Đi “đòi nhà” cho công nhân

Trần Tuấn |

Báo Lao Động đã vào cuộc “đòi” nhà cho công nhân với hàng chục kỳ báo kéo dài từ tháng 2 - tháng 7.2022. Sau loạt bài, nhiều chủ đầu tư nhà ở xã hội bị xử phạt, gần 100 căn hộ nhà ở xã hội bán sai đối tượng và số “tiền chênh” lớn thu ngoài hợp đồng đã bị thu hồi. Nhiều giải pháp để công nhân, người thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận với nhà ở xã hội đã được đưa ra...

Hành trình không dễ dàng

Chúng tôi gặp chị Mai Thị Thuỷ (41 tuổi) - công nhân KCN Quế Võ (Bắc Ninh) - một ngày đầu năm 2022. Nữ công nhân cùng gia đình sống trong một khu trọ trên địa bàn xã Phượng Mao (huyện Quế Võ) đã nhiều năm nay. Căn phòng trọ diện tích chưa đến 10m2, có một gác xép, bốn người ở, gồm vợ chồng chị Thuỷ và 2 đứa con. Không điều hoà, không bình nóng lạnh vì thực tế không đủ diện tích để lắp đặt, thứ quý giá nhất trong căn phòng trọ là chiếc bếp gas phục vụ việc nấu nướng.

Ước mơ cháy bỏng của chị Thuỷ là có một căn nhà để an cư lạc nghiệp. Chị kể với chúng tôi, sau khi có chút ít tích luỹ đã nhiều lần tìm hiểu một số dự án nhà ở xã hội đang mở bán ở Bắc Ninh thì giá lên tới tiền tỉ, vượt quá xa tầm với của gia đình nên đành tạm gác lại.

Câu chuyện của chị Thuỷ khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ. Vào cuộc tìm hiểu, thì thấy rõ ràng có sự bất thường. Giá nhà ở xã hội tại Bắc Ninh đã được phê duyệt chỉ khoảng 750 triệu đồng, căn hộ 60m2, tại sao khi đến tay công nhân, người thu nhập thấp lại lên đến tiền tỉ?

Sau khi mở rộng phạm vi tìm hiểu sang cả địa bàn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã tìm ra được nguyên nhân của việc chênh giá này là do các chủ đầu tư đã liên kết với các sàn giao dịch bất động sản để bán hàng. Từ đó xảy ra tình trạng, giá nhà ở xã hội lại do các sàn này quy định chứ không phải do Nhà nước quy định. Thậm chí, có trường hợp sàn thu phí môi giới lên tới hơn 13% giá trị căn hộ, khiến công nhân, người thu nhập trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang gần như không thể tiếp cận được với nhà ở xã hội tại các dự án này.

Từ cuối tháng 2.2022, Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Chiêu trò đẩy giá nhà ở xã hội vượt tầm với công nhân ở Bắc Ninh, Bắc Giang” phản ánh một chính sách nhân văn của Nhà nước khi đi vào thực tiễn lại không có hiệu quả, bởi nhiều lý do.

Ngày 2.3, Bộ Xây dựng có 2 văn bản gửi UBND các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đề nghị vào cuộc xác minh, làm rõ vấn đề Báo Lao Động nêu liên quan thực hiện quy định pháp luật về nhà ở xã hội.

Tuy vậy, trong văn bản gửi Bộ Xây dựng ngày 15.3, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã dẫn thông tin báo cáo của các chủ đầu tư cho rằng không có việc bán nhà ở xã hội chênh giá và bán không đúng đối tượng.

Nhận thấy văn bản báo cáo có sự gian dối so với thưc tế, chúng tôi tiếp tục phản ánh với bài viết: Trục lợi chính sách nhà ở xã hội tại Bắc Ninh: Không thể để “chìm xuồng”, đăng tải thêm các chứng cứ khẳng định việc trục lợi của chủ đầu tư khiến công nhân, người thu nhập thấp khi mua nhà phải chịu thiệt thòi. Sau đó, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh đã lập đoàn kiểm tra mới.

Đến ngày 29.4, thì đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh đã ra kết luận hàng loạt vi phạm chính sách nhà ở xã hội tại 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh mà Báo Lao Động đã nêu. Đồng thời xử phạt số tiền 340 triệu đồng với các chủ đầu tư, thu hồi 89 căn hộ bán sai đối tượng, không đúng quy định và buộc chủ đầu tư phải hoàn trả “tiền chênh” đã thu vượt giá thẩm định với người mua nhà.

Tại Bắc Giang, sau khi có văn bản của Bộ Xây dựng, ngày 29.3, UBND tỉnh đã ra Quyết định xử phạt Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản Everland 140 triệu đồng do vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản tại dự án nhà ở xã hội Evergreen Bắc Giang (dự án mà Báo Lao Động đã phản ánh).

Tuy vậy, chỉ sau đó khoảng một thời gian ngắn, việc mời chào mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng để đầu tư, kiếm lời lại tái diễn tại dự án này. Chỉ sau khi chúng tôi tiếp tục cảnh báo, vấn đề này mới chấm dứt hoàn toàn vào cuối tháng 6.2022.

Niềm vui của công nhân

Chúng tôi gặp lại chị Mai Thị Thuỷ vào một ngày cuối tháng 7. Nữ công nhân kể, mấy hôm trước có quay trở lại dự án nhà ở xã hội từng đến hồi đầu năm.

“Lần này, tôi được gặp trực tiếp đại diện chủ đầu tư và được mua nhà với giá gốc, đúng giá Nhà nước đã thẩm định. Hiện, gia đình tôi đang hoàn thiện hồ sơ mua nhà gửi cho chủ đầu tư để trình Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh phê duyệt”, chị Thuỷ nói, “Mấy hôm nay, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười, đặc biệt là mấy đứa nhỏ khi nghĩ tới cảnh sắp được chuyển tới nhà mới”.

Cuộc sống công nhân trong các khu trọ gần khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
Cuộc sống công nhân trong các khu trọ gần khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Chị Thuỷ cho biết thêm, không chỉ có gia đình chị mà nhiều gia đình công nhân khác làm cùng xưởng, cùng công ty tại KCN Quế Võ đã lên kế hoạch tìm hiểu về các dự án nhà ở xã hội gần nơi làm việc. Có người đăng ký nhu cầu mua nhà qua Công đoàn công ty, có người thì trực tiếp đi tìm hiểu và tự làm hồ sơ. Nhưng tất cả đều được tiếp cận nhà ở xã hội với giá gốc, không mất bất cứ khoản “tiền chênh” lên đến hàng trăm triệu đồng như trước khi Báo Lao Động vào cuộc.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh, đơn vị đã tăng cường các thông tin tuyên truyền trên loa đài của xã, phường, các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh để người dân nắm rõ về đối tượng được mua, giá bán, phương thức bán… tại các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cũng đang tiến hành triển khai, sắp xếp dữ liệu thông tin về nhà ở xã hội (trên web của Sở) theo từng khu vực, từng đầu mục, đảm bảo dễ dàng cho người dân tìm hiểu, tra cứu.

“Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng lũy kế hơn 3 triệu mét vuông sàn nhà ở công nhân, diện tích bình quân 15 m2/người, đáp ứng cho hơn 200.000 công nhân và đảm bảo phân phối đúng đối tượng, đúng giá bán”, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh thông tin thêm.

Người lao động được mua nhà đúng giá, đó chính là mơ ước của họ và chúng tôi cũng cảm thấy tự hào vì đã đóng góp công sức của mình vào câu chuyện “đi đòi nhà cho công nhân”.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động cùng công nhân vượt khó

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đông người lao động nhập cư ở Đông Nam Bộ. Đa số người lao động xa quê còn đi ở trọ có cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Hằng năm, Báo Lao Động cùng với các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn tổ chức hoạt động hỗ trợ công nhân lao động khó khăn, trong đó có chương trình Vé xe 0 đồng đưa người lao động về quê đón Tết.

Báo Lao Động thực sự là tờ báo số 1 của đoàn viên, người lao động

TRUNG DU |

Thái Bình - Theo đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Liên đoàn Lao động huyện Tiền Hải, thời gian qua, Báo Lao Động đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò là tờ báo số 1 trong việc tuyên truyền, định hướng về công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn tại địa phương.

Báo Lao Động luôn ở “điểm nóng” bảo vệ quyền lợi cho công nhân

BẢO TRUNG |

Phóng viên Báo Lao Động luôn có mặt ở những điểm nóng, đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bất chấp những khó khăn vất vả.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Báo Lao Động cùng công nhân vượt khó

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương là một trong những tỉnh đông người lao động nhập cư ở Đông Nam Bộ. Đa số người lao động xa quê còn đi ở trọ có cuộc sống bấp bênh, khó khăn. Hằng năm, Báo Lao Động cùng với các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn tổ chức hoạt động hỗ trợ công nhân lao động khó khăn, trong đó có chương trình Vé xe 0 đồng đưa người lao động về quê đón Tết.

Báo Lao Động thực sự là tờ báo số 1 của đoàn viên, người lao động

TRUNG DU |

Thái Bình - Theo đại diện lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, Liên đoàn Lao động huyện Tiền Hải, thời gian qua, Báo Lao Động đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò là tờ báo số 1 trong việc tuyên truyền, định hướng về công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động của tổ chức công đoàn tại địa phương.

Báo Lao Động luôn ở “điểm nóng” bảo vệ quyền lợi cho công nhân

BẢO TRUNG |

Phóng viên Báo Lao Động luôn có mặt ở những điểm nóng, đồng hành cùng tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, bất chấp những khó khăn vất vả.