Đưa trung thu đến khu công nghiệp: Thay đổi nhỏ mang lại hiệu quả lớn

LỤC TÙNG |

“Không chỉ mang đến cho con đoàn viên Công đoàn (CĐ), công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn vui Tết Trung thu, thông qua đó tạo thêm nguồn lực để tăng cường sự quan tâm, chăm lo về vật chất và tinh thần dài hơi hơn trong tương lai” - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú nêu bật ý nghĩa của sự kiện lần đầu tiên phối hợp cùng Sở LĐTBXH, Tỉnh đoàn An Giang tổ chức “Đêm hội trăng Rằm” tại Khu công nghiệp Bình Hòa (KCN Bình Hòa) vào đêm 30.9.2017.

Niềm vui lớn trong sân chơi nhỏ

Theo kế hoạch, “Đêm hội trăng Rằm” chính thức khai mạc vào lúc 18h30, nhưng từ 17h, sân khấu nhỏ nằm phía trước Nhà điều hành KCN Bình Hòa (Châu Thành) đã náo nhiệt. Khi sân khấu rực ánh đèn và âm thanh của những bài ca, những màn trình diễn tấu hài, ảo thuật, giao lưu, đố vui có thưởng..., tất cả 300 thiếu nhi là con đoàn viên CĐ, CNLĐ đang làm việc tại KCN đã vui như Tết. Không chỉ cười sảng khoái với những tiết mục đặc sắc, các em còn thích thú với những màn trao quà với phương thức vô cùng trân trọng của Ban tổ chức (BTC). Tuy mỗi phần quà trị giá trên 200.000 đồng, gồm sữa, bánh Trung thu và lồng đèn, nhưng với đoàn viên CĐ, CNLĐ khó khăn thì đây quả là món quà không nhỏ. Nhất là khi phần quà này được BTC trao một cách ấm áp, “Mang xuống tận nơi, trao tận tay”. Sau phần trao quà mang tính nghi thức trên sân khấu, BTC đã phân công nhau mang quà xuống tận nơi thiếu nhi ngồi để trao. Chính điều này đã mang lại cho người nhận cảm giác nhân đôi niềm hạnh phúc.

Nở nụ cười rạng rỡ khi cùng con là Trương Ngọc Ánh Dương cầm phần quà “nặng tay”, chị Trần Thị Thoại Phương - công nhân Cty An Giang Samho - chia sẻ: “9 tuổi rồi, nhưng đây là lần đầu tiên con tui có được quà Trung thu đầy đủ vầy. Mừng lắm, sẽ phấn đấu làm việc tốt để xứng đáng với sự chăm lo này”. Nhà không ruộng đất, trước đây vợ chồng chị Dương làm thuê kiếm sống. Nhưng công việc ở vùng quê Vĩnh Lợi (Châu Thành, An Giang) không nhiều nên thiếu trước hụt sau, nên cuộc “đổi đời” chỉ đến khi năm nay chị vào làm công nhân. Chẳng những được xét cấp cho con trọn bộ bánh, sữa, lồng đèn đón Trung thu, mẹ con chị còn được cán bộ CĐ mang quà xuống tận nơi, trao tận tay. Đây cũng là niềm vui chung của 300 bậc cha, mẹ là đoàn viên CĐ, CNLĐ khó khăn được nhận quà trong sự kiện “Đêm hội trăng Rằm” năm 2017 tại KCN Bình Hòa.

Chung tay để vỗ nên kêu

Có thể, so với nhiều địa phương khác, con số 300 phần quà Tết Trung thu là không lớn, nhưng nếu đặt trong bối cảnh một tỉnh không giàu và thuần nông như An Giang, thì đó là cả một nỗ lực vượt bậc và sáng tạo của cơ quan chức năng. “Trong điều kiện nguồn kinh phí cũng như khả năng vận động tại chỗ không thật dồi dào, chúng tôi đã tính toán liên kết lại, góp gió thành bão” - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Phan Thị Diễm chia sẻ. Theo đó, LĐLĐ tỉnh An Giang đã liên kết với Sở LĐTBXH, Tỉnh đoàn theo phương thức “chung tay vỗ nên kêu”: Mỗi đơn vị đóng góp công sức, kinh phí... nhờ đó mà có được 300 phần quà. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hơn ở sự liên kết này chính là sự gieo mầm... cho tương lai. “Ngoài việc tạo thêm nguồn lực để tăng cường nhiều hơn sự chăm lo về vật chất và tinh thần dành cho con đoàn viên CĐ có hoàn cảnh khó khăn, đem lại sân chơi bổ ích dành cho các em theo chuỗi hoạt động “Năm vì lợi ích đoàn viên CĐ”, chúng tôi còn hướng tới mục tiêu lớn hơn: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em là con của đoàn viên CĐ, CNLĐ khó khăn tại các KCN nói riêng” - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú chia sẻ.

“Thay đổi nhỏ để mang lại hiệu quả lớn” không phải là khẩu hiệu hay chuyện dời non, lấp biển mà phải bắt đầu từ việc làm cụ thể, thiết thực như thế này.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.