Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020:

10 năm và những bước tiến vượt bậc

Việt Hải |

Nhìn lại việc triển khai Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) giai đoạn 2011 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 7/2012, Uỷ viên HĐQT - Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng khẳng định: Việc triển khai có hiệu quả Chiến lược cùng với sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng với Chỉ thị số 40- tháng 11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đã kết nối hệ thống chính trị - xã hội thành một thể thống nhất cả về trí và lực tham gia công cuộc giảm nghèo, làm sâu sắc hơn hiệu quả một chính sách đặc thù phù hợp với cấu trúc chính trị Việt Nam.

Cầu nối hội tụ trí lực giảm nghèo bền vững

Chỉ trong vòng 10 năm, Chính phủ đã hai lần nâng chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, cùng với đó là số hộ nghèo, cận nghèo tăng lên theo chuẩn mới mang đến áp lực lớn cho NHCSXH trong vấn đề cung ứng tín dụng.

Điểm thuận lợi lớn nhất trong giai đoạn này là Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho công tác giảm nghèo, quyết liệt chỉ đạo trong việc tập trung nguồn lực lớn để thực hiện các chương trình TDCSXH thông qua NHCSXH.

Minh chứng là năm 2017 - năm đầu tiên NHCSXH được bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tạo tiền đề cho NHCSXH tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững cũng như nâng cao năng lực tài chính. Nhìn lại cả giai đoạn 2011 - 2020, ngân sách Nhà nước đã cấp 41.204,5 tỷ đồng, trong đó cấp bổ sung 8.270,5 tỷ đồng vốn điều lệ, 12.412 tỷ đồng để thực hiện chương trình TDCSXH...

100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đi vào đời sống đã đưa nguồn vốn nhận ủy thác địa phương trở thành điểm nổi bật trong việc tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả TDCSXH tại địa phương kể từ khi thực hiện Chiến lược phát triển. Đến 30/11/2020, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt 20.132 tỷ đồng, tăng 17.846 tỷ đồng, tăng gấp 8,8 lần so với năm 2010.

Câu chuyện hội tụ nguồn lực không chỉ trên phương diện vốn mà cả trên phương thức quản lý và truyền tải vốn TDCS. Dây chuyền quản lý và truyền tải vốn giờ không chỉ đặt lên vai các các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, mà có sự tận lực, tận tâm của chính quyền địa phương. Trong đó việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện đã tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng hiệu quả nguồn vốn TDCS, đặc biệt của chính quyền cấp xã với hoạt động TDCSXH.

Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn từ năm 2014 với việc NHCSXH cùng các tổ chức này ký kết lại đã gắn kết chặt chẽ 4 nhà là: “Ngân hàng; Chính quyền; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ tiết kiệm và vay vốn” chung tay giúp người nghèo và đối tượng chính sách khác. Đến 30/11/2020, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đang phối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 224.344 tỷ đồng, chiếm 99,5%/tổng dư nợ TDCSXH.

Đặc biệt, cùng với gần 173.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 10.426 điểm giao dịch xã hoạt động định kỳ phủ rộng trên hầu hết toàn quốc đã giúp NHCSXH thực hiện hiệu quả phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, “Giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã”.

Những thành quả này một lần nữa minh chứng tính hiệu quả của phương thức quản lý TDCSXH đặc thù của Chính phủ, đã và đang phù hợp với cấu trúc chính trị của Việt Nam.

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo và hội nhập

Cũng chính từ sự “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, câu chuyện thực hiện Chiến lược của NHCSXH không chỉ là những kế hoạch cứng mà được xây dựng chủ động và linh hoạt theo diễn tiến của nền kinh tế, yêu cầu giảm nghèo của quốc gia, đặc biệt là từ nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hàng loạt các đề xuất chính sách tín dụng mới đã được NHCSXH đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành để tham mưu Chính phủ hoàn thiện chuỗi các chương trình tín dụng mang tính chất kết nối và hỗ trợ người nghèo trên từng nấc thang tiến tới giảm nghèo bền vững.

Kết quả là từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng mới để không ai bị bỏ lại phía sau. Cùng với đó, NHCSXH cũng tham mưu các Bộ, ban ngành hệ thống lại các chương trình tín dụng tránh dàn trải, trùng lắp, nâng cao mức vay theo nhu cầu thực tế...

Tất cả những chuyển biến ấy đã khắc sâu vào bức tranh TDCS với những gam màu ấm áp. Nguồn vốn TDCSXH tiếp tục được đầu tư đến 100% xã phường, thị trấn trên cả nước với trên 21,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, với doanh số cho vay lên tới 504.565 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những thách thức mới đang cũng đang đặt ra cho NHCSXH khi tới đây chuẩn nghèo mới sẽ được ban hành cùng với đó công cuộc hội nhập ngày càng sâu rộng, những rủi ro khó lường đang tăng lên. Trong bối cảnh đó, yêu cầu cấp thiết xây dựng một chiến lược mới cho NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó yêu cầu nâng cao năng lực tài chính là một yếu tố có tính tiên quyết để NHCSXH có thể làm tốt hơn nữa trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó trong bối cảnh mới.

Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của riêng Chính phủ NHCSXH mà cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị chung tay giảm nghèo bền vững, cùng với đó là việc xây dựng chính sách kết hợp với phân bổ nguồn lực hợp lý để gia tăng hiệu quả trên từng chính sách. Với NHCSXH, câu chuyện củng cố phương thức quản lý vốn cũng là bài toán cần cân nhắc để nâng cao hiệu quả TDCS trong tương lai.

Những con số ấn tượng

1. Quy mô tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH gấp 2,6 lần, từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 235.661 tỷ đồng (ước đến thời điểm 31/12/2020) sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn TDCS đạt bình quân 10%/năm.

2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ các chương trình TDCS đạt bình quân khoảng 10%/năm. Quy mô tổng dư nợ các chương trình TDCS tăng gấp 2,5 lần, từ 89.462 tỷ đồng năm 2010 lên 226.264 tỷ đồng ước đến thời điểm 31/12/2020, với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chinh sách đang còn dư nợ, trong đó đối với dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi đạt 56.344 tỷ đồng (chiếm 25%/tổng dư nợ), tín dụng chính sách đã đến 100% các xã vùng dân tộc thiếu số và miền núi.

3. TDCSXH góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% (năm 2016) dự kiến xuống dưới 3% (năm 2020).

Việt Hải
TIN LIÊN QUAN

Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Việt Hải |

Đó là nội dung được các đại biểu thống nhất dự cuộc họp của Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nhằm đánh giá sau 2 năm thực hiện Đề án vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

Sáu tháng đầu năm 2020 hoàn thành 69% tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách

Minh Anh |

Dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH, chiều 23.6.2020, tại Hà Nội, Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH đã họp phiên thường kỳ Quý II/2020.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững trên đất cố đô

Thùy Nhung |

Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Thừa Thiên - Huế vươn lên thoát nghèo. Đồng vốn chính sách là nguồn lực, là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Việt Hải |

Đó là nội dung được các đại biểu thống nhất dự cuộc họp của Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nhằm đánh giá sau 2 năm thực hiện Đề án vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

Sáu tháng đầu năm 2020 hoàn thành 69% tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách

Minh Anh |

Dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH, chiều 23.6.2020, tại Hà Nội, Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH đã họp phiên thường kỳ Quý II/2020.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững trên đất cố đô

Thùy Nhung |

Những năm qua, cùng với nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một trong những động lực quan trọng giúp người dân Thừa Thiên - Huế vươn lên thoát nghèo. Đồng vốn chính sách là nguồn lực, là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống.