An Giang lo việc học cho hàng nghìn học sinh Việt kiều ven biên thế nào?

Lục Tùng |

AN GIANG - Với lịch sử quan hệ lâu đời, dọc tuyến biên giới Tây Nam, có hàng nghìn gia đình nguồn gốc Việt Nam sinh sống và việc cho con em sang học tại các trường phổ thông bên Việt Nam là việc làm thường niên nhiều năm nay. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến hàng nghìn học sinh Việt kiều dọc biên giới Tây Nam tiếp giáp tỉnh An Giang đã không được tự do sang học thường niên như các năm trước.

Hàng năm, chỉ riêng huyện An Phú (An Giang) đón nhận hơn 1.000 học sinh là con em gia đình nguồn gốc Việt Nam sinh sống bên kia biên giới, sang học. Ảnh: LT
Hàng năm, chỉ riêng huyện An Phú (An Giang) đón nhận hơn 1.000 học sinh là con em gia đình nguồn gốc Việt Nam sinh sống bên kia biên giới sang học, nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19, các em không thể sang học Ảnh: LT

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng tỉnh An Giang hiện có hàng nghìn học sinh “Việt kiều” sang học các trường phổ thông các địa phương ven biên như thị xã Tân Châu, huyện An Phú... Trong đó, huyện An Phú là địa phương có đông học sinh “Việt kiều” sang học và Trường Tiểu học A Khánh An (xã Khánh An) là đơn vị trường học đón nhận nhiều học sinh nhất, dao động 500-600 học sinh Việt kiều theo học mỗi năm.

Ông Võ Hoàng Lâm, Trưởng Phòng GDĐT tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động. Ảnh: LT
Ông Võ Hoàng Lâm - Trưởng Phòng GDĐT - tại buổi làm việc với PV Báo Lao Động. Ảnh: LT

Ông Võ Hoàng Lâm - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện An Phú - cho hay, theo số liệu năm học 2019-2022, có hơn 1.200 học sinh là con em các gia đình Việt Nam đang sinh sống tại Vương quốc Campuchia dưới nhiều hình thức: Định cư lâu đời, sang làm ăn... Thường niên, các em sang An Phú học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở... theo phương thức đi - về trong ngày.

Theo ông Lâm, đa số học sinh sang học rồi về theo hệ thống đò dọc hoặc đò ngang trên tuyến sông là ranh giới tự nhiên giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng việc kiểm soát việc qua lại biên giới, nên việc đi học gặp trở ngại.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các trường phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể địa phương liên hệ với phụ huynh để tính toán các phương án hỗ trợ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như: Sóng điện thoại chập chờn, người dân thường xuyên thay đổi số điện thoại, bận lao động kiếm sống... nên chưa liên lạc được nhiều để kết nối dạy học theo hình thức trực tuyến” - ông Lâm nói.

Trường Tiểu học A Khánh An là đơn vị trường học tiếp nhận học sinh Việt kiều sang học nhiều nhất huyện An Phú. Ảnh: LT
Do phần lớn các hộ gia đình người Việt sống ven biên đều khó khăn nên con em sang học cũng rất khó khăn. Trong ảnh, học sinh Việt kiều ăn mì gói lót dạ trước khi vào lớp. Ảnh: LT

Tuy nhiên với nỗ lực của mình, huyện An Phú đã sáng tạo, xây dựng nhiều phương án tích cực để hỗ trợ học sinh là con em người Việt sống xa quê. Trước mắt, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức nơi ở tập trung. Khi tình hình ổn định, việc qua lại biên giới thông thương, sẽ tổ chức đón các em sang học tập trung trên nguyên tắc áp dụng nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Theo đó, bên cạnh việc vận động Hội Phụ nữ trực tiếp tổ chức nấu ăn từ nguồn lương thực, thực phẩm xã hội hóa (do phần lớn các gia đình thuộc diện khó khăn), Phòng GDĐT cũng đã xây dựng phương án dạy học theo chính sách học sinh có yếu tố nước ngoài theo quy định của ngành.

“Nếu dịch ổn định sớm, chúng tôi tổ chức các lớp học đặc biệt để ôn tập, sau đó tổ chức kiểm tra để công nhận” - ông Lâm cho biết thêm.

Do phần lớn các hộ gia đình người Việt sống ven biên đều khó khăn nên con em sang học cũng rất khó khăn. Trong ảnh, học sinh Việt kiều ăn mì gói lót dạ trước khi vào lớp. Ảnh: LT
Trường Tiểu học A Khánh An là đơn vị trường học tiếp nhận học sinh Việt kiều sang học nhiều nhất huyện An Phú. Ảnh: LT

Cụ thể, sẽ giao cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp dạy theo chương trình cốt lõi nhất để đảm bảo cho các em kiến thức cơ bản. Theo ông Lâm, trường hợp dịch kéo dài hơn, phòng sẽ tính toán theo phương thức đặc biệt. Nếu gia đình có nguyện vọng cho con em lên học lớp tiếp theo, Phòng GDĐT sẽ cho phép hiệu trưởng các trường thành lập Hội đồng tổ chức kiểm tra trình độ, năng lực để xác định lớp học tương thích. Việc kiểm tra chủ yếu đánh giá năng lực cốt lõi: Nghe - nói - đọc - viết.

Hy vọng với những cách làm sáng tạo vì con em người Việt xa quê của huyện An Phú, học sinh “Việt kiều” sẽ vượt qua những trở ngại do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Bản đồ cấp độ dịch COVID-19 ở ĐBSCL đã thay đổi ra sao?

NHÓM PV |

Thời gian qua, số ca F0 trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL tăng nhanh. Trước tình hình đó, nhiều địa phương liên tục "đổi màu" cấp độ dịch. Mới nhất, TP.Cần Thơ đã quyết định nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 và được áp dụng từ ngày 11.11.

Giáo dục 24/7: Thống kê bất ngờ về tâm lý sinh viên sau dịch COVID-19

NHÓM PV |

Tin tức giáo dục ngày 9.11: Thống kê bất ngờ về tâm lý sinh viên sau dịch COVID-19; Đại biểu Quốc hội lo lắng về chất lượng dạy học trực tuyến; Hàng loạt địa phương thay đổi phương án dạy học...

An Giang liên tiếp phát hiện trên 500 ca nhiễm COVID-19/ngày

Lục Tùng |

An Giang – Ngày 8.11, phát hiện 560 ca nhiễm COVID-19, đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, tỉnh An Giang phát hiện trên 500 ca nhiễm/ngày.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bản đồ cấp độ dịch COVID-19 ở ĐBSCL đã thay đổi ra sao?

NHÓM PV |

Thời gian qua, số ca F0 trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL tăng nhanh. Trước tình hình đó, nhiều địa phương liên tục "đổi màu" cấp độ dịch. Mới nhất, TP.Cần Thơ đã quyết định nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 và được áp dụng từ ngày 11.11.

Giáo dục 24/7: Thống kê bất ngờ về tâm lý sinh viên sau dịch COVID-19

NHÓM PV |

Tin tức giáo dục ngày 9.11: Thống kê bất ngờ về tâm lý sinh viên sau dịch COVID-19; Đại biểu Quốc hội lo lắng về chất lượng dạy học trực tuyến; Hàng loạt địa phương thay đổi phương án dạy học...

An Giang liên tiếp phát hiện trên 500 ca nhiễm COVID-19/ngày

Lục Tùng |

An Giang – Ngày 8.11, phát hiện 560 ca nhiễm COVID-19, đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, tỉnh An Giang phát hiện trên 500 ca nhiễm/ngày.