An Giang: Xả đập Tha La, Trà sư sớm 3 ngày vì áp lực nước lũ lên nhanh

Lục Tùng |

Sáng 28.8, ông Lữ Cẩm Khường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) An Giang - cho biết, trước áp lực nước lũ lên nhanh, tỉnh An Giang đã quyết định xả đập Tha La, Trà Sư sớm 3 ngày so dự kiến ban đầu.

Cụ thể, sáng 31.8, tỉnh An Giang sẽ tiến hành xả đập Tha La và Trà Sư. Đây được xem như hành động khẩn cấp giảm áp lực nước cho vùng ngoài đê bao và đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu.

Theo ghi nhận tại hiện trường của PV báo Lao Động, trong 2 ngày nay, nước lũ đã tràn qua thân đập với tốc độ lớn do áp lực phía thượng lưu cao hơn bên trong từ 0,15 – 0,20m.

Chênh lệch giữa 2 mực nước trên và dưới thân đập hiện rất cao. Ảnh: Lục Tùng
Chênh lệch giữa 2 mực nước trên và dưới thân đập hiện rất cao. Ảnh: Lục Tùng
Cụ thể, hiện mực nước đo được bên ngoài đập Tha La là trên 3,95m và Trà Sư là trên 3,99m, trong khi cao trình đập được thiết kế 3,80m. Nhiều vùng cây trồng ngoài vùng đê bao bảo vệ an toàn của An Giang trong khu vực đầu nguồn Tứ giác Long Xuyên như TP. Châu Đốc Châu Đốc, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên... đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì áp lực vỡ đập tạm trước áp lực nước lên nhanh, dòng chảy mạnh.
Tại khu vực thượng lưu thân đập, nước chảy rất mạnh. Ảnh: Lục Tùng
Tại khu vực thượng lưu thân đập, nước chảy rất mạnh. Ảnh: Lục Tùng

Chỉ riêng huyện Tri Tôn, có trên 2.000ha tại nhiều xã, huyện phải huy động toàn lực lượng quân, dân tại chỗ cùng nhiều phương tiện “trực chiến” tại các điểm xung yếu để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

Tại các miệng cống, nước lũ chảy tràn với tốc độ rất cao. Ảnh: Lcuj Tùng
Tại các miệng cống, nước lũ chảy tràn với tốc độ rất cao. Ảnh: Lục Tùng.

Theo ông Khường, trước đó Sở NNPTNT An Giang đã thông báo đến tỉnh Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ lấy ý kiến xả lũ 2 đập Tha La, Trà Sư vào ngày 3.9.2018, nhưng với mực nước nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên lên nhanh, bất thường, buộc phải tiếp tục thống nhất lại với Kiên Giang về thời gian xả đập vào ngày 31.8, tức sớm hơn 3 ngày so dự kiến ban đầu.

Cận cảnh  đoạn đê tạm bảo vệ 250ha lúa ở xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn). Ảnh: Lục Tùng
Cận cảnh đoạn đê tạm bảo vệ 250ha lúa ở xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn). Ảnh: Lục Tùng.
“Nếu không xả lũ, với áp lực nước lớn như hiện nay, dễ gây ra sự cố cho thân đập với nhiều hệ lụy khó lường” – ông Khường cho biết thêm. “Qua làm việc, tỉnh Kiên Giang đã thống nhất về thời gian mở đập xả lũ là ngày 31.8. Sau khi xả lũ đập Tha Là và Trà Sư, mực nước trên kênh Vĩnh Tế sẽ được hạ thấp xuống, lúc đó các tuyến đê bao mới đảm bảo an toàn”.
Lực lượng bộ đội chia nhau tham gia hộ đê tại tất cả các điểm xung yếu. Ảnh: Lục Tùng
Lực lượng bộ đội chia nhau tham gia hộ đê tại tất cả các điểm xung yếu. Ảnh: Lục Tùng.
Tại các đoạn đê nguy cơ cao, ngoài lực lượng con người, còn có sự hỗ trợ của cơ giới. Ảnh: Lục Tùng
Tại các đoạn đê nguy cơ cao, ngoài lực lượng con người, còn có sự hỗ trợ của cơ giới. Ảnh: Lục Tùng

Được biết, hiện vùng chịu áp lực lũ từ việc xả đập Tha La, Trà Sư của tỉnh Kiên Giang còn 40.000ha lúa chưa thu hoạch.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Lũ đầu nguồn lên nhanh, nước đã tràn qua đập tràn Tha La, Trà Sư

Lục Tùng |

Sáng nay 27.8, nước lũ nội đồng tứ giác Long Xuyên lên nhanh, mực nước đã tràn qua đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên, An Giang).

Cứu lũ vùng biên

ĐÌNH VĂN |

Ứng phó với lũ lạ lần đầu tiên xuất hiện trên núi, xã Ia Đal và huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum rất chủ động, điều lực lượng bơi ra dòng nước cứu người, dời dân, dựng nhà mới nhanh đến thần kỳ!

Đỉnh lũ năm 2018 ở ĐBSCL có khả năng đạt mức báo động 3

Lục Tùng |

Ngày 24.8, phát biểu tại cuộc họp rà soát công việc chuẩn bị ứng phó với mùa lũ 2018 do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì, ông Nguyễn Văn Công – GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, theo dự báo, đỉnh lũ năm 2018 tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào đầu tháng 10 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,2m.

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Nghề nguy hiểm hay do cái ác lộng hành?

LÊ PHI LONG |

Câu chuyện một shipper bị đánh một cách dã man đang gây bức xúc dư luận. Việc 2 vợ chồng kéo cổng để dùng tuýp sắt và ghế inox thay nhau đánh shipper đến mức gãy cả 2 tay đúng là quá coi thường pháp luật.

Hậu trường chuyến thăm bí mật đến phút chót của ông Biden tới Ukraina

Ngọc Vân |

Chuyến thăm bất ngờ được giữ bí mật đến phút chót của Tổng thống Joe Biden tới Ukraina diễn ra sau nhiều tháng lên kế hoạch.

Áp lực nhân đôi của học sinh lớp 12

Phan Liên |

Vừa ôn thi tốt nghiệp THPT, vừa ôn thi các kỳ thi riêng, áp lực của học sinh lớp 12 hiện nhân đôi, nhân ba lần.

Lại tai nạn xe khách ở Quảng Nam, 3 người tử vong tại chỗ

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Nam - Xe khách đang lưu thông thì bất ngờ đâm vào xe tải đang đậu đỗ bên đường. Hậu quả làm 19 người thương vong trong đó 3 người tử vong tại chỗ.

Lũ đầu nguồn lên nhanh, nước đã tràn qua đập tràn Tha La, Trà Sư

Lục Tùng |

Sáng nay 27.8, nước lũ nội đồng tứ giác Long Xuyên lên nhanh, mực nước đã tràn qua đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên, An Giang).

Cứu lũ vùng biên

ĐÌNH VĂN |

Ứng phó với lũ lạ lần đầu tiên xuất hiện trên núi, xã Ia Đal và huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum rất chủ động, điều lực lượng bơi ra dòng nước cứu người, dời dân, dựng nhà mới nhanh đến thần kỳ!

Đỉnh lũ năm 2018 ở ĐBSCL có khả năng đạt mức báo động 3

Lục Tùng |

Ngày 24.8, phát biểu tại cuộc họp rà soát công việc chuẩn bị ứng phó với mùa lũ 2018 do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì, ông Nguyễn Văn Công – GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, theo dự báo, đỉnh lũ năm 2018 tại khu vực đầu nguồn xuất hiện vào đầu tháng 10 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,2m.