4 tuyến đường Vành đai TPHCM: Dài 380 km nhưng mới hoàn thành hơn 90km

MINH QUÂN |

TPHCM quy hoạch 4 tuyến đường Vành đai với tổng chiều dài hơn 380 km nhưng đến nay mới hoàn thành hơn 90 km.

Vành đai 1 dài 26,4 km đi qua Thành phố Thủ Đức, quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, 8 và huyện Bình Chánh.

Tuyến đường này bắt đầu từ đường Phạm Văn Đồng (Ngã 4 Linh Xuân) – Bạch Đằng – Trường Sơn – Hoàng Văn Thụ – Hồng Lạc – Thoại Ngọc Hầu – Hương lộ 2 – Kinh Dương Vương – Nguyễn Văn Linh.

Đại lộ Phạm Văn Đồng thông xe năm 2013 với 12 làn, tuyến đường được xem là đẹp nhất TPHCM với vốn đầu tư 340 triệu USD.   Ảnh: Ngọc Tiến
Đại lộ Phạm Văn Đồng thông xe năm 2013 với 12 làn, tuyến đường được xem là đẹp nhất TPHCM với vốn đầu tư 340 triệu USD. Ảnh: Ngọc Tiến

Đường Vành đai 1 hiện đã hình thành và phát huy hiệu quả trong việc giảm tải tình trạng tắc đường cho khu vực nội đô. Ngoài ra, tuyến đường còn giúp giảm tình trạng xe quá tải lưu thông vào nội thành, đồng bộ cơ sở hạ tầng các vùng ngoại thành và kích thích giãn dân ra khu vực vùng ven TPHCM.

Vành đai 2 dài 64 km, quy mô 6-10 làn xe, chạy qua Thành phố Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn.

Được quy hoạch từ năm 2007 nhưng đến nay toàn tuyến mới xong 50 km, còn 14 km chia làm 4 đoạn chưa hoàn thành.

Trong đó, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (Thành phố Thủ Đức) dài 2,7 km, tổng đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng khởi công năm 2017 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Nhưng từ năm 2020, khi đạt 44% khối lượng công trình phải ngừng thi công do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.

Công trường đoạn Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa dừng thi công suốt 2 năm qua.  Ảnh: Minh Quân
Công trường đoạn Vành đai 2 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa dừng thi công suốt 2 năm qua. Ảnh: Minh Quân

Ba đoạn còn lại có tổng chiều dài gần 11 km gồm: đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, đoạn 2 từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, đoạn 4 từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh. Tổng vốn đầu tư 3 đoạn nêu trên khoảng 26.289 tỉ đồng bằng vốn ngân sách TPHCM.

TPHCM phấn đấu tái khởi động đoạn 3 và cân đối vốn đầu tư ba đoạn còn lại để khép kín toàn tuyến vào năm 2025.

Khi được khép kín, Vành đai 2 giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô. Ngoài ra, tuyến đường còn giúp kết nối cảng biển và các tuyến giao thông quan trọng khác như xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1, 13...

Vành đai 3 dài gần 92 km, chạy qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, chia làm 4 đoạn lớn gồm: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22, quốc lộ 22 - Bến Lức.

Theo quy hoạch được phê duyệt 12 năm trước, toàn tuyến Vành đai 3 cơ bản hoàn thành trước năm 2020. Tuy nhiên đến nay, chỉ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc Bình Dương) dài hơn 15 km đã hoàn thành.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương), một trong những đoạn thuộc Vành đai 3 TPHCM đã đầu tư hoàn thành. Ảnh: Minh Quân
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương), một trong những đoạn thuộc Vành đai 3 TPHCM đã đầu tư hoàn thành. Ảnh: Minh Quân

Ngoài ra, trên đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch hiện dự án thành phần 1A, dài 8,75 km từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (Thành phố Thủ Đức), dùng vốn ODA sẽ khởi công quý 1/2022.

Tổng chiều dài các đoạn còn lại khoảng 76 km, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 75.777 tỉ đồng, làm 4 làn xe và đường song hành hai bên. Việc giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện từ giai đoạn này theo quy mô hoàn chỉnh, tổng kinh phí 41.800 tỉ đồng.

Tuyến đường sẽ đầu tư công, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí gần 40.000 tỉ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai; 100% đoạn qua tỉnh Long An.

Phần ngân sách địa phương bố trí cho các đoạn đi qua địa bàn, TPHCM sẽ chi hơn 24.380 tỉ đồng, Đồng Nai khoảng 1.624 tỉ đồng và Bình Dương hơn 9.700 tỉ đồng.

TPHCM dự tính thời gian chuẩn bị đầu tư Vành đai 3 thực hiện từ nay đến năm 2023. Giai đoạn 2023-2024, dự án sẽ hoàn tất giải phóng mặt bằng. Năm 2025, việc thi công tuyến đường cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến trước khi hoàn thiện năm 2026.

Dự án hoàn thành giúp giảm các xe quá cảnh qua TPHCM, giảm tải giao thông khu vực nội đô và kết nối các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh, rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh.

Vành đai 4 dài gần 200 km, có tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỉ đồng đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (địa bàn thị xã Phú Mỹ), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước, TPHCM.

Dự án được duyệt từ năm 2013 nhưng đến nay tiến độ rất chậm, sau nhiều năm đầu tư dự án mới chỉ hoàn thành khoảng 21 km trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, tỉnh Long An đang triển khai đầu tư 25 km, và đang nghiên cứu đầu tư thêm đoạn Bến Lức - Hiệp Phước khoảng 35 km.

Sơ đồ tuyến Vành đai 4.   Ảnh: Minh Quân
Sơ đồ tuyến Vành đai 4. Ảnh: Minh Quân

Hiện Thủ tướng đã phân chia dự án đường Vành đai 4 thành 5 đoạn tuyến theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố, và giao cho 5 địa phương trực tiếp huy động vốn đầu tư.

Cụ thể, giao UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền đầu tư đoạn Thầy Cai - Hiệp Phước (dài 71km); TPHCM đầu tư đoạn từ cầu vượt sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai (dài 17km); Bình Dương đầu tư đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (dài 49km); Đồng Nai đầu tư đoạn từ Bầu Cạn - cầu Thủ Biên (dài 45km); Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư đoạn từ Phú Mỹ - Bầu Cạn (dài 18km).

Đường Vành đai 4 khi hình thành đóng vai trò chiến lược trong liên kết vùng, đặc biệt kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì sao suất đầu tư Vành đai 3 TPHCM đắt hơn gấp đôi cao tốc Bắc – Nam?

MINH QUÂN |

Suất đầu tư đường vành đai 3 TPHCM dự kiến khoảng 910 tỉ đồng/km (bao gồm cả giải phóng mặt bằng), trong đó chi phí xây dựng khoảng 294 tỉ đồng/km, đắt hơn gấp đôi chi phí xây dựng cao tốc Bắc - Nam khoảng 132 tỉ đồng/km.

Gần 2.400 tỉ đồng cho mỗi km đường Vành đai 2 tại TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Ba đoạn dài 11 km thuộc dự án Vành đai 2 TPHCM có tổng vốn dự kiến hơn 26.000 tỉ đồng. Tính ra, để khép kín đường Vành đai 2, TPHCM phải chi gần 2.400 tỉ đồng cho mỗi km (bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng,...).

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thành lập Hội đồng thẩm định Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Vì sao suất đầu tư Vành đai 3 TPHCM đắt hơn gấp đôi cao tốc Bắc – Nam?

MINH QUÂN |

Suất đầu tư đường vành đai 3 TPHCM dự kiến khoảng 910 tỉ đồng/km (bao gồm cả giải phóng mặt bằng), trong đó chi phí xây dựng khoảng 294 tỉ đồng/km, đắt hơn gấp đôi chi phí xây dựng cao tốc Bắc - Nam khoảng 132 tỉ đồng/km.

Gần 2.400 tỉ đồng cho mỗi km đường Vành đai 2 tại TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Ba đoạn dài 11 km thuộc dự án Vành đai 2 TPHCM có tổng vốn dự kiến hơn 26.000 tỉ đồng. Tính ra, để khép kín đường Vành đai 2, TPHCM phải chi gần 2.400 tỉ đồng cho mỗi km (bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng,...).