Vì sao nghệ sĩ chịu “đánh đổi” danh tiếng?

Huyền Minh |

Tại sao có những show diễn hoàn toàn miễn phí, một ngôi sao hạng A vẫn có thể từ bỏ rất nhiều tiền cát sê để tham dự. Nhưng, cũng không ít show diễn tiền tỉ mà rủi ro hình ảnh, danh tiếng khá cao, và các ngôi sao giải trí vẫn từ chối? Showbiz luôn có nhiều nghịch lý của nó? Đâu là câu trả lời cho nghịch lý ấy? Người trong cuộc ứng xử ra sao với danh tiếng của họ, còn công chúng nghĩ gì về chuyện “đánh đổi” danh tiếng một người nghệ sĩ?
Lòng tự tôn nghệ sĩ - bức tường thành khó vỡ?
Với một người nghệ sĩ, người nổi tiếng hay người của công chúng, hai cụm từ “lòng tự trọng” và “bệnh ngôi sao” gần như là hai mặt, hai trạng thái trong một phần phản ánh tính tự tôn vốn dĩ luôn sẵn có trong họ. Nếu “bệnh ngôi sao” thường được xem như cách ám chỉ một vài “thói hư, tật xấu” của người nghệ sĩ, thì lòng tự trọng, tự tôn lại ở phạm trù của danh tiếng. Nhưng, trong những điều khác biệt ấy, ít nhiều đều có vài điểm chung gốc rễ nhất thường thấy ở hành động ứng xử tương ứng tình huống. Người nghệ sĩ, người nổi tiếng hay người của công chúng thường chọn cách “phòng thủ” với vẻ lạnh lùng, bản lĩnh, tự tin , có chút “kiêu ngạo” trong danh tiếng lẫy lừng họ đã xây dựng được trong thời gian dài.
Có khán giả thích, có khán giả cảm thấy thiếu gần gũi với những ứng xử mang tính “ngôi sao” ấy, nhưng có số lượng công chúng “ruột” không hề nhỏ lại tỏ ra cực kỳ “đã” với động thái phản ứng hơi “cực đoan” của thần tượng để thấy một người nghệ sĩ đầy hào quang trong mắt họ như thế nào. Tự quy định, hay chịu sức ảnh hưởng ngược lại từ phía công chúng, rất nhiều ngôi sao không chọn hướng đi “bình dị”, hay “yên ả” mà đó là cách “xù lông” - có cả sự đáng yêu, nhưng cũng chực chờ dư luận trái chiều không mấy chốc được mạng xã hội hiện nay thổi bùng thành một scandal đủ chấn động, có khi làm mất đi một phần danh tiếng mà người nghệ sĩ cố gầy dựng bấy lâu nay.
Và người nghệ sĩ, bất chấp mọi rủi ro để ít nhiều cho thấy một vị trí xứng đáng mà họ đang đạt được không phải bất kỳ ai mong muốn cũng được. Tại sao, việc Mỹ Tâm không chịu hát trong một show diễn ở hải ngoại do không phù hợp với các điều khoản hai bên (người mời và người được mời) với cách nhìn nhận của Mỹ Tâm lại tạo ra nhiều dư luận trái chiều nhau. Hay gần nhất, cách nghệ sĩ hài Trường Giang ứng xử lại với hành động thiếu đẹp của khán giả gây nên nhiều tranh cãi. Ngay cả câu chuyện, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẵn sàng lên trang mạng xã hội cá nhân chia sẻ số nợ hàng chục tỉ mà mình gồng gánh cho mẹ trong suốt thời gian qua để rồi rất dễ mang tiếng là một người con “vô ơn”...? Rõ ràng, lòng tự trọng của người nghệ sĩ cực kỳ lớn, có khi nó còn hơn cả những hào quang lấp lánh mà công chúng có thể cảm nhận được.
Nhưng, cũng có rất nhiều lý lẽ khác nhau khi công chúng nhìn vào hành động ứng xử của một người nghệ sĩ. Có thể xem đó là “bệnh ngôi sao”, cũng có lúc nó được nhìn nhận như lòng tự tôn của người nổi tiếng, hoặc đơn giản là ở vị trí ngôi sao họ không thể làm khác dù rất muốn, cũng có lúc là con người bản năng, tự nhiên nhất ngoài tầm kiểm soát một ngôi sao... Và câu hỏi luôn được đặt ra, tại sao đôi khi người nghệ sĩ rất dễ mất kiểm soát khi lòng tự tôn họ bị ảnh hưởng nhưng cũng có không ít lần họ sẵn sàng chịu thiệt hình ảnh của mình để bước chân vào “cuộc chơi” của dư luận?
Ngôi sao sẵn sàng “đánh đổi” danh tiếng?
Chọn một động từ để dễ chia sẻ về cách nhìn nhận phổ thông nhất từ phía công chúng đại chúng, là “đánh đổi”, để nói về một câu chuyện thứ hai của người nghệ sĩ, người nổi tiếng và người của công chúng, đó là tại sao ở trong vài ngữ cảnh, họ có thể “xù lông” chấp nhận rủi ro để bảo vệ lòng tự trọng của mình, thì ở hoàn cảnh khác, họ vẫn có thể chấp nhận nguy cơ ảnh hưởng đến hình ảnh để “đánh đổi” danh tiếng của mình trong một cuộc chơi nào đó với khán giả, công chúng? Một trong những cuộc chơi rất phổ biến hiện nay, đó chính là Ngồi ghế “giám khảo”. Một vị trí mà cách đây hơn 10 năm, đó là sự lựa chọn của những tiêu chí khắt khe, thì giờ đây, nó đã thay đổi dựa trên quy luật “cung – cầu” của showbiz. Nó làm cho không ít những nghệ sĩ phải vướng vào “gạch đá” của công chúng cho những phát ngôn của mình. Có thể, cát sê để ngồi chiếc ghế nóng hiện nay ở nhiều mức giá, nhưng có đủ để một nghệ sĩ nổi tiếng để từ bỏ danh tiếng của mình hay còn nhiều lý do bên trong?
Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, “ghế nóng” hiện nay cũng có nhiều trạng thái “mời” khác nhau, nó phản ánh qua tính chất các chương trình và việc chọn lựa cho mình một cách thức ứng xử trước công chúng. Đương nhiên, với nghệ sĩ họ chưa bao giờ cho rằng, việc nhận cát sê để ngồi ghế giám khảo, đó là “đánh đổi” đi danh tiếng của mình. Nhưng, ít nhiều, ở đó một cuộc chơi thực sự đã bắt đầu, đôi khi rất dễ khiến một ngôi sao mất đi tầm kiểm soát của mình. Làm giám khảo, người nghệ sĩ không chỉ tỏ rõ bản lĩnh nghề, bản lĩnh về tài năng và cả danh tiếng của mình. Nhưng đó cũng chính là nơi, rất dễ dàng đặt ra cho chin h họ“cái bẫy” truyền thông, bởi bản tính nghệ sĩ là “con dao hai lưỡi” sẵn sàng rơi trúng vài câu nói “vô ý” trở thành “chủ ý” trong mắt công chúng.
Vậy tại sao họ vẫn quyết định làm như vậy? Vì họ là một ngôi sao của làng giải trí, nên không cho phép mình từ chối một vị trí gần như định sẵn cho mình? Vì họ là người của công chúng, nên cát sê khủng cho một chiếc “ghế nóng” là chuyện đương nhiên? Và việc còn lại, chính ở cách nhìn nhận của công chúng về sự chọn lựa của họ?
Showbiz luôn tạo ra rất nhiều nghịch lý, mà đôi khi nó chỉ được giải thích bằng những câu trả lời cực kỳ cảm tính. Đó là thích hay không thích mà thôi! Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có thể chi hàng tỉ đồng để làm live show, trước hết để thỏa mãn cá tính của mình, sau là cống hiến cho khán giả yêu nhạc một chương trình nghệ thuật, sau đó thu lại một hào quang của một ca sĩ hạng sao, đó chính là “thu hoạch” hình ảnh, vị trí của mình bằng sức lao động, tiền bạc, rất rõ ràng... Nhưng ông hoàng nhạc Việt ấy vẫn có thể ngồi vào “ghế nóng” “rủi ro” nhiều chương trình để rồi một “ngóc ngách” nào đó khán giả có thể chưa hoàn toàn hài lòng về anh... Hay Mỹ Tâm cũng vậy, hình ảnh của cô giờ đây khó mà xao động trong lòng người hâm mộ, nhưng khi chỉ cần một vài hành động ứng xử không hợp với “sở thích” số đông, thì dễ bị cho là “bệnh ngôi sao”...
Được/mất ở làng giải trí Việt hiện nay cực kỳ khó phân định, với giới nghệ, nó là phạm trù ở mỗi cá nhân cảm nhận. Nghịch lý là vậy, nhưng tất cả các nghệ sĩ đều mong muốn cống hiến cho công chúng những giá trị đích thực trong con người mình. Ở từng giai đoạn khác nhau, hình ảnh người nghệ sĩ sẽ thay đổi, đôi lúc làm công chúng cảm thấy hoài nghi về cái gọi là “danh tiếng” và lòng tự tôn của họ. Nhưng khi thời gian qua đi, khẳng định lại mọi vấn đề, sâu thẳm trong con người nghệ sĩ, họ luôn biết và giữ hoài bão làm sao danh tiếng của mình không bao giờ đổi thay giá trị nguyên bản của nó.
Huyền Minh
TIN LIÊN QUAN

“Ranh giới vô định”: Góc nhìn đa dạng của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam – Hàn Quốc

K.Y.M |

Chiều 3.3, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam khai mạc triển lãm “Ranh giới vô định” (Undefined Boundaries) của 8 họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc: Ki Seulki, Heaven Baek, Lee Woosung, Ưu Đàm Trần Nguyễn, Phi Phi Oanh, Bùi Công Khanh, Lại Thị Diệu Hà.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

“Ranh giới vô định”: Góc nhìn đa dạng của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam – Hàn Quốc

K.Y.M |

Chiều 3.3, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam khai mạc triển lãm “Ranh giới vô định” (Undefined Boundaries) của 8 họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc: Ki Seulki, Heaven Baek, Lee Woosung, Ưu Đàm Trần Nguyễn, Phi Phi Oanh, Bùi Công Khanh, Lại Thị Diệu Hà.