chảy: Cục Kiểm lâm vào cuộc theo điều tra của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.

Đấu giá lại thành công 128 lô đất vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán

TRUNG DU |

Thái Bình - Sau một số lần tổ chức đấu giá không thành trong hơn 3 năm qua, khu đất gồm 128 lô đất vàng ở phường Trần Lãm, TP Thái Bình mà vợ chồng Đường Nhuệ từng rao bán trước khi bị bắt đã tìm được chủ nhân mới.

Khó ngăn chặn hành vi săn bắt thú rừng ở Tây Nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong các hành vi xâm hại đến rừng thì hành vi săn bắt thú rừng là khó ngăn chặn nhất. Tuy vậy, các chủ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn... "thú tặc" săn bắt thú rừng để đưa lên bàn nhậu.

Tin 20h: Rầm rộ môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng

HUYỀN TRANG |

Tin 20h ngày 14.4: Tinh vi cách thức môi giới cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc tại Hải Phòng; Lực lượng Cảnh sát cơ động phải tinh nhuệ, vũ khí hiện đại, nghiệp vụ giỏi; Có nên tăng chế độ nghỉ thai sản với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày?;...

Hiện trạng xuống cấp của sân vận động bị lãng quên ở Hà Nội

NGỌC THÙY |

Sân vận động Phúc Thọ (Hà Nội) từng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội của huyện Phúc Thọ, tuy nhiên hiện nay, công trình này đã xuống cấp và bị lãng quên sau nhiều năm đưa vào sử dụng.

EU mở đường cho các nước châu Âu cấm nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Nghị viện EU đã bỏ phiếu thông qua phương án pháp lý để ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga.

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Máu thú rừng vẫn chảy: Cục Kiểm lâm vào cuộc theo điều tra của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.