Ai nghiệm thu các trụ điện gió xây trên đất rừng phòng hộ?

HƯNG THƠ |

Xây 3 trụ điện gió trên đất rừng phòng hộ và 18 trụ điện gió ngoài vị trí được cấp phép, 2 nhà máy điện gió ở tỉnh Quảng Trị không rõ được nghiệm thu như thế nào, nhưng đã được cấp phép hoạt động điện lực của Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương.

Sở Xây dựng cấp phép, nhưng đơn vị khác kiểm tra

Liên quan đến thông tin 2 dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 do Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu (chủ đầu tư) xây dựng ở huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có 21 trụ điện gió xây ngoài diện tích được cơ quan chức năng cấp phép mà Lao Động đã phản ánh - tìm hiểu cho thấy, việc cấp phép xây dựng do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị thực hiện.

Cụ thể, với Nhà máy điện gió Hướng Linh 2, được cấp phép vào tháng 3.2016, nhưng trong giấy phép không thể hiện tọa độ vị trí xây dựng.

Còn Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 cấp phép vào tháng 10.2017 và ở giấy phép xây dựng này thể hiện tọa độ vị trí (tọa độ tâm trụ điện gió) cụ thể. Thế nhưng, 15 trụ điện gió ở nhà máy này lại xây dựng không đúng vị trí được cấp phép.

Ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, 2 dự án điện gió nói trên thuộc lĩnh vực công nghiệp năng lượng, do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị tổ chức nghiệm thu cả trong quá trình thi công và nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị cấp giấy phép xây dựng đối với 2 Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 dựa vào thiết kế bản vẽ để thi công nhà máy điện gió của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tỉnh đã thẩm định.

Vị trí xây dựng trụ điện gió của Nhà máy Hướng Linh 2 trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Hưng Thơ.
Vị trí xây dựng trụ điện gió của Nhà máy Hướng Linh 2 trên đất rừng phòng hộ. Ảnh: Hưng Thơ

“Sau khi cấp phép, Sở Xây dựng không quay lại kiểm tra nữa. Mà việc kiểm tra xem làm có đúng thực tế hay không để nghiệm thu do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tỉnh đảm nhận” – ông Nguyễn Thanh Hải nói.

Chưa chấp nhận công tác nghiệm thu?

Tìm hiểu được biết, thời điểm thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2, các quy định liên quan chưa rõ ràng, nên Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu làm việc trực tiếp với Bộ Công Thương chứ không qua Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị vào tháng 3.2023, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu nhấn mạnh rằng, trên thực tế, đơn vị này đã hoàn thiện thủ tục nghiệm thu 2 nhà máy điện gió, được cấp phép hoạt động điện lực của Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương; năm 2018 và 2019, 2 nhà máy điện gió đã đi vào vận hành.

Nhưng đến tháng 9.2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu cung cấp văn bản kiểm tra công tác nghiệm thu đối với dự án năng lượng tái tạo. Vì vậy, công ty tiến hành các thủ tục đề nghị chấp thuận kiểm tra công tác nghiệm thu của Sở Công Thương tỉnh.

Về phía Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, đơn vị này cho hay trong năm 2022, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu có gửi hồ sơ, đề nghị chấp thuận kiểm tra công tác nghiệm thu của Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị đối với Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2, nhưng hồ sơ không đảm bảo, nên sở này đã trả lại.

Cũng theo Sở Công Thương tỉnh, Sở không kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi dự án hòa lưới điện của 2 dự án điện gió nói trên. Còn 17 dự án điện gió triển khai ở tỉnh Quảng Trị gần đây, sở này đảm nhận việc kiểm tra công tác nghiệm thu, khi có kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu thì chủ đầu tư mới đủ điều kiện để làm các thủ tục hòa lưới điện.

Xử lý các sai phạm thế nào

Liên quan đến dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2, ông Trần Văn Quảng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị này có vai trò tham mưu giao đất cho chủ đầu tư. Sau khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư có đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, thì sở này phát hiện các sai phạm.

21/30 trụ điện gió của 2 nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 xây sai vị trí. Ảnh: Hưng Thơ.
21/30 trụ điện gió của 2 nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 xây sai vị trí. Ảnh: Hưng Thơ

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiếp đó đề nghị xử phạt chủ đầu tư về hành vi chiếm đất.

Với 2 dự án điện gió trên, xét thấy nằm trong diện tích quy hoạch điện gió của tỉnh, các trụ điện gió được xây sai vị trí có giá trị rất lớn, nên Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất xử phạt hành chính chứ không xử lý bằng cách đập bỏ. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư làm hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, thay đổi vị trí các trụ điện gió. Dù đã đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ để thay đổi vị trí, nhưng phía chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục.

Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu với tổng số tiền là 608 triệu đồng về hành vi “chiếm đất” (sử dụng đất để xây dựng các trụ điện gió nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép).

Tuy nhiên, sai phạm liên quan đến 2 dự án nhà máy điện gió nói trên không dừng lại ở việc xử lý hành chính, mà Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị đang vào cuộc xác minh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các đơn vị khác đang tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện 2 dự án nhà máy điện gió để đề xuất biện pháp xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện loạt trụ điện gió xây dựng trên đất rừng phòng hộ

HƯNG THƠ |

2 nhà máy điện gió triển khai đầu tiên ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã thi công trụ điện gió trên đất rừng phòng hộ từ năm 2017. Kỳ lạ rằng, sau khi dự án đi vào hoạt động nhiều năm nay, cơ quan chức năng mới phát hiện.

7 công ty điện gió im lặng sau khi địa phương đề nghị khắc phục đường hỏng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau nhiều văn bản đốc thúc của địa phương về việc sửa lại tuyến đường hư hỏng sau khi thi công dự án điện gió, các dự án điện gió vẫn đang im lặng.

Hàng loạt tỉnh muốn làm điện gió, công suất gấp nhiều lần quy hoạch

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, 38 địa phương có tính toán điện gió trên bờ 17.310 MW, nhưng gửi danh mục công suất lên tới 55.631 MW (gấp 3,2 lần); 26 địa phương có thủy điện nhỏ, công suất tính toán 2.815 MW, nhưng đăng ký 5.056 MW (gấp 1,8 lần). Danh mục dự án nguồn điện tái tạo được các tỉnh đề nghị phát triển quá lớn với nhu cầu tại quy hoạch.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Xây dựng Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia

NGUYÊN ANH |

Ngày 23.12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang.

Bất thường cách đóng bảo hiểm xã hội tại Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Hàng chục người lao động tại Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình bức xúc về việc công ty tự ý điều chỉnh hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhân viên.

Chìm tàu, 5 ngư dân ở Phú Yên mất tích

Hoài Luân |

Trên đường về bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày, tàu cá Phú Yên bị sóng đánh chìm khi đi qua vùng biển tỉnh Khánh Hòa, khiến 5 ngư dân mất tích.

Á hậu Ngọc Hằng kể gặp tình huống khó ở chung kết Hoa hậu Liên lục địa

NHÓM PV |

Lê Nguyễn Ngọc Hằng vừa xuất sắc trở thành Á hậu 2 của Hoa hậu Liên lục địa 2023. Trong buổi trò chuyện cùng báo Lao Động, người đẹp sinh năm 2003 đã tiết lộ về việc chuẩn bị trước cho tình huống gặp phải ở đêm chung kết Hoa hậu Liên lục địa 2023.

Phát hiện loạt trụ điện gió xây dựng trên đất rừng phòng hộ

HƯNG THƠ |

2 nhà máy điện gió triển khai đầu tiên ở miền núi tỉnh Quảng Trị đã thi công trụ điện gió trên đất rừng phòng hộ từ năm 2017. Kỳ lạ rằng, sau khi dự án đi vào hoạt động nhiều năm nay, cơ quan chức năng mới phát hiện.

7 công ty điện gió im lặng sau khi địa phương đề nghị khắc phục đường hỏng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Sau nhiều văn bản đốc thúc của địa phương về việc sửa lại tuyến đường hư hỏng sau khi thi công dự án điện gió, các dự án điện gió vẫn đang im lặng.

Hàng loạt tỉnh muốn làm điện gió, công suất gấp nhiều lần quy hoạch

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, 38 địa phương có tính toán điện gió trên bờ 17.310 MW, nhưng gửi danh mục công suất lên tới 55.631 MW (gấp 3,2 lần); 26 địa phương có thủy điện nhỏ, công suất tính toán 2.815 MW, nhưng đăng ký 5.056 MW (gấp 1,8 lần). Danh mục dự án nguồn điện tái tạo được các tỉnh đề nghị phát triển quá lớn với nhu cầu tại quy hoạch.