5 "khác biệt" quan trọng giúp Việt Nam phòng chống dịch bệnh COVID-19

Thùy Linh |

Ngày 15.3, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch COVID-19 Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế đã phân tích 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Thứ nhất: Ngăn chặn các ca xâm nhập, thay đổi phù hợp với tình hình

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch, nhưng trong giai đoạn mới, chúng ta cần phải quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, triệt để hơn.

Về chiến lược, Việt Nam vẫn kiên trì, quyết liệt với các mục tiêu đề ra như quyết tâm kiên trì ngăn chặn những ca xâm nhập, nhưng có thay đổi phù hợp hơn.

Ông Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo với tất cả địa phương phải xác định rõ, coi khối các nước thuộc khu vực Schengen, Châu Âu, Anh, Mỹ là những vùng tâm dịch.

Từ ngày 13.3, Việt Nam đã thực hiện việc cách ly y tế với hành khách đến và đi qua các các nước này trên các chuyến bay về Việt Nam để phát hiện những ca nghi ngờ. Và thực tế, trong chuyến bay ngày 13.3 về Việt Nam, nhờ việc triển khai quyết liệt này, chúng ta đã phát hiện kịp thời một ca dương tính (bệnh nhân 51) và đưa vào cách ly.

Thứ hai, tiếp tục cách ly triệt để

Thành công nhất của Việt Nam là thực hiện hiệu quả trong việc cách ly những trường hợp mắc COVID-19 và cách ly tại cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá cao thành công này của Việt Nam để không lọt những trường hợp nghi nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, việc cách ly y tế của Việt Nam đặc biệt hơn so với một số nước khác. Những trường hợp tiếp xúc gần và trực tiếp được cách ly rồi, thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng ở mức thấp. Thứ trưởng dẫn chứng, thời gian qua, chúng ta phát huy hiệu quả việc cách ly tập trung như tại Sơn Lôi, thực hiện cách ly ở mức độ rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Tuấn Dũng
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Tuấn Dũng

Hiện nay, Việt Nam đã có những điều chỉnh theo đúng quy định chặt chẽ hơn, khoanh vùng nhỏ hơn, vừa bảo đảm về đời sống cho người dân mà vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

“Các địa phương đang làm rất tốt việc này. Chúng tôi luôn nhắc các địa phương phải tiến hành cách ly triệt để, không để lây nhiễm trong khu cách ly. Dù vất vả nhưng vẫn phải làm”, Thứ trưởng nói.

Thứ ba, điều trị tại chỗ, phân tuyến ở tất cả các tuyến

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu ở đại dịch nên có phương án điều trị khác với các nước khác. Một số nước áp dụng chính sách ca nhẹ thì điều trị tại nhà, có nước thì ca nhẹ cũng đưa vào cơ sở y tế.

Nhưng tại Việt Nam, chúng ta tiếp tục phân tuyến ở các tuyến, cả tuyến xã tham gia vào điều trị với những trường hợp nhẹ.

Về phác đồ điều trị, chúng ta cũng có những thay đổi tiệm cận với tiến bộ khoa học và kinh nghiệm điều trị trên thế giới. Việt Nam đã điều trị khỏi 16 ca và các ca còn lại đang điều trị đều được kiểm soát tốt ở các cơ sở y tế”, Thứ trưởng cho hay.

Thứ tư là phát hiện sớm

Theo Thứ trưởng, thời gian vừa rồi, chúng ta chuẩn bị cơ sở xét nghiệm, chỉ đạo đơn vị địa phương sản xuất bộ thử nghiệm, trao đổi các phòng labo với nhau. Tới đây, thay phương thức mở rộng hơn đối tượng xét nghiệm. Thực hiện xét nghiệm COVID-19 với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch.

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã thực hiện trang bị đầy đủ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở xét nghiệm, chỉ đạo các địa phương sản xuất bộ thử nghiệm, trao đổi kỹ thuật giữa các phòng labo với nhau để chuẩn bị cho những việc mở rộng này.

Theo đó, từ hôm nay, tất cả hành khách nhập cảnh từ khối các nước thuộc khu vực Schengen, Châu Âu, Anh, Mỹ đều được giám sát về y tế, khai tờ khai y tế, đo thân nhiệt và đặc biệt là thực hiện xét nghiệm ngay tại các cửa khẩu.

Hiện nay, công suất xét nghiệm đang được đẩy nhanh lên, từ thực tế hiện nay đang trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ, sẽ cố gắng rút ngắn thời gian trả kết quả trong thời gian tới đây.

Thứ năm, sự thay đổi về khoa học công nghệ

Một trong những chiến lược cần thay đổi trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 là khoa học công nghệ. Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ các đơn vị công nghệ, Bộ Y tế đã khai trương trang tin cung cấp thông tin kịp thời trên quan điểm minh bạch, không giấu giếm. Bộ Y tế cũng khai trương một loạt app giúp người dân nắm thông tin; Áp dụng tờ khai y tế điện tử quản lý toàn bộ khách nhập cảnh.

Thứ trưởng cho hay, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập văn phòng đặc nhiệm chuyên truy suất nguồn gốc và lịch trình đi lại của hành khách.

Trước đây, với chuyến bay VN0054, Việt Nam mất bốn ngày mới kiểm soát được hết hành khách nhập cảnh vào Việt Nam. Trong chuyến bay sau, chúng ta chỉ mất tới hai ngày và hiện nay mất nửa ngày biết hành khách đang ở đâu.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế công bố ca thứ 49 mắc bệnh COVID-19 ở Việt Nam

Thùy Linh |

Chiều 14.3, Bộ Y tế tiếp tục công bố ca bệnh thứ 49 nhiễm SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Những việc quan trọng học sinh cần làm tại nhà để tránh dịch bệnh COVID-19

T.Linh |

Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày và những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày.

Bộ Y tế chỉ cách vượt qua sự căng thẳng trong dịch COVID-19

Thùy Linh |

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho không ít người dân hoang mang, lo ngại. Tâm lý đó dẫn đến sự căng thẳng, lo âu ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống. Vậy phải làm thế nào để có thể vượt qua được sự căng thẳng trong dịch COVID-19? Bộ Y tế đã có những chỉ dẫn gửi đến người dân.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Bộ Y tế công bố ca thứ 49 mắc bệnh COVID-19 ở Việt Nam

Thùy Linh |

Chiều 14.3, Bộ Y tế tiếp tục công bố ca bệnh thứ 49 nhiễm SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Những việc quan trọng học sinh cần làm tại nhà để tránh dịch bệnh COVID-19

T.Linh |

Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, ký túc xá, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày và những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày.

Bộ Y tế chỉ cách vượt qua sự căng thẳng trong dịch COVID-19

Thùy Linh |

Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho không ít người dân hoang mang, lo ngại. Tâm lý đó dẫn đến sự căng thẳng, lo âu ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống. Vậy phải làm thế nào để có thể vượt qua được sự căng thẳng trong dịch COVID-19? Bộ Y tế đã có những chỉ dẫn gửi đến người dân.