An Giang: Cán bộ uống rượu bia tham gia giao thông phải phạt nặng hơn dân

Lục Tùng |

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo tăng hình phạt đối với cán bộ uống rượu bia khi tham gia giao thông.

Ngày 18.11, Công an tỉnh An Giang phối hợp với Sở Y tế, Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức lễ ra mắt 12 Tổ Công tác bảo đảm trật tự An toàn giao thông, An ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mỗi Tổ Công tác đảm bảo trật tự An toàn giao thông, An ninh trật tự gồm 12 đồng chí có nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, góp phần kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, đồng thời đảm bản an ninh trật tự trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LT
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LT

Đại tá Bùi Bé Năm, Phó giám đốc Công an tỉnh An Giang thông tin, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tuy giảm về số vụ (63/69 vụ), nhưng tính chất vẫn còn nghiêm trọng, khi số người chết tăng hơn so cùng kỳ năm trước (66/64). Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông do có sử dụng rượu, bia chiếm tỉ lệ 14,28%, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ và triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn thì mới đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự, trật tự ATGT trên địa bàn trong thời gian tới.

Công an tỉnh An Giang đã phối hợp với Sở Y tế ký kết quy chế kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đến cấp cứu tại các cơ sở y tế. Đồng thời, Công an tỉnh đã ra quyết định ban hành quy chế hoạt động của Tổ công tác đảm bảo trật tự ATGT, an ninh trật tự trên địa bàn.

Công an An Giang tăng cường tuần tra, xử phạt các trường hợp uống rượu bia khi tham gia giao thông. Ảnh: LT
Công an An Giang tăng cường tuần tra, xử phạt các trường hợp uống rượu bia khi tham gia giao thông. Ảnh: LT

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban ATGT tỉnh An Giang, đề nghị lực lượng Công an tỉnh An Giang phải làm hết trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT. Đối với lãnh đạo, cán bộ công chức nhà nước sử dụng rượu bia không làm gương, xin bỏ qua lỗi vi phạm thì điện thoại cho Ban ATGT tỉnh xử lý. Cần thiết thì gọi điện trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh để kiên quyết xử lý, không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm. Đối với các cơ sở y tế, khi tiếp nhận cán bộ, công chức điều trị liên quan tai nạn giao thông thì báo về cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý, đồng thời báo cho Ban ATGT tỉnh nắm để xử lý.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, đã có tình trạng người dân vi phạm thì lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh. Nhưng đối với cán bộ, công chức vi phạm thì xử lý nhẹ tay, gây mất niềm tin trong nhân dân, không công bằng trong xử lý vi phạm.

“Nhân dân vi phạm thì chúng ta xử lý một, còn cán bộ công chức vi phạm thì chúng ta phải xử lý hai, vì đây thuộc đối tượng phải gương mẫu chấp hành các Nghị định mà Chính phủ đã quy định để răn đe, làm gương cho nhân dân. Nhân dân nhìn vào như vậy mới tin mình”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Những quốc gia xử phạt nặng tài xế uống rượu bia tham gia giao thông

Minh Trí |

Trên thế giới, việc sử dụng rượu bia tham gia giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng, dù chỉ một lượng rất nhỏ. Đặc biệt, tại Brazil, bạn sẽ phải ngồi tù nếu gây tai nạn hoặc liên quan đến một vụ tai nạn mà nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá 0,06%.

Có thể bị xử lý hình sự chứ không còn là “chuyện vui vẻ”

Vương TRẦN |

Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ 1.1.2020 không chỉ cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, mà còn nghiêm cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia trước khi lái xe. Vậy, xử lý, truy cứu trách nhiệm người xúi giục, ép buộc này như thế nào?

Cấm lôi kéo, xúi giục người khác uống rượu bia: Chứng minh vi phạm thế nào?

Tô Thế - Hoài Anh |

Ngoài nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu, bia, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có nhiều quy định khác như: Nghiêm cấm ép buộc, lôi kéo, kích động người khác uống rượu bia; Nghiêm cấm người dưới 18 tuổi uống rượu, bia… Thế nhưng, nhiều người cho rằng quy định cấm lôi kéo người khác uống rượu bia là khó khả thi khi thực hiện xử phạt: Ai sẽ theo dõi để phạt? Bằng chứng nào để chứng minh bị lôi kéo, ép buộc uống rượu bia?

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Những lưu ý khi đăng kiểm xe ôtô năm 2023

NHÓM PV |

Đăng kiểm xe ôtô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ôtô. Vậy các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ôtô mới nhất được quy định ra sao?

U20 Việt Nam và niềm tin về vé dự U20 World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Màn trình diễn mà U20 Việt Nam đang thể hiện tại Giải U20 Châu Á 2023 có những nét tương đồng so với thế hệ đã giành vé dự FIFA U20 World Cup cách đây 6 năm.

Các tụ điểm giải trí ở Thái Nguyên vẫn công khai kinh doanh bóng cười

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động phản về tình trạng kinh doanh, sử dụng bóng cười (khí N2O) tại TP.Thái Nguyên, hiện cơ quan chức năng địa phương mới chỉ đang lên kế hoạch kiểm tra. Trong khi đó, chất gây nghiện này vẫn tiếp tục tràn lan trong các tụ điểm giải trí.

Chân dung nữ diễn viên gốc Việt được đề cử Oscar 2023

Chí Long |

Nữ diễn viên gốc Việt - Hồng Châu nhận đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Oscar 2023.

Những quốc gia xử phạt nặng tài xế uống rượu bia tham gia giao thông

Minh Trí |

Trên thế giới, việc sử dụng rượu bia tham gia giao thông sẽ bị xử phạt rất nặng, dù chỉ một lượng rất nhỏ. Đặc biệt, tại Brazil, bạn sẽ phải ngồi tù nếu gây tai nạn hoặc liên quan đến một vụ tai nạn mà nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá 0,06%.

Có thể bị xử lý hình sự chứ không còn là “chuyện vui vẻ”

Vương TRẦN |

Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ 1.1.2020 không chỉ cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, mà còn nghiêm cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia trước khi lái xe. Vậy, xử lý, truy cứu trách nhiệm người xúi giục, ép buộc này như thế nào?

Cấm lôi kéo, xúi giục người khác uống rượu bia: Chứng minh vi phạm thế nào?

Tô Thế - Hoài Anh |

Ngoài nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu, bia, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn có nhiều quy định khác như: Nghiêm cấm ép buộc, lôi kéo, kích động người khác uống rượu bia; Nghiêm cấm người dưới 18 tuổi uống rượu, bia… Thế nhưng, nhiều người cho rằng quy định cấm lôi kéo người khác uống rượu bia là khó khả thi khi thực hiện xử phạt: Ai sẽ theo dõi để phạt? Bằng chứng nào để chứng minh bị lôi kéo, ép buộc uống rượu bia?