11 tháng, thiên tai làm 91 người chết, thiệt hại kinh tế 4.400 tỉ đồng

Vũ Long |

Biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng phức tạp, cực đoan, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, cần chủ động ứng phó.

Thiên tai phức tạp, cực đoan gây nhiều thiệt hại

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT) Phạm Đức Luận, từ đầu năm đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, trên cả nước đã xảy ra 8 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, 128 trận động đất nhẹ, 325 trận mưa đá, dông lốc, sét; 166 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 160 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 18 đợt không lạnh, gió mùa đông bắc.

Thiên tai đã làm 91 người chết, 14 người mất tích, 95 người bị thương; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 4.400 tỉ đồng.

Đặc biệt từ ngày 27-30.11, khu vực miền Trung từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và Bắc Tây Nguyên đã có mưa lớn, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa phổ biến từ 500-700mm; Bình Định, Phú Yên mưa phổ biến 400-600mm.

Lũ lớn gần mức lịch sử đã xảy ra tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Mưa lũ đã làm 17 người chết, mất tích; 969ha lúa, 951 ha hoa màu bị thiệt hại.

Sạt lở đất là loại hình thiên tai nguy hiểm, đáng sợ. Ảnh: Ngọc Hà
Sạt lở đất là loại hình thiên tai nguy hiểm, đáng sợ. Ảnh: PCTT

Mặc dù năm 2021 không có lũ lớn trên các tuyến sông có đê, nhưng hệ thống đê điều cũng đã xảy ra trên 70 sự cố, trong đó có những sự cố nghiêm trọng uy hiếp đến an toàn đê như: sự cố sạt lở đê tả Thao, tỉnh Phú Thọ; sạt lở kè Nghi Xuyên, đê tả Hồng, tỉnh Hưng Yên; nứt đê nghiêm trọng tại tuyến đê tả Đáy, thành phố Hà Nội, sụt lún đê hữu Đáy, tỉnh Ninh Bình…

Qua thực tế công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão gây ra nhiều năm qua đã cho thấy nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng, là lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu hạn chế được thiệt hại do lũ, bão gây ra; kiểm tra ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật về đê điều gây ảnh hưởng đến thoát lũ, đảm bảo an toàn đê điều.

 
Tổng cục PCTT tập huấn trực tiếp phòng hộ đê. Ảnh:  Ngọc Hà

Tồn đọng hàng nghìn vụ vi phạm đê điều chưa được xử lý

Theo Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế. Đặc biệt, tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép bãi sông để xây nhà ở, nhà xưởng, công trình, xe quá tải trọng được phép đi trên đê làm hư hỏng mặt đê. Nhiều địa phương vi phạm khi triển khai các dự án xây dựng công trình, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở bãi sông...

Từ tháng 1.2011 đến tháng 10.2021 đã xảy ra 11.113 vụ vi phạm, nhưng tỉ lệ xử lý cũng chỉ mới đạt 31,6% (3.514 vụ).

Do đó, Bộ NNPTNT đã có nhiều văn bản đề nghị các địa phương triển khai thanh tra diện rộng việc chấp hành pháp luật đê điều và phòng chống thiên tai. Trong đó, Thanh tra Bộ NNPTNT đã tiến hành tại 5 tỉnh, thành phố, đôn đốc các địa phương xử lý các vụ vi phạm. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn rất thấp.

Bộ NNPTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng công tác quản lý, sử dụng bãi sông hiện nay tại các địa phương, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tổ chức quản lý, sử dụng bãi sông tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Thái Bình, là địa phương đạt kết quả khá tốt trong xử lý vi phạm đê điều, tỉnh Thái Bình đã xử lý được 142 vụ vi phạm mới phát sinh trong năm 2019-2020 và 10 tháng năm 2021; 214 vụ vi phạm tồn đọng từ các năm trước, trong đó có nhiều vụ vi phạm quy mô lớn phức tạp gây bức xúc trong nhân dân và dư luận; giải tỏa hoặc buộc phải dừng hoạt động 52 bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng không nằm trong quy hoạch... Lần đầu tiên, số vụ vi phạm tồn đọng tại Thái Bình giảm.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, bố trí kinh phí 3.280 tỉ đồng từ Ngân sách Trung ương và 360 tỉ đồng từ Ngân sách địa phương đầu tư cho 3 dự án: Củng cố hoàn thiện và xử lý sạt lở đê biển một số tỉnh Bắc Bộ; Xử lý cấp bách các cống xung yếu dưới đê từ đê cấp III trở lên; Tu bổ xung yếu hệ thống đê điều giai đoạn 2021-2025.  

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thiệt hại trong lũ lụt miền Trung do thiên tai hay “nhân tai”?

Hữu Long - Diễm Phúc |

Tại Khánh Hòa, Bình Định trong những ngày qua mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ lên nhà, đường sá sạt lở đe dọa đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, loạt nhà máy thủy điện trên Tây Nguyên xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng.

Thủ tướng chia sẻ với khó khăn, mất mát của nhân dân vùng lũ, chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Vương Trần |

Ngày 30.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện số 1659/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.

5,7 triệu USD tăng khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho trẻ em

Vũ Long |

Nhật Bản tài trợ 5,7 triệu USD cho Dự án án “Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em” Việt Nam.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thiệt hại trong lũ lụt miền Trung do thiên tai hay “nhân tai”?

Hữu Long - Diễm Phúc |

Tại Khánh Hòa, Bình Định trong những ngày qua mưa lớn cộng với việc xả nước ở các hồ chứa làm lũ lên nhà, đường sá sạt lở đe dọa đến cuộc sống của người dân. Trong khi đó, loạt nhà máy thủy điện trên Tây Nguyên xả lũ dồn dập xuống sông Ba gây áp lực lớn đến thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện bậc cuối trên sông Ba. Hậu quả là người dân vùng hạ lưu Phú Yên đối mặt tình cảnh nhà cửa chìm trong biển nước, tài sản mất trắng.

Thủ tướng chia sẻ với khó khăn, mất mát của nhân dân vùng lũ, chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Vương Trần |

Ngày 30.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện số 1659/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.

5,7 triệu USD tăng khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho trẻ em

Vũ Long |

Nhật Bản tài trợ 5,7 triệu USD cho Dự án án “Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em” Việt Nam.