Mức phạt nếu vi phạm về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Bảo Hân (T/H) |

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Cụ thể:

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

- Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động;

- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

- Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;

- Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 3 tháng.

Như vậy, doanh nghiệp thu học phí của người lao động được cử đi học nghề để trục lợi sẽ bị phạt lên đến 75.000.000 đồng.

Tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:

- Buộc người sử dụng lao động trả lại học phí đã thu của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình khi có hành vi thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Buộc người sử dụng lao động nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Xử lý thế nào khi người khác mượn xe rồi vi phạm luật giao thông

Minh Hạnh |

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp cá nhân cho bạn bè hoặc người thân mượn xe và gây ra tai nạn giao thông hoặc gây thiệt hại cho người khác. Vậy trường hợp cho người khác mượn xe gây tai nạn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm về xử phạt vi phạm hành chính sẽ thuộc về ai?

An Giang: Phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm về nhãn mác

Vũ Tiến |

Lực lượng chống buôn lậu tỉnh An Giang phát hiện hàng chục nghìn đơn vị hàng hoá vi phạm về nhãn mác.

Xử lý nghiêm trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật.

Chủ động ngăn chặn link bẩn tấn công website giáo dục và cơ quan Nhà nước

Mỹ Linh |

Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên tiếng cảnh báo và tìm giải pháp xử lí.

Bản tin công đoàn: Trợ cấp một lần của NLĐ khi có tỷ lệ lương hưu trên 75%

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Công nhân gặp sự cố tụt lò ở Quảng Ninh kể lại khoảnh khắc giữ được mạng sống; Còn 84 người lao động tại Công ty Haprosimex chưa được chốt sổ BHXH; Tỷ lệ lương hưu hàng tháng là 76%, mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bao nhiêu?

Tâm lý chờ thị trường tạo đáy, nhà đầu tư thiếu tự tin xuống tiền

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay người mua đang có tâm lý chờ thị trường bất động sản tạo đáy và thiếu tự tin khi xuống tiền. Chưa kể nhiều người cũng mất niềm tin ở thị trường, đặc biệt là tính pháp lý của các dự án.

Điểm mặt các đội bóng Quang Hải có thể khoác áo tại Thái Lan

NGUYỄN ĐĂNG |

Tờ Siam Sport đã điểm mặt những câu lạc bộ tiềm năng mà Quang Hải có thể chuyển sang thi đấu, nếu rời khỏi Pau FC (Pháp).

Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh phát hành cổ phiếu

Đức Mạnh |

Khi các kênh tín dụng trở nên khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản đã chuyển hướng sang phát hành thêm cổ phiếu.

Xử lý thế nào khi người khác mượn xe rồi vi phạm luật giao thông

Minh Hạnh |

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp cá nhân cho bạn bè hoặc người thân mượn xe và gây ra tai nạn giao thông hoặc gây thiệt hại cho người khác. Vậy trường hợp cho người khác mượn xe gây tai nạn thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm về xử phạt vi phạm hành chính sẽ thuộc về ai?

An Giang: Phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm vi phạm về nhãn mác

Vũ Tiến |

Lực lượng chống buôn lậu tỉnh An Giang phát hiện hàng chục nghìn đơn vị hàng hoá vi phạm về nhãn mác.

Xử lý nghiêm trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật.