Cách mạng 4.0 có thể " thổi bay" 66 triệu việc làm

Quỳnh Chi |

Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) cảnh báo cuộc cách mạng tự động hóa sẽ lấy đi việc làm của 66 triệu người lao động tại các nước phát triển trong những năm tới. Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo OECD, cứ 7 người lao động tại 32 các nước phát triển mà OECD tiến hành nghiên cứu thì có 1 người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do những công việc hiện nay của họ sẽ được thay thế bằng robot hoặc hệ thống tự động hóa.

Ngoài ra, mức độ nguy cơ mất việc làm ở các nước rất khác nhau: Ở Slovakia có tới 33% số việc làm liên quan đến hoạt động tự động hóa thì con số này ở Na Uy chỉ chiếm 6%.

Trên thực tế, các nước nói tiếng Anh, các nước Bắc Âu và Hà Lan là những nước có việc làm liên quan đến tự động hóa ít hơn so với các nước ở Đông Âu, Nam Âu, Đức, Chile và Nhật Bản. Tại Anh, cứ 10 người thì có 1 người đối diện với nguy cơ cao mất việc và khoảng 25% lực lượng lao động sẽ buộc phải thay đổi việc làm.  

Tự động hóa được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành công nghiệp sản xuất tại các nhà máy, ngành nông nghiệp và một số trong lĩnh vực dịch vụ như đưa thư, vận chuyển bưu phẩm, giao thông đường bộ và ngành dịch vụ ăn uống.

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…

Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực phải trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.

Theo bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), cách mạng 4.0 có thể tác động tới sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và tạo đà thuận lợi cho thị trường lao động phát triển, nhất là khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Cuộc cách mạng 4.0 tập trung chủ yếu số hóa, công nghệ robot và tự động hóa - xu hướng máy móc thay dần sức lao động của con người, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm trong 3 ngành kinh tế chính của nước ta.

Đến 2025, lực lượng lao động nước ta ước đạt 62.638 nghìn lao động, trong khi dự báo cầu lao động năm 2025 khoảng 61,141 triệu việc làm. Các ngành tập trung nhiều lao động gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo (8,606 triệu người), hoạt động kinh doanh bất động sản (6,982 triệu người); bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô xe máy và xe có động cơ khác (5,622 triệu người).

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Cách mạng công nghiệp 4.0 - những yêu cầu mới với lãnh đạo doanh nghiệp

Mạnh Hùng |

Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển Nhân trí Việt Nam (BrainWork) tổ chức lớp đào tạo với chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0 - những yêu cầu mới với lãnh đạo doanh nghiệp” dành cho các cán bộ chủ chốt của Công ty.

Khoảng 5 năm nữa, robot “chiếm” nhiều vị trí việc làm giản đơn

L.HOA |

Đó là khẳng định của ông Trần Chí Dũng - Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới thị trường lao động Việt Nam” tổ chức ngày 27.3.

“Tấm vé” bước vào thời đại 4.0

LÊ TUYẾT |

Một lần ghé thăm nhà máy sản xuất máy may tại TPHCM, tôi hỏi anh công nhân đứng máy: “Anh có biết gì về cách mạng công nghiệp 4.0 không?”. Anh gãi gãi đầu, rồi ví dụ: “Một dây chuyền sản xuất từ 13 người giảm xuống còn 1 vì máy móc làm hết, mỗi bước chân của công nhân đều được máy đo thời gian, bước chậm là máy kêu “tút tút”… Máy kêu càng nhiều, nguy cơ mất việc của công nhân càng cao.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - những yêu cầu mới với lãnh đạo doanh nghiệp

Mạnh Hùng |

Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển Nhân trí Việt Nam (BrainWork) tổ chức lớp đào tạo với chủ đề "Cách mạng công nghiệp 4.0 - những yêu cầu mới với lãnh đạo doanh nghiệp” dành cho các cán bộ chủ chốt của Công ty.

Khoảng 5 năm nữa, robot “chiếm” nhiều vị trí việc làm giản đơn

L.HOA |

Đó là khẳng định của ông Trần Chí Dũng - Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới thị trường lao động Việt Nam” tổ chức ngày 27.3.

“Tấm vé” bước vào thời đại 4.0

LÊ TUYẾT |

Một lần ghé thăm nhà máy sản xuất máy may tại TPHCM, tôi hỏi anh công nhân đứng máy: “Anh có biết gì về cách mạng công nghiệp 4.0 không?”. Anh gãi gãi đầu, rồi ví dụ: “Một dây chuyền sản xuất từ 13 người giảm xuống còn 1 vì máy móc làm hết, mỗi bước chân của công nhân đều được máy đo thời gian, bước chậm là máy kêu “tút tút”… Máy kêu càng nhiều, nguy cơ mất việc của công nhân càng cao.