20 xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ năm 2021

Đỗ Lộc |

Năm 2021 là một năm khó khăn với nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn đang tác động ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các nền kinh tế, ngành nghề trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp giải trí truyền thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta hãy cùng xem các xu hướng chính trong truyền thông và công nghệ đã diễn ra trong năm 2021 thông qua những nhận định đánh giá đến từ các chuyên gia của Công ty Globecast ở Pháp một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho ngành phát thanh, truyền hình và truyền thông, cung cấp các giải pháp cho quản lý nội dung và truyền thông.

Đây chỉ là những đánh giá dự báo xu hướng thông qua một số tài liệu tổng hợp thống kê từ các báo cáo của một số công ty dự báo uy tín trên thế giới. Các dự báo hay giải pháp nào hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, khi mà nó vẫn đang diễn ra và kéo dài trong nhiều năm tiếp theo. Hơn hết, trong năm nay không có xu hướng nào là tuyệt đối, tất cả chỉ là ‘có thể xảy ra’ - possible trends. Chúng ta hãy xem xét rộng hơn những xu hướng sắp tới về hành vi của người tiêu dùng, mô hình kinh doanh và tiến bộ công nghệ truyền thông của năm 2021.

1. Sự phục hồi

Phục hồi là thông điệp chung sẽ xảy ra trong năm 2021 và những năm tiếp theo, nhận định này có thể hơi liều lĩnh giống như việc đánh bạc, tuy nhiên, sau năm 2021 rất khó khăn, kết quả dự báo của Công ty kiểm toán PwC cho thấy những dấu hiệu phục hồi nhất định. Công ty PwC đã dự báo về sự tăng trưởng của dịch mảng truyền thông và giải trí trong năm 2022-2024.

Thông điệp về sự hồi phục của thị trường cũng được cộng hưởng thông qua những nhận định đến từ Công ty nghiên cứu thị trường IDATE thống kê tại báo cáo mới nhất có tên “World TV và Video Market”, cụ thể IDATE cho rằng doanh thu từ truyền hình tuyến tính và OTT có thể tăng nhẹ trên toàn cầu, trên đà phục hồi nhẹ sau sự thụt lùi của năm 2021. Từ năm 2022, dịch vụ truyền hình OTT phát triển mạnh tăng trưởng từ hơn 100 tỉ Euro lên đến 150 tỉ Euro vào năm 2024.

Doanh thu dịch vụ truyền hình truyền thống và OTT, 2016-2024  (Nguồn: Báo cáo IDATE)
Doanh thu dịch vụ truyền hình truyền thống và OTT, 2016-2024 (Nguồn: Báo cáo IDATE)
Có thể nói, Báo cáo IDATE tập trung đa phần vào thị trường ở một số nước phát triển, đương nhiên sự hồi phục và phát triển với tốc độ này sẽ không diễn ra ở mọi khu vực trên thế giới. Nhưng trong phần tiếp theo, báo cáo sẽ tiếp tục nói thêm về vấn đề này. Nhìn chung, qua bức tranh toàn cảnh, có thể thấy sự phục hồi của các dịch vụ giải trí trên nội dung số đặc biệt là các dịch vụ OTT trong năm 2022

2. Sự phổ cập nội dung:

Nội dung ở khắp mọi nơi. Trong năm 2021, nội dung mới nguyên bản và nội dung sáng tạo sẽ tiếp tục thống trị thế giới truyền thông. Với mỗi phần tiếp theo của những loạt phim truyền hình chất lượng có đông người xem đều khai thác những hình ảnh siêu anh hùng , hoặc là loạt phim có cốt truyện mới lạ và có nhiều cú twist- những tình huống diễn biến bất ngờ đối với người xem. Globecast nhận định sẽ ngày càng có thêm nhiều nội dung được cung cấp hàng ngày xuyên suốt trong tương lai.

Một trong những nhà sản xuất phát hành phim hàng đầu trên thế giới là Tập đoàn Warner có động thái phân phối phim của mình tại các rạp chiếu phim và thông qua SVOD đều đã được các studio khác bắt chước. Thành công của ý tưởng này đạt được kết quả là trong thời gian đại dịch hơn nửa số người đăng ký dịch vụ HBO MAX đã xem phát trực tuyến các bộ phim gần đây, và đồng thời cũng ra rạp xem phim thiết lập những kỷ lục phòng vé trong đại dịch.

Ảnh: Bùng nổ nhu cầu xem nội dung theo yêu cầu  (Nguồn: Báo cáo PwC Pulling the future forward)
Bùng nổ nhu cầu xem nội dung theo yêu cầu (Nguồn: Báo cáo PwC Pulling the future forward)

Theo một số chuyên gia nhận định, năm 2023 có thể là năm đầu tiên – mà dịch bệnh sẽ kết thúc, các dịch vụ sẽ không còn bị đóng cửa - năm mà doanh thu dịch vụ SVOD của Mỹ sẽ vượt qua doanh thu phòng vé. Vì vậy, ngay cả khi Warner đã giải thích rằng, họ có thể thay đổi chính sách một lần nữa vào năm 2023, thì các hãng phim vẫn phải đưa nội dung đến đúng vị trí của khán giả và còn quá sớm để nói rằng đại dịch sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ như thế nào về lâu dài.

Và không chỉ SVOD, TV hay rạp chiếu phim, nó còn là khả năng truy cập nội dung trong khu vực: khả dụng trên toàn thế giới trong ngày để tối đa hóa những tác động và lợi ích. Nhắc đến tựa phim gây tiếng vang gần đây vào năm 2019, duy chỉ có phần cuối của Game of Thrones chính là một trường hợp có sức ảnh hưởng lớn, nhưng sau này nó đã bị thay bởi The Mandolorian và The Queens's Gambit.

Vì vậy, thời gian sẽ cho biết sự phát triển nội dung ở khắp mọi nơi như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn: có nhiều nơi cần phổ cập nội dung hơn nữa vào năm 2021, bắt đầu bằng “Flixes”. Chúng tôi sẽ giải thích điều này bên dưới ngay bây giờ.

3. Khái niệm FAST và Flixes

Đây là những khái niệm mới tuy nhiên thực tế đó chỉ là một cách khác để nói rằng, một lần nữa, phát trực tuyến (Streaming) sẽ là xu hướng và cuộc chiến phát giữa các nền tảng cung cấp dịch vụ streaming vẫn chưa kết thúc. Flixes là các dịch vụ chạy hàng loạt luồng phát sóng: hay còn được gọi với cái tên khác đó là các dịch vụ xem nội dung theo yêu cầu (SVOD) với sự góp mặt của các nền tảng dịch vụ xuyên biên giới nổi tiếng như Netflix, Disney +, Prime và Apple +. Trong khi đó khái niêm FAST hay còn được gọi là dịch vụ xem nội dung có quảng cáo (AVOD) hỗ trợ quảng cáo miễn phí như YoutubeTV, Tubi hoặc Pluto TV.

Châu Á đang dần dần trở thành lục địa thống trị - đó có thể là xu hướng quan trọng trong năm 2021 tiến tới tương lai – và số dịch vụ SVOD tại khu vực này cũng đang tăng vọt.

Với rất nhiều những nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới ở trên khắp thế giới, sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các dịch vụ để bảo đảm khách hàng không rời đi: các chiến dịch tiếp thị với số tiền lớn sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ bỏ ra để có tối ưu hóa những khách hàng hiện có hoặc tối đa các ưu đãi hiện có để đảm bảo tỷ lệ khách hàng rời đi không tăng vọt.

Ảnh: Người sử dụng có xu hướng làm gì với các tài khoản xem các dịch vụ OTT  (Nguồn: streaming wars)
Người sử dụng có xu hướng làm gì với các tài khoản xem các dịch vụ OTT (Nguồn: streaming wars)
Nếu bạn là người tiêu dùng, bạn có thể cảm thấy hơi mất hứng. Làm thế nào để bạn tìm thấy nội dung mà bạn rất muốn xem? Điều hướng đến nó có quá phức tạp không? Rất có thể, nhưng năm 2021 mang đến một xu hướng tuyệt vời khác để giúp bạn!

4. Siêu tổng hợp kết hợp siêu combo bundle

Năm ngoái, các chuyên gia của Globecast đã đề cập đến xu hướng lặp lại content liên tục với tần suất lớn. Và đương nhiên những nhận định này đã thiếu chính xác, cần phải đề cập đến cả xu hướng về sự mệt mỏi của việc đăng ký và chắc chắn một điều: số lượng ưu đãi và nội dung áp đảo đang tạo ra những thay đổi kiến ​​tạo.

Số lượng dịch vụ OTT trên mỗi người đăng ký đã tăng lên trên toàn thế giới, nhưng có giới hạn về số lượng dịch vụ mà một người muốn hoặc có thể chi trả, đăng ký.

Và đừng quên rằng điều đó đang xảy ra trong một thế giới mà truyền hình trả tiền, mặc dù không đổi hoặc giảm dần tùy theo khu vực, vẫn hiện diện trong rất nhiều hộ gia đình.

Ảnh: Số người đăng ký dịch vụ theo loại hình dịch vụ (Nguồn: S&P global intelligence)
Số người đăng ký dịch vụ theo loại hình dịch vụ (Nguồn: S&P global intelligence)

Các dịch vụ streaming phát trực tuyến có dư địa tiếp tục phát triển theo dự báo của Statista.

Dự báo người xem nội dung theo yêu cầu theo từng loại hình trên thế giới (Nguồn: Statista)
Dự báo người xem nội dung theo yêu cầu theo từng loại hình trên thế giới (Nguồn: Statista)

Nhiều người hơn, nhiều nội dung hơn hay nhiều dịch vụ hơn? Đó thực sự không phải là tin tức, nhưng xu hướng trong tương lai là sự kết hợp trung hòa giữa siêu tổng hợp và siêu bundle, đây có thể là một phương án kinh doanh có thể mang lại lợi thế thắng cuộc cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ.

Các gói nội dung không phải là mới, đặc biệt là gói cố định: Tại Pháp, người xem khi đăng ký hòa mạng Orange sẽ nhận được tài khoản Netflix; iQIYI với Starhub miễn là bạn tiếp tục đăng ký truyền hình trả tiền. Điều này không hề mới, nhưng nó đang đạt được sức hút thực sự - từ 20 sáng kiến được áp dụng ​​vào năm 2018 lên đến hơn 160 sáng kiến triển khai đã được áp dụng vào năm 2020 (Nguồn: Omdia).

Nhưng xu hướng mới thú vị nhất liên quan đến các gói mềm. Một số công ty viễn thông đang đưa ra các khoản tín dụng kỹ thuật số mà bạn có thể gán cho gói của mình. Ví dụ: bạn trả 50 tín dụng và bạn có thể có Apple TV +, Prime và khi bạn xem xong mọi thứ trên Apple +, bạn có thể sử dụng tín dụng của mình để chuyển sang Disney +.

TDC là một trong số ít đề xuất một đề nghị cạnh tranh như vậy nhưng Omdia hy vọng điều này sẽ phát triển trong tương lai thông qua biểu đồ dưới đây được thực hiện bởi Omdia.

Dự báo gói phát triển gói nội dung OTT (Nguồn: Omdia)
Dự báo gói phát triển gói nội dung OTT (Nguồn: Omdia)
5. Truyền hình tuyến tính dịch chuyển sang phát trực tuyến

Ai có thể nghĩ rằng truyền hình tuyến tính truyền thống có thể trở thành xu hướng vào năm 2021? Bây giờ, trước khi bạn vứt iPad đi hoặc hủy đăng ký dịch vụ Netflix, vâng, truyền hình vẫn sẽ là xu hướng nhưng không còn giống như trước. Đại dịch năm 2021 đã xảy ra, một số quốc gia đã thực hiện giãn cách xã hội, bất chấp những kết quả xếp hạng không tốt, một số kết quả doanh thu không tốt nhưng truyền hình truyền thống vẫn có đất sống và chưa thể bị đóng cửa hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, cách để dịch vụ truyền hình tuyến tính có thể quay trở lại đó là “Thực hiện việc "định hướng tuyến tính lại" với các nội dung theo yêu cầu.

Lấy ví dụ về dịch vụ Pluto TV và hàng trăm kênh: dịch vụ đã được Viacom mua vào năm 2018. Tivo gần đây đã thêm 72 kênh chương trình truyền hình trên nền tảng của mình trong khi Pluto TV đã mở rộng lên hơn 100 kênh ở Anh. Nó ra mắt tại Brazil vào tháng 12 năm 2020 và thành công của nó không ngừng tăng lên. Chưa kể đến việc CEO của Pluto TV đã gia nhập Viacom CBS Streaming với tư cách là Giám đốc điều hành vào tháng 10

Những gì chúng ta có thể thấy vào năm 2021 là các dịch vụ truyền hình tuyến tính mới được tung ra bởi các ông lớn lần đầu tiên tham gia vào thị trường truyền hình tuyến tính, như GAFAM và Netflix.

“Netflix đang thử nghiệm chương trình tuyến tính ở Pháp”, nơi “nhiều người xem thích ý tưởng lập trình mà tránh phải chọn nội dung để xem”. Đó là một tính năng chỉ dành cho trình duyệt web thời điểm này nhưng nó có thể triển khai ở mọi nơi nếu thành công.

6. Co-Viewing (xem cùng nhau) khi giãn cách xã hội

Một hành vi khác mà chúng ta đã thấy trong năm vừa qua và vẫn tiếp tục duy trì trong tương lai - bất chấp những gì xảy ra với COVID-19 - là xem đồng thời cùng nhau. Theo định nghĩa của Nielsen, xem cùng nhau đề cập đến những người trong cùng một hộ gia đình xem cùng một nội dung tại cùng một thời điểm nhưng không phải lúc nào cũng ở trong cùng một phòng hoặc trên cùng một thiết bị.

Vào năm 2020 ở Mỹ, tỉ lệ này đạt đỉnh chỉ 50% trong thời kỳ khó khăn nhất của việc cách ly cộng đồng.

Tỉ lệ người xem dịch vụ SVOD cùng người khác (Nguồn: nscreenmedia)
Tỉ lệ người xem dịch vụ SVOD cùng người khác (Nguồn: nscreenmedia)

Disney + đã từng công bố tính năng GroupWatch, cho phép bạn xem bất kỳ chương trình nào trên Disney + với bạn bè và gia đình trực tuyến thông qua ứng dụng. Bảy người có thể xem nội dung cùng nhau. Hulu và Sling đã công bố tính năng tương tự, và loại hình này đã có sẵn với Netflix thông qua tính năng Teleparty.

Đây là một hình thức truyền hình cuộc hẹn khác trong thế giới kỹ thuật số và nhấn mạnh vào các cơ hội tiêu thụ các nội dung đồng thời ở màn hình thứ hai, giống như chiến dịch Halloween của HBO Max đã thúc đẩy người xem phát lại các tác phẩm kinh điển của Halloween cùng nhau trên nhiều thiết bị hoặc xem đồng thời cùng nhau.

Nó gắn kết mọi người lại với nhau khi sự xa cách xã hội khiến họ bị cô lập, như Richard Yo đã nói rất đúng trong bài báo của mình về việc Xem đồng thời.

Đỗ Lộc
TIN LIÊN QUAN

Doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt gần 151 tỉ USD năm 2021

Trần Tuấn |

Theo Bộ Thông tin - Truyền thông, năm 2021, doanh thu ngành thông tin và truyền thông Việt Nam tăng trưởng 9%, đạt gần 3,5 triệu tỉ đồng (gần 151 tỉ USD).

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thuỳ Dương |

Hàng loạt giải pháp nhằm thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trong năm 2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt gần 151 tỉ USD năm 2021

Trần Tuấn |

Theo Bộ Thông tin - Truyền thông, năm 2021, doanh thu ngành thông tin và truyền thông Việt Nam tăng trưởng 9%, đạt gần 3,5 triệu tỉ đồng (gần 151 tỉ USD).

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV)

Huy Cường |

Ngày 29.10.2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTTTT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 84:2021/BTTTT về chất lượng dịch vụ truyền hình cáp giao thức Internet (IPTV). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01.5.2022.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thuỳ Dương |

Hàng loạt giải pháp nhằm thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em đã được Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện trong năm 2021.