5 vỉa hè từng được cho thuê: Nơi hàng quán lấn chiếm, chỗ là điểm gửi xe

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau thời gian thí điểm cho thuê vỉa hè của thành phố, việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán lại tiếp tục tái diễn, vừa ảnh hưởng đến đời sống người dân vừa gây mất mỹ quan đô thị.

Nhớ về thời gian tuyến phố Lý Thường Kiệt được thí điểm cho thuê vỉa hè năm 2021, anh Nguyễn Minh Khánh (21 tuổi, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) lại cảm thấy bức xúc và cho rằng không hợp lí.

Anh Khánh cho biết, vỉa hè tuyến phố Lý Thường Kiệt thường xuyên diễn ra tình trạng xe máy, bàn ghế được bày la liệt trên vỉa hè, khiến người đi bộ không còn chỗ để đi lại, trước đây còn thêm chuyện cho thuê vỉa hè làm người dân không có "đất" để đi lại.

Anh Nguyễn Minh Khánh chia sẻ với Lao Động. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Anh Nguyễn Minh Khánh chia sẻ với Lao Động. Ảnh: Vĩnh Hoàng

“Việc di chuyển qua phố Lý Thường Kiệt khá là khó khăn đối với tôi, vỉa hè không bị chắn bởi xe máy thì cũng bị bàn ghế bày la liệt, nhất là giờ cao điểm nhiều xe máy còn đi hẳn lên vỉa hè để đi”, anh Khánh nói.

Cách đó 200m, vỉa hè phố Hai Bà Trưng cũng không khá khẩm hơn là mấy, xe ôtô, xe máy dừng đỗ tràn lan trên vỉa hè chỉ chừa cho người dân một lối đi nhỏ trên vỉa hè.

Người dân len lỏi qua những hàng ôtô để di chuyển. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân len lỏi qua những hàng ôtô để di chuyển. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân chỉ còn một nửa vỉa hè phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Bà Trần Thị Lành (52 tuổi, Cửa Nam, Hoàn Kiếm) cho biết, vỉa hè chỉ cần có chỗ để đi là may mắn đối với người dân sống quanh khu vực phố Hai Bà Trưng.

“Trên phố Hai Bà Trưng có rất nhiều cơ quan, công ty, bệnh viện nên lượng phương tiện cần được gửi, đỗ xe rất lớn. Tôi cũng rất thông cảm cho nhiều bãi xe nhưng ít nhất cũng phải chừa chỗ cho người đi bộ, đằng này lại không.

Đồng thời, việc ôtô đỗ trên vỉa hè, song song lối đi của người đi bộ và người khiếm thị rất nguy hiểm, nếu chỉ một vài giây không để ý có thể gây nguy hiểm đến người dân bất cứ lúc nào”, bà Lành nói.

Ôtô bức tử vỉa hè trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ôtô "bức tử" vỉa hè trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng trở thành bãi trông giữ xe ảnh hường đến người đi bộ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè phố Hai Bà Trưng trở thành bãi trông giữ xe. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 18.4, tại tuyến phố Phùng Hưng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, dừng đỗ xe vẫn diễn ra tràn lan dù đang trong thời gian TP Hà Nội ra quân tổng kiểm tra và xử lý những trường hợp cố tình sai phạm về lấn chiếm vỉa hè.

Đặc biệt, dù có rào chắn, biển cấm đỗ nhưng hàng loạt xe vẫn ngang nhiên dừng, đỗ trên vỉa hè và cả lòng đường.

Vỉa hè phố Phùng Hưng bị xe máy, hàng quán bủa vây. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe máy, hàng quán chật kín không còn chỗ cho người đi bộ trên phố Phùng Hưng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù có biển cấm dừng nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp dừng đỗ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dù có biển cấm dừng nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp dừng đỗ. Ảnh: Vĩnh Hoàng 

Tại phố Lê Phụng Hiểu, sau khi hết thời gian TP Hà Nội thí điểm cho thuê vỉa hè, ôtô, xe máy cũng dừng đỗ kín trên vỉa hè, lòng đường tạo nên diện mạo xấu cho không gian đô thị, cảnh quan của con phố này nói riêng và Thủ đô nói chung.

Xe ôtô dừng, đỗ tran lan trên phố Lê Phụng Hiểu. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe ôtô dừng, đỗ tràn lan trên phố Lê Phụng Hiểu. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Hơn một năm trước (cuối năm 2021), để kinh doanh, phục vụ du khách UBND TP Hà Nội đã thống nhất, cho phép quận Hoàn Kiếm sử dụng tạm thời hè phố. Cụ thể, 5 tuyến phố được cho phép sử dụng vỉa hè để kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông), Lê Phụng Hiểu.

Thời gian hoạt động từ 6h hôm trước đến 2h sáng hôm sau, riêng phố Phùng Hưng từ 6h đến 22h.

Vị trí sử dụng, hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng một. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, sử dụng tạm thời hè phố với 45.000 đồng/m2/tháng.

Hàng quán chiếm dụng vỉa hè trên phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hàng quán chiếm dụng vỉa hè trên phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hàng quán cafe chiếm dụng vỉa hè trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nhiều hàng quán cà phê chiếm dụng vỉa hè phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ôtô chiếm dụng vỉa hè trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ôtô chiếm dụng vỉa hè trên phố Lý Thường Kiệt. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè, lòng đường tràn ngập ôtô, xe máy. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Sau khi lực lượng chức năng liên tục ra quân, một số tuyến phố đã có vỉa hè rộng hơn. Xe máy đậu trên vỉa hè đã được sắp xếp có quy củ hơn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Đến cuối tháng 3.2023, Hà Nội lại có chủ trương nghiên cứu phương án cho thuê vỉa hè theo giờ. Tuy nhiên, theo người dân, đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về an toàn cho người đi bộ, giao thông công cộng, an ninh và thẩm mỹ đô thị. Cần tìm những giải pháp khác để làm gia tăng cơ hội kinh doanh và thu nhập của thành phố thay vì cho thuê không gian vỉa hè.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Giải bài toán sinh kế của dân thay vì cho thuê

PHẠM ĐÔNG |

Việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh tại Hà Nội đang trở thành một đề xuất được quan tâm. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng cho thuê vỉa hè để kinh doanh không phải là một ý tưởng tốt, thậm chí có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực.

Có thể cho thuê vỉa hè kinh doanh nhưng phải dành chỗ cho người đi bộ

Minh Ánh - Sơn Trần |

Nhiều người dân ủng hộ chủ trương cho thuê vỉa hè để kinh doanh, nhưng hầu hết đều nhận định, vỉa hè là để cho người đi bộ, nếu cho thuê thì cần phải tính toán kỹ lưỡng.

Cho thuê vỉa hè- phải lường trước những hệ lụy

Lê Thanh Phong |

TPHCM dự kiến cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Doanh thu giảm sâu, Chứng khoán MB giảm lãi tới 40%

Quang Dân |

Tổng doanh thu trong quý I/2023 giảm tới 45% so với cùng kì năm 2023 là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của Chứng khoán MB cũng giảm tới 40% trong 3 tháng đầu năm 2023.

Tạm đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có nữ sinh tự tử

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An - Trường THPT chuyên ĐH Vinh đã có quyết định tạm đình chỉ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp có nữ sinh tự tử nghi do bạo lực học đường.

Đăng vị trí chốt cảnh sát giao thông lên Facebook, một người ở Hải Dương bị phạt 5 triệu đồng

Băng Tâm |

Chiều 19.4, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Công an huyện Thanh Hà xử phạt cá nhân đăng tải vị trí làm việc của cảnh sát giao thông.

Mức lương giáo viên mầm non công lập, tư thục từ ngày 1.7.2023

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc Hoàng Ân (Nam Định) hỏi: Từ ngày 1.7.2023, khi điều chỉnh lương cơ sở, lương của giáo viên mầm non công lập và ngoài công lập có thay đổi không?

Lí do chưa thể chặt hạ 3 cây sưa chết khô, nứt gốc bên hồ Hoàn Kiếm

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến trước đó, việc chặt hạ 3 cây sưa chết khô trên hồ Hoàn Kiếm sẽ thực hiện vào ngày 18.4. Tuy nhiên đến nay việc chặt hạ vẫn chưa thể tiến hành dù đã được cấp phép.

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Giải bài toán sinh kế của dân thay vì cho thuê

PHẠM ĐÔNG |

Việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh tại Hà Nội đang trở thành một đề xuất được quan tâm. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng cho thuê vỉa hè để kinh doanh không phải là một ý tưởng tốt, thậm chí có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực.

Có thể cho thuê vỉa hè kinh doanh nhưng phải dành chỗ cho người đi bộ

Minh Ánh - Sơn Trần |

Nhiều người dân ủng hộ chủ trương cho thuê vỉa hè để kinh doanh, nhưng hầu hết đều nhận định, vỉa hè là để cho người đi bộ, nếu cho thuê thì cần phải tính toán kỹ lưỡng.

Cho thuê vỉa hè- phải lường trước những hệ lụy

Lê Thanh Phong |

TPHCM dự kiến cho sử dụng vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, tổ chức sự kiện văn hóa, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã chừa đủ tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.