Tăng lương tối thiểu vùng - không thể lùi thêm nữa

ANH THƯ |

Trải qua 2 năm tác động của dịch COVID-19, người lao động đã bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Sau thời dài lỡ hẹn, mới đây, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Các chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu vùng nên điều chỉnh ngay, không thể lùi thêm nữa.

Điều chỉnh lương tối thiểu từ 1.7 là cần thiết

Trao đổi về phương án tăng lương tối thiểu vùng, ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho hay, trải qua hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Điều chỉnh lương của người lao động thời điểm nào cũng rất tốt.

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thông qua phương án tăng lương tối thiểu 6% từ 1.7.2022. Với mức tăng và thời điểm điều chỉnh này, ông Lợi cho rằng việc tăng lương tối thiểu từ 1.7.2022 là cần thiết, người lao động được hưởng lợi ngay.

“Từ 1.7 điều chỉnh lương tối thiểu vùng chưa có trong tiền lệ. Thông thường năm nay sẽ bàn về lương tối thiểu vùng để điều chỉnh vào ngày 1.1 sang năm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tính toán giá thành, kế hoạch sản xuất…” - ông Lợi nói.

Việc thống nhất phương án tăng lương tối thiểu từ phiên đàm phán thứ 2, ông Lợi cho rằng điều này đã thể hiện sự chia sẻ của doanh nghiệp và người lao động. Điểm rất hay trong những phiên họp này là mức tăng trên được thực hiện 18 tháng (từ 1.7.2022 đến 31.12.2023). Điều này cũng có lợi cho doanh nghiệp và người lao động được hưởng lợi ngay.

Mới đây, 8 Hiệp hội ngành hàng đã có công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1.1.2023. Về đề xuất của hiệp hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng: “Doanh nghiệp cho rằng điều chỉnh lương tối thiểu từ 1.7.2022 sẽ tác động đến họ. Tuy nhiên, tinh thần chia sẻ, lấy người lao động làm gốc, trung tâm, doanh nghiệp phải có biện pháp giữ chân người lao động. Ở đây, doanh nghiệp có thể giảm bớt lợi nhuận và các khoản khác chăm lo cho người lao động, cũng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp. Chúng ta nên thống nhất với đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia”.

Đồng thuận cao

Tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 12.4, Bộ phận kỹ thuật cho rằng, căn cứ vào mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực tế năm 2021 là 1,84% và kế hoạch năm 2022 khoảng 4% thì mức lương tối thiểu hiện hành vẫn cao hơn 3% so với mức sống tối thiểu tính cho năm 2021 và thấp hơn 1,3% so với mức sống tối thiểu tính cho năm 2022. Nếu tính hết năm 2023 (với CPI khoảng 4%) thì mức lương tối thiểu hiện hành thấp hơn 5,3%.

Bên cạnh đó, bộ phận kỹ thuật cũng trình bày các yếu tố về kinh tế, thị trường lao động, yếu tố về mức lương trên thị trường, khả năng của doanh nghiệp…

Bộ phận kỹ thuật cho rằng, qua các yếu tố thực tế căn cứ để xác định mức lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động cho thấy cần thiết xem xét, điều chỉnh lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1.7.2022. Nguyên nhân do mức lương tối thiểu hiện hành sẽ không đảm bảo được mức sống tối thiểu từ năm 2022, kinh tế, xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới và sản xuất, kinh doanh bắt đầu trong giai đoạn phục hồi. Theo đó, có thể xem xét các phương án về mức lương tối thiểu từ tháng 7.2022 với mức tăng từ trong khoảng 3,3% đến 6,08%.

Cũng tại phiên họp này, đại diện chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất mức tăng và thời điểm tăng lương từ ngày 1.1.2023. Mặt khác, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022, lần lượt các mức tăng là 8,16% và 7,25%.

Tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, tất cả 17 thành viên của hội đồng đều bỏ phiếu đồng thuận tăng lương tối thiểu vùng 6%. Tuy nhiên, có 15 thành viên đồng ý tăng lương tối thiểu từ ngày 1.7.2022, hai thành viên còn lại đồng ý tăng lương nhưng thời điểm tăng từ ngày 1.1.2023.

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh - cho rằng, trong hơn 10 năm áp dụng cơ chế đàm phán lương tối thiểu, thông thường, mức lương được điều chỉnh từ ngày 1.1 hằng năm cho phù hợp với năm tài chính. Việc áp dụng mức điều chỉnh thường kéo dài 1 năm.

Tác động của dịch COVID-19, 2 năm qua, lương tối thiểu đã không được điều chỉnh. Mặt khác, dù khoảng thời gian điều chỉnh 18 tháng, không theo thông lệ 12 tháng như các năm trước nhưng cũng không trái với quy định chung.

Ông Thanh cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID-19 dần được kiềm chế, việc áp dụng lương tối thiểu mới trong khoảng thời gian kéo dài tới 18 tháng được Hội đồng Tiền lương Quốc gia tính toán nhằm tạo sự ổn định cho người lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. Chính vì những lý do trên, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã quyết định đề xuất điều chỉnh tăng lương tối thiểu ngay từ ngày 1.7.2022, áp dụng đến 31.12.2023.

Cũng trao đổi về thời điểm tăng lương tối thiểu vùng, bà Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội - cho hay: “Tôi nghĩ thời điểm tăng lương lúc này quá cần thiết. Do giai đoạn vừa qua ảnh hưởng dịch COVID-19 người lao động đã rất khó khăn. Nay họ lại phải quay cuồng trong cơn bão giá, giá cả tăng rất cao. Bối cảnh này, chúng ta phải nghĩ đến người lao động, doanh nghiệp muốn tồn tại phải có người lao động”.

Mức lương tối thiểu vùng ở 4 vùng (nếu được phê chuẩn) sẽ lần lượt tăng thêm như sau:

Vùng 1: Tăng 260.000 đồng, từ 4,42 triệu lên 4,68 triệu đồng.

Vùng 2: Tăng 240.000 đồng, từ 3,92 triệu lên 4,160 triệu đồng.

Vùng 3: Tăng 210.000 đồng, từ 3,43 triệu lên 3,64 triệu đồng.

Vùng 4: Tăng 180.000 đồng, từ 3,07 triệu lên 3,250 triệu đồng.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng: Công nhân quá khổ, không nên trì hoãn thêm

QUANG ĐẠI |

Với thu nhập như hiện nay, đời sống công nhân rất khó khăn, nhiều cán bộ công đoàn Nghệ An khẳng định nếu không tăng lương kịp thời sẽ phát sinh mâu thuẫn, bức xúc trong quan hệ lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không được cắt giảm phụ cấp của người lao động

Bảo Hân |

Trước thông tin lương tối thiểu vùng (LTTV) tăng 6% từ ngày 1.7.2022, nhiều NLĐ và cán bộ công đoàn mong sắp tới lương cơ bản của NLĐ sẽ được tăng tương ứng, tuy nhiên, việc tăng lương này không được đi kèm cắt giảm những khoản phụ cấp.

Nhìn lại mức tăng lương tối thiểu vùng qua các năm

ANH THƯ |

Mới đây, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tăng lương tối thiểu vùng: Công nhân quá khổ, không nên trì hoãn thêm

QUANG ĐẠI |

Với thu nhập như hiện nay, đời sống công nhân rất khó khăn, nhiều cán bộ công đoàn Nghệ An khẳng định nếu không tăng lương kịp thời sẽ phát sinh mâu thuẫn, bức xúc trong quan hệ lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không được cắt giảm phụ cấp của người lao động

Bảo Hân |

Trước thông tin lương tối thiểu vùng (LTTV) tăng 6% từ ngày 1.7.2022, nhiều NLĐ và cán bộ công đoàn mong sắp tới lương cơ bản của NLĐ sẽ được tăng tương ứng, tuy nhiên, việc tăng lương này không được đi kèm cắt giảm những khoản phụ cấp.

Nhìn lại mức tăng lương tối thiểu vùng qua các năm

ANH THƯ |

Mới đây, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.