33% lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tự ý bỏ ra ngoài làm việc

VƯƠNG TRẦN |

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Tình trạng lao động Việt phá vỡ hợp đồng, tự ý bỏ ra ngoài làm việc chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc. Khoảng 33% lao động Việt Nam tại Hàn Quốc tự ý bỏ ra ngoài làm việc.

Ngày 15.8, tiếp tục Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành về các nội dung liên quan đến thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho biết vừa qua, cử tri phản ánh người lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài phải trả chi phí môi giới cao hơn nhiều lần so với các nước khác trong khối ASEAN, việc bảo vệ quyền lợi người lao động gặp nhiều khó khăn.

Ông Lâm cũng nêu thực trạng có nhiều trường hợp khi đưa người lao động tới nơi thì không liên lạc được với môi giới ở nhà. Mặt khác, tình trạng người lao động tự ý phá bỏ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc gây thiệt hại cho người sử dụng lao động và làm mất ổn định thị trường lao động của nước đối tác và làm giảm uy tín của lao động Việt Nam.

Đại biểu tỉnh Bắc Giang đề nghị Chính phủ cho biết thực trạng cụ thể hiện nay, trách nhiệm quản lý và biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi chất vấn. Ảnh Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi chất vấn. Ảnh Quochoi.vn

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết năm 2017 xấp xỉ 127.000 người, con số năm 2018 khoảng 143.000 người Việt Nam sang lao động tại nước ngoài. Không chỉ số lượng, địa bàn lao động cũng được mở rộng như Australia, Đức, Romania và gần đây nối lại với Czech sau một thời gian gián đoạn.

Về vấn đề Việt Nam có chi phí môi giới cao, ông Dung giải thích tại một số nước, các doanh nghiệp chỉ đưa người lao động đi sang nước ngoài lao động là hết trách nhiệm. Trong khi đó, tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn phải quản lý, thậm chí tham gia xử lý những việc liên quan đến người lao động khi có vấn đề xảy ra tại nước đối tác.

Hiện nay, có khoảng 350 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc. Ông Dung khẳng định doanh nghiệp Việt căn cứ vào các quy định pháp luật và hiệp định lao động giữa 2 nước để quy định mức tiền chi trả.

Đối với tình trạng lao động Việt phá vỡ hợp động, tự ý bỏ ra ngoài làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin chuyện này chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc. Năm 2016 được đánh giá là năm có tỉ lệ lao đồng bỏ ra ngoài cao nhất, ở mức 55%. Tuy nhiên đến nay, con số này còn 33% và nước đối tác cho rằng đây là tỉ lệ chấp nhận được.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng tuổi hưu, nước nào cũng gặp khó khăn

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, cũng là yêu cầu thực sự cần thiết của Việt Nam hiện nay. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Người lao động sẽ được chọn quyền nghỉ hưu sớm

Đ.Chung-C.Nguyên-T.Trung |

Bên hành lang Quốc hội sáng 29.5, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trao đổi với báo chí quanh những điểm mới và nội dung còn nhiều tranh cãi về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về việc bé 13 tuổi đóng cảnh nóng trong "Vợ ba"

Đ.Chung - C.Nguyên-T.Trung |

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, việc để bé gái đóng phim “Vợ ba”, với nhiều cảnh nóng là sai về mặt pháp luật và đạo lý.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tăng tuổi hưu, nước nào cũng gặp khó khăn

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, cũng là yêu cầu thực sự cần thiết của Việt Nam hiện nay. 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Người lao động sẽ được chọn quyền nghỉ hưu sớm

Đ.Chung-C.Nguyên-T.Trung |

Bên hành lang Quốc hội sáng 29.5, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trao đổi với báo chí quanh những điểm mới và nội dung còn nhiều tranh cãi về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về việc bé 13 tuổi đóng cảnh nóng trong "Vợ ba"

Đ.Chung - C.Nguyên-T.Trung |

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, việc để bé gái đóng phim “Vợ ba”, với nhiều cảnh nóng là sai về mặt pháp luật và đạo lý.