A Mú Sung - Phù sa ngược nguồn đất Mẹ

Trương Thúy Hằng |

Nếu nói rằng, con sông nào cũng vét cạn màu mỡ đất nguồn rồi cuốn trôi phù sa về cửa biển thì không hẳn đúng với sông Hồng. Con sông tạo nên đồng bằng rộng lớn nhất của miền Bắc, thường được ví như sông Mẹ của đất Việt này có hơn 80km chiều dài chảy dọc theo đường biên giới bắt đầu từ cột mốc số hiệu 92 đặt ở ngã ba sông Lũng Pô nhập vào rồi chảy xuôi. Vị trí này ở xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, Lào Cai, nơi đất đai đang tràn nhựa sống, vụ mùa bội thu tiếp nối và niềm tin của con người vào trái ngọt chưa bao giờ vơi cạn.

1. Cột cờ Lũng Pô nằm chính diện ngã ba sông, trên mỏm đồi bên cạnh ngôi nhà bát giác của bộ đội biên phòng hình dáng như thanh gươm tạc vào hình sông, thế núi. Leo lên hết các bậc thang gác của cột cờ, có thể nhìn rõ ngã ba sông, nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, cột mốc 92 bên sông và nhìn rõ bên kia biên giới qua sông Hồng là tổ Ngũ Đạo Hà - một cụm dân cư của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Ngôi nhà cổ kính rêu phong từng chứng kiến nhiều mùa dòng sông Hồng chảy xuôi - “tháng hai mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ” - Dương Soái viết câu thơ này cũng là lúc đứng ở đây, A Mú Sung trải qua những ngày mưa phùn gió bấc tê tái. Tôi chót mặc chiếc áo mỏng ra trạm biên phòng, phải tạt vào nhà Bí thư thôn Lũng Pô - anh Ma Seo Lằng  - ngồi bên đống lửa sưởi ấm.

Bí thư Lằng nói, Tết Nguyên đán vừa qua, thôn Lũng Pô đã mời đại diện bên tổ Ngũ Đạo Hà sang ăn tết chung. Bởi lẽ, 2 cụm dân cư biên giới của 2 bên đã ký kết quy ước kết nghĩa, có mời qua mời lại 2 bờ sông Hồng như vậy nhiều lần rồi. Mâm cơm hữu nghị đón bạn của thôn Lũng Pô không thể thiếu được 3 món: Bánh chưng xanh, dưa hành và giò lợn thập cẩm, được coi là đặc trưng của tết Việt. Cùng uống chén rượu mừng mùa đông lạnh giá qua đi, 2 cụm dân cư biên giới của 2 nước thêm phần thắt chặt mối tình hữu nghị.

Là cặp bản thứ 6 của Lào Cai kết nghĩa với cụm dân cư đối diện biên giới, nhân dân thôn Lũng Pô và tổ Ngũ Đạo Hà thân tình hơn cả vì thường xuyên trợ giúp nhau làm kinh tế. Ít ai biết rằng, khởi thủy, thôn Lũng Pô chỉ là một thôn sơn dã hoang vu nghèo đói, lau lách và cỏ hôi um tùm.

Theo kế hoạch di dân ra vùng biên giới làm kinh tế của tỉnh Lào Cai, bà con người Mông ở Dìn Chin, Mường Khương đã tới vùng đất A Mú Sung lập nghiệp, sống nương theo dòng nước ngọt sông Hồng từ năm 2007. 5 năm sau, dân Lũng Pô mới biết cách trồng dứa, chuối, sắn, mà kỹ thuật trồng chăm sóc chủ yếu học hỏi từ người dân bên tổ Ngũ Đạo Hà.

Cán bộ bộ đội biên phòng cắm bản, người dân thôn Lũng Pô tháng 2.2020. Ảnh: THUÝ HẰNG
Cán bộ bộ đội biên phòng cắm bản, người dân thôn Lũng Pô tháng 2.2020. Ảnh: THUÝ HẰNG
2. Bí thư Chi bộ thôn Lũng Pô Ma Seo Lằng còn cho hay, cả thôn hiện có 77 hộ dân, 390 khẩu, trong đó có 34 hộ người Dao và 43 hộ người Mông. Dân thôn Lũng Pô cư trú tập trung bên con sông đẹp như tranh và những sườn đồi trồng kín cây ăn quả. Nhờ biên giới bình yên, người dân 2 bên sông Hồng học hỏi, trao đổi, chia sẻ bí quyết làm kinh tế, bao tiêu nông sản cho nhau.

A Mú Sung cũng là trường hợp rất hiếm là xã biên giới miền núi đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân mỗi hộ dân trên dưới trăm triệu đồng mỗi năm. Tất cả nhờ trồng cây ăn trái, chủ yếu là chuối, dứa, sắn.

Cắt nghĩa về việc Lũng Pô không có hộ nào đói nghèo, đều đủ ăn mà còn làm kinh tế vườn đồi rất giỏi, Bí thư Lằng thừa nhận: Lúc mới di cư xuống, cũng lóng ngóng lắm. Nhưng thấy người bên Ngũ Đạo Hà làm thế nào, mình cũng cứ làm theo. Kỹ thuật trồng chuối cho quả đều, đẹp, năng suất cao. Lúc chuối ra buồng, lấy vải nhựa bọc kín cũng là học ở họ cả.

Mặt khác, những người Mông quê gốc ở Dìn Chin, Mường Khương cũng vốn chịu khó, chăm chỉ, lại sẵn có kỹ thuật vườn đồi cây ăn quả. Vài năm gần đây, họ về quê lấy gốc quýt Mường Khương về trồng. Giờ lác đác cũng có vườn vàng rực mùa quýt chín rồi. Người đói nghèo giờ chỉ là người thiếu đất canh tác, đau ốm gì thôi, có sức khỏe thì đất đai cho quả ngọt cả.

Thôn Lũng Pô ban đầu chỉ có tiêu chí an ninh trật tự là đủ, nay trở thành nơi mẫu mực về văn hóa kinh tế vùng biên, đủ 15/15 tiêu chí chuẩn nông thôn mới. Các hộ dân có nhà mới, đường làng ngõ xóm, đường liên gia cũng được bêtông hóa sạch đẹp. Đặc biệt, Lũng Pô không có ai phải đi làm thuê bên kia biên giới.

“Trồng ớt, trồng ngô lai, quýt, xoài giống mới… quá nhiều cây trái anh Lằng đều trồng thử qua. Có hiệu quả rồi, người dân trong thôn cũng làm theo. Đất đai quê hương mình cũng cho quả ngọt, năng suất cây trồng có khi còn hơn, còn phải đi làm thuê ở đâu?" – vợ Bí thư Lằng cười nói.

Đã có nhiều người vì điểm mốc “nơi sông Hồng chảy vào đất Việt” để tìm về A Mú Sung. Nơi này đã trở thành điểm đỏ du lịch đáng nhớ. Tháng 2 mà đứng trên cao đỉnh Cột cờ nhìn sông Hồng chảy về xuôi, sẽ không khỏi tự hỏi lẽ nào con sông Hồng đầu nguồn nước cạn lại lắng phù sa, tưới tắm cho mảnh đất này xanh tươi quả ngọt đến thế. Người đủ no ấm, đất đai cũng chuyển mình tiến tới.

Trạm biên phòng Lũng Pô vừa được xây dựng lại, khánh thành cuối năm 2019, đồng thời là doanh trại của bộ đội, cũng là nơi bà con nhân dân địa bàn qua lại trao đổi hội họp với bộ đội, là trạm khách nghỉ chân của bạn bè bốn phương. Nơi này, ngọn cờ Tổ quốc lúc nào cũng tung bay đỏ thắm trên biên giới.

Trương Thúy Hằng
TIN LIÊN QUAN

Thêm tuyến đường nối Nghĩa Lộ với Cao tốc Hà Nội-Lào Cai

Bảo Nguyên |

Tuyến đường nối thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) với Cao tốc Hà Nội – Lào Cai vừa được Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tuyến biên giới Lào Cai: Buôn lậu giảm

Chí Dũng |

Mọi năm, vào dịp cận Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa qua cửa khẩu kèm theo tình trạng buôn lậu tại các tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng. Nhưng năm nay, ghi nhận của PV Báo Lao Động tại các tuyến biên giới thuộc tỉnh Lào Cai, tình trạng buôn bán, trao đổi hàng hóa khá thưa vắng.

Lào Cai: Sống mòn bên quốc lộ vì "hung thần" đe dọa ngày đêm

Nhóm PV |

Khoảng 2 năm nay, tuyến Quốc lộ 279 thuộc địa phận xã Sơn Thủy (Lào Cai) luôn trong tình trạng chịu áp lực lớn bởi hàng loạt chiếc xe tải chở quặng, đá có dấu hiệu quá tải quần thảo ngày đêm, khiến mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, đi lại của người dân trong khu vực.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Thêm tuyến đường nối Nghĩa Lộ với Cao tốc Hà Nội-Lào Cai

Bảo Nguyên |

Tuyến đường nối thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) với Cao tốc Hà Nội – Lào Cai vừa được Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Tuyến biên giới Lào Cai: Buôn lậu giảm

Chí Dũng |

Mọi năm, vào dịp cận Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa qua cửa khẩu kèm theo tình trạng buôn lậu tại các tuyến biên giới có chiều hướng gia tăng. Nhưng năm nay, ghi nhận của PV Báo Lao Động tại các tuyến biên giới thuộc tỉnh Lào Cai, tình trạng buôn bán, trao đổi hàng hóa khá thưa vắng.

Lào Cai: Sống mòn bên quốc lộ vì "hung thần" đe dọa ngày đêm

Nhóm PV |

Khoảng 2 năm nay, tuyến Quốc lộ 279 thuộc địa phận xã Sơn Thủy (Lào Cai) luôn trong tình trạng chịu áp lực lớn bởi hàng loạt chiếc xe tải chở quặng, đá có dấu hiệu quá tải quần thảo ngày đêm, khiến mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, đi lại của người dân trong khu vực.