10 năm giành vỉa hè ở Hà Nội: "Đánh trống bỏ dùi", bao giờ mới thành?

HOÀI ANH |

Câu chuyện giành lại vỉa hè Hà Nội vẫn dai dẳng suốt nhiều năm qua. Nhiều chuyên gia nhận định, việc dẹp loạn vỉa hè không đạt được hiệu quả như mong muốn là do tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.

10 năm gian nan giành vỉa hè cho người đi bộ

Thuê cửa hàng trên mặt đường Cầu Giấy từ năm 2014 đến nay, anh Nguyễn Quỳnh (Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều lần chứng kiến các chiến dịch dẹp vỉa hè của thành phố. Anh Quỳnh cho biết, cứ mỗi lần như vậy, anh lại bố trí một nhân viên chuyên làm công việc dắt xe của khách đi gửi ở hầm chung cư cách cửa hàng khoảng 300 mét.

Theo anh Quỳnh, việc mang xe của khách đi gửi không phải phương án tối ưu. Vì điều này khiến cửa hàng mất đi một nhân lực bán hàng. Bản thân khách hàng cũng cảm thấy không hài lòng vì sau khi mua hàng xong lại phải đợi lấy xe.

“Lượng khách của tôi thường giảm đi đáng kể trong những tháng cao điểm thành phố ra quân. Có những khách hàng còn cho biết ngại quay lại cửa hàng vì không có chỗ để xe.

Tôi đã bỏ ra hàng chục triệu đồng thuê mặt bằng ở đây, nên sẵn sàng chi thêm vài triệu đồng để thuê vỉa hè cho khách để xe máy, ô tô, thay vì cứ phải thấp thỏm không biết bao giờ thành phố lại ra quân” - chủ cửa hàng điện thoại nói.

Ông Nguyễn Huy Cường - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, các đội kiểm tra, giám sát của phường và quận không thể giám sát vỉa hè trên toàn địa bàn quận 24/24. Trong khi đó, cứ mỗi khi cơ quan chức năng đi khỏi, người dân lại bày hàng hóa, lại dựng xe của khách ra vỉa hè.

“Đây là một công cuộc bền bỉ, chứ không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết xong. Song hành với việc xử lý, chúng tôi cũng đang xem xét, nghiên cứu những giải pháp căn cơ để giải quyết những tồn đọng từ trước đến nay” - ông Cường nhận định.

Suốt từ năm 2014, đến nay, Hà Nội nhiều lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè Hà Nội, thế nhưng đến hiện tại vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Năm 2014, Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố (khi đó là ông Nguyễn Thế Thảo) về “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là kiên quyết dẹp bỏ họp chợ, kinh doanh buôn bán, để vật liệu xây dựng, rửa xe, trông, gửi xe ôtô, xe máy trên hè, đường không đúng quy định.

Năm 2015, thành phố tiếp tục thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị” với kỳ vọng sẽ tạo ra những kết quả thiết thực hơn. Chủ tịch UBND thành phố cũng nhấn mạnh cần loại bỏ tình trạng biến vỉa hè thành “tài sản riêng”.

Đến năm 2017, Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội ban hành kế hoạch tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, bao gồm các hành vi vi phạm tại lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện. Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn khi tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra trên nhiều địa bàn của Hà Nội.

Năm 2018, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định chi tiết về việc sử dụng tạm thời hè phố đối với đường đô thị trên địa bàn Hà Nội. Thế nhưng, việc diện tích vỉa hè các tuyến đường ở Hà Nội không đồng nhất, chỗ nhỏ, chỗ rộng khiến chủ trương này vô tình trở thành "nút thắt" trong việc giành vỉa hè cho người đi bộ.

Đến năm 2023, Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị ra quân xóa bỏ các điểm chiếm dụng vỉa hè trái phép để làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện giao thông. Đồng thời ban hành kế hoạch về tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn.

Chấm dứt tình trạng "đánh trống bỏ dùi"

Theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội - câu chuyện vỉa hè Hà Nội bao năm nay đều gây bức xúc trong dư luận.

“10 năm triển khai mà vẫn không thấy kết quả, nguyên nhân chính là do không kiên quyết. Chúng ta không thể đủ nhân lực để ngày này tháng khác đi phạt, đi trông coi từng đoạn vỉa hè. Vậy nên công tác tuyên truyền cần được đề cao.

Khó như quy định “bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy” hay “cấm uống rượu bia khi lái xe” chúng ta còn làm được, thì việc giành vỉa hè chỉ cần sự cương quyết là có thể thành công” - PGS Toản nhận định.

Theo PGS Toản, trước khi bắt tay vào giành vỉa hè cho người đi bộ, thành phố nên thực hiện một cuộc khảo sát toàn dân về vấn đề này. Việc này vừa để lắng nghe những tâm tư, khúc mắc của người dân, vừa là bước tiền đề để truyền thông đến người dân.

Tiếp đó, cần có chế tài xử phạt nặng đối với những người sử dụng vỉa hè sai mục đích. “Cần phạt nặng những người bán và cũng phạt cả người mua. Bởi nếu có người bán ở vỉa hè mà không ai mua thì liệu có tồn tại được không? Việc các quán ăn, quán bia hơi lấn chiếm vỉa hè thì nếu khách hàng cương quyết không để xe ở đó thì liệu có bán bia, bán đồ ăn nổi không. Việc giành vỉa hè cho người đi bộ phải có sự đồng lòng của toàn dân” - PGS Toản nói.

Còn theo TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông đô thị, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, việc Hà Nội triển khai giành lại vỉa hè suốt thời gian dài vẫn không thành công là do thiếu cương quyết, “đánh trống bỏ dùi”.

TS Thủy cho hay, Hà Nội phải có một lộ trình dài hằng tháng để người dân được biết thông tin và có sự chuẩn bị trước. Với những người buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè, cần có những chợ tạm để người dân vẫn duy trì được công việc. Còn với những hàng quán đỗ xe tràn lan ra vỉa hè, cần có phương án xây dựng các bãi đỗ xe ngầm/trên cao để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

“Hiện nay chúng ta đang phát triển giao thông công cộng, đẩy mạnh xây dựng tàu điện trên cao, tàu điện ngầm... Thế nhưng nếu vỉa hè không thông thoáng, thì những người dân sử dụng dịch vụ này sẽ đi vào đâu?

Liên quan đến dự thảo đề án mà Sở GTVT trình UBND TPHCM đề xuất thu phí vỉa hè làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo hồi tháng 2.2023, ông Thủy cho hay, việc sử dụng vỉa hè cho mục đích kinh doanh sẽ khiến thành phố nhếch nhác.

“Vỉa hè theo Luật Đường bộ Việt Nam là dành cho giao thông, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai. Do vậy, vỉa hè phải dành cho người đi bộ, chứ không phải là nơi kinh doanh, buôn bán hay để phương tiện.

Vỉa hè mà dành cho mục tiêu kinh tế thì thành phố sẽ vô cùng nhếch nhách, mất vệ sinh, an ninh và cảnh quan đô thị sẽ bị phá vỡ, gây ùn tắc giao thông và mất an toàn” - TS Thuỷ nói.

HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội thi đua mừng Đại hội Công đoàn

Kiều Vũ |

Hà Nội  - Ngày 19.3, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đợt thi đua cao điểm trong công nhân viên chức lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chào mừng Đại hội Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội lần thứ VII tiến tới Đại hội Công đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã được phát động.

Sau khi tháo rào chắn, 2 công viên lớn ở Hà Nội trở nên lộn xộn

Thu Hiền |

Công viên Cầu Giấy và Thống Nhất được hạ rào nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, sau khi hạ rào, công viên trở nên lộn xộn, do xuất hiện tình trạng xả rác bừa bãi, phương tiện giao thông hòa lẫn với dòng người đi bộ, vỉa hè bao quanh bị chiếm dụng.

Kiểm tra công vụ việc thực hiện xử lý vi phạm về trật tự đô thị tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn giao các đơn vị chức năng xây dựng, ban hành, thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm tra công vụ việc thực hiện xử lý vi phạm về trật tự đô thị tại Thủ đô.

Nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất tới 182%/năm ở 11 quận, huyện Hà Nội

Quang Việt |

Nhóm tín dụng đen Trần Trường An cho vay theo kiểu bốc bát họ, với lãi suất từ 146%-182%/năm và hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội.

Công an tìm bị hại liên quan đến vụ lừa đảo tại Dự án Đất Xanh Long An

An Long |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án Đất Xanh Long An.

50 tiểu thương phản ánh việc di dời chợ: "Nói 1 đằng làm 1 nẻo"

HOÀNG LỘC |

50 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) phản ánh đến Báo Lao Động về việc nhà lồng chợ được sửa chữa, cải tạo khác với nội dung cuộc họp trước khi các tiểu thương di dời kiot.

19 kiểm định viên quân đội hỗ trợ đăng kiểm 3 địa phương phía Nam

MINH QUÂN |

TPHCM - 19 kiểm định viên quân đội vừa được tăng cường hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai, giúp tăng công suất đăng kiểm tại các địa phương này.

TPHCM sẽ hoàn thành Metro số 1, khởi công đường Vành đai 3 trong năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố phấn đấu hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công đường Vành đai 3 trong năm nay.

Lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội thi đua mừng Đại hội Công đoàn

Kiều Vũ |

Hà Nội  - Ngày 19.3, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đợt thi đua cao điểm trong công nhân viên chức lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội chào mừng Đại hội Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội lần thứ VII tiến tới Đại hội Công đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã được phát động.

Sau khi tháo rào chắn, 2 công viên lớn ở Hà Nội trở nên lộn xộn

Thu Hiền |

Công viên Cầu Giấy và Thống Nhất được hạ rào nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, sau khi hạ rào, công viên trở nên lộn xộn, do xuất hiện tình trạng xả rác bừa bãi, phương tiện giao thông hòa lẫn với dòng người đi bộ, vỉa hè bao quanh bị chiếm dụng.

Kiểm tra công vụ việc thực hiện xử lý vi phạm về trật tự đô thị tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn giao các đơn vị chức năng xây dựng, ban hành, thực hiện kế hoạch, chương trình kiểm tra công vụ việc thực hiện xử lý vi phạm về trật tự đô thị tại Thủ đô.