35 năm sự kiện Gạc Ma: Mỗi năm 3 ngày giỗ

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Đã có lần chúng tôi nhìn và cảm thấy những giọt nước mắt hạnh phúc của một bà mẹ liệt sĩ Gạc Ma tại Đà Nẵng khi bà bảo “cũng an ủi phần nào khi con trai tôi mỗi năm có đến 3 ngày giỗ”.

“Kể ra con tui cũng được an ủi…”

Với những ông bố, bà mẹ và thân nhân của những liệt sĩ Gạc Ma đã khuất và đang còn sống, nỗi đau mất con, mất người thân trong một sự kiện đặc biệt như sự kiện Gạc Ma năm 1988 là mãi mãi không thể phai mờ.

Bà Đặng Thị Nhung và ông Lê Văn Xuân cùng di ảnh con trai là liệt sĩ Lê Văn Sanh. Ảnh: Tường Minh
Bà Đặng Thị Nhung và ông Lê Văn Xuân cùng di ảnh con trai là liệt sĩ Lê Văn Sanh. Ảnh: Tường Minh

Nhưng tất cả họ cũng có chung một niềm an ủi, là con họ, người thân của họ luôn được tưởng nhớ và có nhiều ngày giỗ, ngày để nhớ hơn những người khác.

Như năm nào gặp chúng tôi, bà Đặng Thị Nhung, mẹ của liệt sĩ Lê Văn Sanh cũng khóc to thành tiếng. Nhưng những giọt nước mắt của bà Nhung có khi lại hoà lẫn với những giọt nước mắt hạnh phúc khi bà nói: “Kể ra con tôi cũng cũng được an ủi khi mỗi năm có đến 3 ngày giỗ”.

Ngày giỗ đầu tiên của những liệt sĩ Gạc Ma là ngày 26.1 âm lịch (một ngày trước sự kiện Gạc Ma theo quan niệm truyền thống). Ngày giỗ thứ 2 là ngày 14.3 (ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma tính theo dương lịch) và cuối cùng là 27.7, ngày Thương binh Liệt sĩ.

“Trong ngày 27.7 năm ngoái, chính quyền phường Hòa Cường Bắc đã đến tận nhà tôi để làm giỗ cho thằng Sanh”, ông Lê Văn Xuân, bố của liệt sĩ Lê Văn Sanh kể, mắt ánh lên một niềm vui rất khó tả.

An ủi nữa là ngoài di ảnh thờ trong gia đình, tên của liệt sĩ Lê Văn Sanh còn được khắc tại bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của địa phương.

Đây là bia tưởng niệm các liệt sĩ qua các thời kỳ, trong đó, có 9 liệt sĩ Gạc Ma ở chính quê hương Hòa Cường, được đặt tại đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đình làng được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) để thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng, cũng là những vị tiền nhân của Đà Nẵng.

Gần nhất, tên của liệt sĩ Lê Văn Sanh cùng các động đội, cũng được khắc ghi tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa cùng các hoạt động tưởng nhớ được tổ chức ở cấp quốc gia.

Luôn nhận sự quan tâm và động viên

Bà Đặng Thị Nhung, mẹ liệt sĩ Lê Văn Sanh kể mình cũng với các gia đình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma khác ở Đà Nẵng thường xuyên nhận được sự quan tâm, thăm hỏi, động viên, tặng quà của Ban liên lạc bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, chính quyền địa phương các cấp.

Có khi là những tấm lòng hảo tâm xa lạ và giấu tên. Như bà Nhung lần nào gặp chúng tôi cũng kể “có nhiều chuyện lạ lắm. Ví như hàng năm cứ đến ngày 14.3 hay thương binh liệt sĩ, nhà tui hay đón những vị khách không biết ở mô tới, chỉ nghe nói là xa lắm, tận trong Sài Gòn, ngoài Hà Nội.

Họ đi ôtô, có khi tự tìm nhà, có khi nhờ người dẫn tới. Họ lên thắp hương cho thằng Sanh, hỏi han vợ chồng tui rất thân tình rồi gởi tiền để trong phong bì, cứ bắt tui nhận cho bằng được mà không nói lý do, không để lại tên tuổi chi cả…”.

Với địa phương thì “trong ngày 14.3 năm trước, chính quyền địa phương không những làm lễ tưởng niệm liệt sĩ hi sinh ở Gạc Ma rất lớn, có rất nhiều người tham dự ở bia tưởng niệm ngoài đình làng Nại Nam, mà tui còn nhận được 4 triệu đồng từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm thông qua Ban liên lạc bộ đội Trường Sa”, bà Nhung kể.

Ngày 14.3 năm nay, theo ông Lê Văn Tấn, Trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa thành phố Đà Nẵng, “năm nay tròn 35 năm sự kiện Gạc Ma nên chúng tôi sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm rất lớn, chỉ sau lễ kỷ niệm 30 năm của 5 năm trước”.

Ông Lê Văn Tấn cho biết: sự kiện năm nay sẽ gồm các hoạt động lễ cúng các hương linh, lễ tưởng niệm và trao tặng quà tri ân đến thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma. Tất cả các hoạt động đều được tổ chức tại bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của địa phương Hoà Cường Bắc tại đình làng Nại Nam.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Biểu tượng Gạc Ma mãi trong lòng người Việt

Thanh Thúy |

Ngày 15.7.2017, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa được khánh thành. Công trình xây dựng từ sự chung tay của hàng triệu tấm lòng trên cả nước cùng Tổng LĐLĐVN thông qua quỹ XHTT Tấm lòng Vàng. Đánh dấu chặng đường 5 năm hoạt động, Tổng LĐLĐVN, Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng lại cùng thân nhân anh hùng liệt sĩ Gạc Ma hội ngộ và tổ chức loạt chương trình tri ân liệt sĩ.

Tháng 7 ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Hữu Long |

Công trình Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma thể hiện sự tri ân của nhân dân, người lao động và đoàn viên công đoàn cả nước tưởng nhớ về những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc… 

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - điểm hẹn với nhiều cung bậc cảm xúc

Nhóm PV Miền Trung |

Từ khi hoàn thành, Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma đã trở thành điểm đến tâm linh của nhiều người dân và du khách. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 7, đồng bào nhiều nơi trên các miền tổ quốc đến dâng hương, tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ.

Dù được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể... quan tâm, chăm lo rất chu đáo, nhưng đối với thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, họ luôn mong muốn được đến trực tiếp Khu tưởng niệm ở Khánh Hòa, thắp nén hương, như thể được gặp lại người thân của mình...

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Báo Lao Động tiếp tục cập nhật danh sách các trường đại học công bố xét học bạ và xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Cá chết nổi trắng trên hồ trung tâm thành phố Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Nhiều ngày nay, tại hồ điều hòa Yết Kiêu, TP Hạ Long xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, đang phân hủy, nổi trắng mặt nước bốc mùi hôi thối, ảnh đến cuộc sống người dân.

Biểu tượng Gạc Ma mãi trong lòng người Việt

Thanh Thúy |

Ngày 15.7.2017, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa được khánh thành. Công trình xây dựng từ sự chung tay của hàng triệu tấm lòng trên cả nước cùng Tổng LĐLĐVN thông qua quỹ XHTT Tấm lòng Vàng. Đánh dấu chặng đường 5 năm hoạt động, Tổng LĐLĐVN, Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng lại cùng thân nhân anh hùng liệt sĩ Gạc Ma hội ngộ và tổ chức loạt chương trình tri ân liệt sĩ.

Tháng 7 ở Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Hữu Long |

Công trình Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma thể hiện sự tri ân của nhân dân, người lao động và đoàn viên công đoàn cả nước tưởng nhớ về những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc… 

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - điểm hẹn với nhiều cung bậc cảm xúc

Nhóm PV Miền Trung |

Từ khi hoàn thành, Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma đã trở thành điểm đến tâm linh của nhiều người dân và du khách. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 7, đồng bào nhiều nơi trên các miền tổ quốc đến dâng hương, tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ.

Dù được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể... quan tâm, chăm lo rất chu đáo, nhưng đối với thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma, họ luôn mong muốn được đến trực tiếp Khu tưởng niệm ở Khánh Hòa, thắp nén hương, như thể được gặp lại người thân của mình...

Liệt sĩ Gạc Ma và những kỷ vật còn mãi

Tô Thế - Phong Linh |

Những cuốn sách tiếng Nga, bộ quần áo Hải quân -  là những kỷ vật hiếm hoi mà thân nhân liệt sĩ Kiều Văn Lập (Phúc Thọ, Hà Nội) nhận lại sau khi anh Lập hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.