300 người thiệt mạng/năm vì rủi ro thiên tai: Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa sát thực tiễn

KHÁNH VŨ - ĐẶNG CHUNG |

Theo thống kê chưa đầy đủ, trận lũ lịch sử từ 9-11.10.2017 đã khiến 55 người chết, 38 người mất tích, 31 người bị thương; 189 ngôi nhà bị sập, trên 30.800 ngôi nhà bị ngập, gần 2.000 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp. Công tác cảnh báo liên tục được thông tin, cả hệ thống căng mình triển khai chống bão, thế nhưng, tại sao con số thương vong quá lớn trong khi lượng mưa của trận lũ này không quá nhiều và không kéo dài? Câu hỏi đặt ra: Chúng ta đang sai ở chỗ nào?

Dự báo và ứng phó nhanh, thiệt hại vẫn lớn

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, trong những năm gần đây thiên tai xảy ra ngày càng khốc liệt và diễn biến bất thường. Điển hình là trận lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Yên bái và một số tỉnh lân cận đã làm 44 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính 55 triệu USD.

Giữa tháng 9, cơn bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri được cho là mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây đã quét qua địa bàn các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 9 người thiệt mạng, khoảng 193.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, thiệt hại ước tính khoảng 385 triệu USD.

Gần đây nhất, trong hai ngày 9-10.10, đợt mưa lũ trên diện rộng tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã và đang gây ra hậu quả nặng nề trên địa bàn rộng lớn, mực nước sông nhiều nơi vượt mức đỉnh lũ lịch sử. Tính đến 17h ngày 12.10, đợt mưa lũ đã làm 80 người chết và mất tích, làm hàng chục người bị thương và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Thiên tai đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP.

Trong đó, ngành nông nghiệp là ngành được đánh giá dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai. Trong các trường hợp có thiên tai lớn, mức độ thiệt hại có thể vượt trên 4% GDP. Biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ làm tăng tác động của thiên tai, đặc biệt về thời gian, tần suất, độ nghiêm trọng và cường độ của các sự kiện khí tượng thuỷ văn.

Cầu Thia - nơi phóng viên Đinh Hữu Dư và 3 người dân gặp nạn. Ảnh: P.V
Cầu Thia - nơi phóng viên Đinh Hữu Dư và 3 người dân gặp nạn. Ảnh: P.V

Thiếu thực tiễn, chúng ta đang sai ở chỗ nào?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT, các đợt ứng phó của chúng ta đã đạt hiệu quả, nhưng so với yêu cầu khắc nghiệt của thiên tai hiện nay thì cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc để có những điều chỉnh, bổ sung. Cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức chủ động của người dân, các tổ chức cho đến cả hệ thống trong việc phòng, chống thiên tai.

Ngoài ra, công tác cảnh báo phải được đầu tư nhiều hơn nữa để làm sao có thông tin tốt nhất, gần với thực tiễn nhất, từ đó làm cơ sở cho sự cảnh báo, công tác chỉ đạo có hiệu quả hơn.

Ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT - cho rằng: Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai chưa sát thực tiễn. Trong khi đó, do biến đổi khí hậu, tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, làm xuất hiện những loại hình thiên tai mới. Điển hình là việc thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, xây dựng hồ chứa, khai thác cát dẫn đến suy giảm khả năng trữ nước, mất cân bằng bùn cát, hạ thấp đáy sông, làm gia tăng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển.

Theo ông Trần Quang Hoài, công tác dự báo chưa sát với thực tế, đang có một khoảng cách rất lớn giữa yêu cầu và thực tiễn. “1h chiều ngày 11.10 chúng tôi nhận được một bản tin dự báo là lũ về hồ Hòa Bình với lưu lượng đang giảm dần. 12 tiếng sau chỉ còn 3.800m3, 24 tiếng sau còn 2.400m3, nhưng 24 tiếng sau lên đến 17.000m3/s.

Lũ sầm sập đổ về hồ Hòa Bình, nếu chỉ chậm trễ trong việc xử lý thì một tiếng sau có thể xảy ra hậu quả khôn lường, có thể hủy hoại ngay hệ thống điều hành toàn bộ các cửa van của hồ. Và ngay trong đêm, Bộ trưởng đã phải quyết định đóng ngay toàn bộ hồ Sơn La”- ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh.

Cần thay đổi phương thức cảnh báo, ứng phó

Ông Trần Quang Hoài cho rằng, tất cả các trường hợp thương vong là do lũ cuốn, sạt lở đất do mưa lũ, việc xả đáy hồ Hòa Bình không làm ai bị thương vong. Dự báo ở các khu vực chính xác hay không cần phải kiểm chứng.

Nhưng có những vùng ở Bắc Quang mưa đến 500mm nhưng không bị sạt lở, nhưng có những nơi mưa ít hơn nhưng vẫn bị các rủi ro thiên tai. Điều này cho thấy cần rà soát, kiểm tra để xác định các vùng có nguy cơ thiên tai. Cơ sở hạ tầng của khu vực miền núi đang là điểm yếu, là khoảng trống mà chúng ta đang phải đối mặt.

Hiện khu vực miền núi phía bắc đang chịu thiệt hại do lũ quét, hệ thống điện đường bị ảnh hưởng, vì vậy công tác dự báo, cảnh báo gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những vấn đề thách thức, cần có những giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ phải nâng cao năng lực về dự báo cảnh báo thiên tai. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, thách thức rất lớn với Việt Nam.

Hiện nay, diện tích rừng phòng hộ của chúng ta đang bị thu hẹp khiến lũ về nhanh hơn. Chính vì vậy, cần có hệ thống thiết bị cảnh báo thiên tai hiện đại nhưng dễ sử dụng, dễ nhận biết. Khi có lũ về, hệ thống thiết bị này sẽ kêu báo động cho người dân và cơ quan chức năng.

Để công tác phòng, chống rủi ro thiên tai đạt hiệu quả, Bộ NNPTNT đang thiết kế và trình Chính phủ xây dựng một trung tâm phòng chống thiên tai quốc gia. Đồng thời nâng cao năng lực của các công trình phòng chống thiên tai như hệ thống đê điều, hồ chứa, khu trú tránh cho dân cư.

KHÁNH VŨ - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.