30.000 trẻ miền núi Quảng Nam không có sữa uống vì Sở giáo dục chậm trễ

Hoàng Bin |

Sự chậm trễ trong công tác tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam khiến 30.000 học sinh miền núi tỉnh này không được uống sữa học đường, suốt cả năm học 2022-2023.

Trao sữa miễn phí cho học sinh miền núi

Từ tháng 6.2020, Quảng Nam triển khai chương trình hỗ trợ sữa học đường miễn phí đối với trẻ em mầm non và học sinh tiểu học tại 575 điểm trường tại 6 huyện miền núi Bắc Trà My, Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, theo nghị quyết số 15 của HĐND tỉnh.

Gần 100 trẻ em miền núi Quảng Nam được uống sữa miễn phí từ chương trình sữa học đường. Ảnh Hoàng Bin
Gần 100 trẻ em miền núi Quảng Nam được uống sữa miễn phí từ chương trình sữa học đường. Ảnh Hoàng Bin

Theo thống kê của Quảng Nam, trong 3 năm từ 2020 – 2022 đã có gần 100 nghìn lượt trẻ em miền núi hưởng lợi từ chương trình này với hơn 10 triệu hộp sữa miễn phí. Mỗi ngày trẻ được uống 1 hộp sữa 180ml nhãn hiệu Vinamilk hoặc TH True Milk, uống 5 lần/tuần trong thời gian 9 tháng/năm học.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 50,6 tỉ đồng từ nguồn ngân sách.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đánh giá, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết số 15, đa số trẻ được cải thiện về thể lực và trí tuệ; trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tập trung chú ý trong các hoạt động, trẻ háo hức đi học chuyên cần hơn.

Thể trạng, sức khỏe trẻ em miền núi Quảng Nam cải thiện đáng kể từ khi chương trình sữa học đường triển khai năm 2020. ảnh Hoàng Bin
Thể trạng, sức khỏe trẻ em miền núi Quảng Nam cải thiện đáng kể từ khi chương trình sữa học đường triển khai năm 2020. ảnh Hoàng Bin

Sức khỏe trẻ có chiều hướng phát triển tích cực hơn, không có tình trạng ngộ độc khi trẻ dùng sữa của chương trình. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, béo phì giảm đáng kể trong từng năm học.

Cuối tháng 5.2022, nghị quyết số 15 hết hiệu lực và được thay thế bằng nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh Quảng Nam về tiếp tục thực hiện chương trình sữa học đường với kinh phí dự kiến khoảng 151 tỉ đồng. Trong đó, năm học 2022-2023 được bố trí hơn 21,5 tỉ đồng.

Suốt cả năm học không được uống sữa

Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên Lao Động, suốt từ đầu năm học 2022 đến nay, khoảng 30.000 học sinh của 6 huyện miền núi Quảng Nam chưa được uống hộp sữa nào từ chương trình này, vì không có sữa.

Vấn đề này khiến cử tri vô cùng bức xúc và liên tục phản ánh trên các diễn đàn tiếp xúc cử tri tại Quảng Nam.

Suốt năm học 2022- 2023, khoảng 30 nghìn trẻ em miền núi tại Quảng nam không được uống sữa học đường vì Sở Giáo dục chậm trễ trong việc tham mưu triển khai. Ảnh Hoàng Bin
Suốt năm học 2022- 2023, khoảng 30.000 trẻ em miền núi tại Quảng Nam không được uống sữa vì Sở Giáo dục chậm trễ tham mưu triển khai chương trình sữa học đường . Ảnh Hoàng Bin

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chương trình sữa học đường là chương trình nhân văn, thiết thực đối với học sinh tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, việc tham mưu triển khai thực hiện chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo còn chậm trễ, dẫn đến chưa triển khai thực hiện được trong năm học 2022-2023.

Ông Thái Viết Tường, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam lí giải, do vướng mắc trong hồ sơ đấu thầu qua các bước thủ tục nên chương trình triển khai bị chậm.

Theo ông Tường, hiện nay Thông tư 31 của Bộ Y tế về việc quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường đã bị hủy bỏ, Sở đang tìm quy chuẩn để đưa vào hồ sơ mời thầu nhưng chưa tìm ra.

Một nguyên nhân khác là vì từ trước tới nay, năm học bắt đầu từ tháng 9 nhưng giao ngân sách cho sữa học đường theo năm tài chính, từ tháng 1 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, khi triển khai chương trình sữa học đường gặp vướng mắc, khi hoàn thiện các thủ tục, đến tháng 5 thì hết năm học.

“Để khắc phục tình trạng đó, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh thay đổi cơ chế, cho làm hồ sơ mời thầu theo năm học chứ không theo năm tài chính và UBND tỉnh đã đồng ý”, ông Tường nói thêm.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo giải trình, làm rõ trách nhiệm để chậm trễ chương trình sữa học đường trong năm học qua và triển khai kịp thời ngay từ đầu năm học 2023-2024. Ảnh Hoàng Bin
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ trách nhiệm để chậm trễ chương trình sữa học đường trong năm học qua và triển khai kịp thời ngay từ đầu năm học 2023-2024. Ảnh Hoàng Bin

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm nghiêm túc, báo cáo giải trình, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc chậm trễ triển khai thực hiện chương trình sữa học đường năm học 2022 - 2023.

Đồng thời, khẩn trương thực hiện các thủ tục tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu để triển khai kịp thời việc cấp phát sữa cho các em học sinh ngay từ đầu năm học 2023-2024.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

2 cá nhân vay nợ rồi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến Bộ Công an

Hoàng Bin |

Sau khi vay nợ qua ứng dụng trực tuyến, 2 cá nhân tại Quảng Nam đã chuyển tiếp cuộc gọi bị đòi nợ sang đường dây nóng của Bộ Công an để tránh bị làm phiền.

Cánh đồng sen Trà Lý bừng nở giữa thung lũng ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Cánh đồng sen Trà Lý thuộc xã miền núi Duy Sơn của huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đang vào mùa tỏa ngát sắc hương giữa mùa hè oi ả.

Vụ học sinh nằm chiếu rách ở Quảng Nam, phát hiện thêm sai phạm

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Sau khi có kết luận về sai phạm liên quan đến việc thu và sử dụng khoản phụ phí bán trú tại trường Tiểu học Trưng Vương, tập cán bộ, giáo viên và phụ huynh nhà trường tiếp gửi đơn kiến nghị nhiều nội dung khác. Qua thanh tra, huyện Thăng Bình đã phát hiện thêm sai phạm.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ ngày 24.5 đến 3.6 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 24.5 - 3.6.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Tận thấy bên trong Bệnh viện bay Orbis ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Bệnh viện bay Orbis được thiết kế như một bệnh viện thu nhỏ, gồm đầy đủ các phòng chức năng, như phòng tập huấn đào tạo; phòng chờ dành cho người nhà bệnh nhân và nơi chứa các thiết bị mô phỏng y khoa; phòng mổ với đầy đủ trang thiết bị, phòng xét nghiệm, phòng kỹ thuật...

Tuyên án đường dây đánh bạc nghìn tỉ do ông Đinh Văn Nơi chỉ đạo phá án

Lâm Điền |

62 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỉ ở An Giang đã lãnh án.

Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa

Anh Tú |

TP Hồ Chí Minh - Ngày 24.5, TAND thông báo bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) đã có đơn từ chối 8 luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Bé trai 18 tháng tuổi bị cô giáo mầm non tát 31 cái trong giờ ăn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Bé trai tên H.M.H (18 tháng tuổi) bị cô giáo mầm non Tuổi Ngọc (phường An Bình, TP Biên Hoà) đánh 31 cái trong giờ ăn trưa, được công an phường An Bình xác nhận. Bà Nguyễn Thị Thảo - mẹ cháu H cho biết, đã làm đơn gửi Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai và Công an TP Biên Hoà trình báo vụ việc.

2 cá nhân vay nợ rồi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến Bộ Công an

Hoàng Bin |

Sau khi vay nợ qua ứng dụng trực tuyến, 2 cá nhân tại Quảng Nam đã chuyển tiếp cuộc gọi bị đòi nợ sang đường dây nóng của Bộ Công an để tránh bị làm phiền.

Cánh đồng sen Trà Lý bừng nở giữa thung lũng ở Quảng Nam

Hoàng Bin |

Cánh đồng sen Trà Lý thuộc xã miền núi Duy Sơn của huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đang vào mùa tỏa ngát sắc hương giữa mùa hè oi ả.

Vụ học sinh nằm chiếu rách ở Quảng Nam, phát hiện thêm sai phạm

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Sau khi có kết luận về sai phạm liên quan đến việc thu và sử dụng khoản phụ phí bán trú tại trường Tiểu học Trưng Vương, tập cán bộ, giáo viên và phụ huynh nhà trường tiếp gửi đơn kiến nghị nhiều nội dung khác. Qua thanh tra, huyện Thăng Bình đã phát hiện thêm sai phạm.