Tỉ phú “thời gian” và bộ sưu tập đồng hồ, cổ vật văn hóa Việt

Phùng Bắc |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở làng quê chiêm trũng bên dòng sông Chu, Vĩnh Lô%3ḅc, Thanh Hóa, song do biết quý thời gian, nắm bắt cơ hô%3ḅi…, ông đã thành công rất lớn. Ông là Trịnh Hoàng Long (thường gọi là Phi Long) - nhà tỉ phú về sưu tầm cổ vâ%3ḅt thế giới, đặc biê%3ḅt là cổ vâ%3ḅt văn hóa Viê%3ḅt, và hàng chục ngàn chiếc đồng hồ cổ.

Phương châm sống, quan điểm sống và phong cách làm việc của ông rất đỗi bình dị: “Suy nghĩ như một trí thức, làm việc cần cù như một nông dân tốt bụng và chấp hành chỉ thị xã hội, cấp trên như một người lính”.

Cuộc đời đầy sóng gió

Được nghe tâm sự về cuộc đời đầy sóng và gió cũng như những thành công ông có được là điều rất diễm phúc cho một nhà báo như tôi. Cha ông là Nguyên Ngọc, một cán bộ lão thành cách mạng, tham gia mặt trận Điện Biên Phủ và nhiều chiến dịch khác. Ông Phi Long nói với tôi câu đùa mà như thật về cụ thân sinh: “Ông đi công tác liên tục, cứ vài tháng mới về, rồi vài năm mới về, mà mỗi lần về là tặng mẹ tôi cái bào thai… Rồi ông lại đi làm cách mạng”. Khi hỏi về mẹ, giọng ông trầm hẳn xuống, như quay về quá khứ. Mẹ ông tên là Nguyễn Nhường, một thầy thuốc đông y có tiếng ở huyện Hà Trung lúc bấy giờ, chuyên chữa bệnh miễn phí cho bà con dân làng, trong lúc vẫn phải gánh gồng nuôi 8 người con và chồng đi biền biệt làm cách mạng.

Ông kể, ngày ấy gia đình quá nghèo, nhà cách trường hơn chục cây số mà ông phải đi bộ. Lúc ấy, chiến tranh đang tàn phá miền Bắc, ông chỉ có 2 cái quần, 1 cái rách, 1 cái lành. Biệt danh Phi Long là do ông thường chạy như bay, vì ông dậy muộn thường không kịp giờ vào học. Chiếc quần rách, ông mặc ở nhà, đi làm đồng giúp mẹ hoặc trên đường đi học, còn chiếc quần lành, bỏ trong túi mang theo, vì sợ có số phận giống như chiếc quần kia. Đến gần trường, ông dừng lại mặc chiếc quần lành và bước vào lớp học. “Tất cả đều phải cố gắng. Hồi nhỏ, tôi học toán không được tốt bằng anh Hưng (ông Đường Minh Hưng, nay là Trung tướng Bộ Công an - PV), tôi chỉ khá môn văn. Lúc đó, học giỏi toán nhất huyện Hà Trung, Thanh Hóa bấy giờ là anh Hưng”, ông Phi Long nhớ lại tuổi học trò.

 

 Một góc trưng bày đồng hồ trong ngôi biệt thự của ông Phi Long tại Sài Gòn. Ảnh: Phùng Bắc

Năm lớp 8, hàng ngày, ông phải vào rừng Tam Quy cách nhà 7 cây số để hái củi, gánh ra quốc lộ giao em trai gánh về cho mẹ kịp bán ở phiên chợ trưa. Ông nhớ lại: “Lúc đó, tôi nặng khoảng bốn chục kg mà gánh củi nặng gấp đôi, nhưng phiên chợ trưa nào tôi cũng có đủ gánh củi để bán, kiếm tiền phụ giúp mẹ …”. Ông nhíu mày nhớ lại: “Lúc đó ăn toàn củ dong riềng, khẩu phần của tôi là 2 củ/bữa, nhưng thương mấy đứa em nên tôi thường chia cho chúng”. Cuộc sống ở làng quê nghèo chiêm trũng khốn khó là vậy, nhưng khi nhắc đến, biết bao kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của ông lại trào về như dòng thác đổ từ thượng nguồn.

Ông kể: “Hồi nhỏ, tôi chăm một con nghé, nó như nghé thần ấy, nó nghe rất thính tiếng còi hú báo động máy bay Mỹ ném bom từ rất xa mà tôi không nghe thấy. Khi đó, nó chạy đến bên tôi kêu liên hồi, thế là tôi biết sắp có máy bay Mỹ ném bom, con nghé cõng tôi lao thẳng về phía hang đá trong núi để trú…”. Nhắc đến con nghé “thần” ấy, ông rơm rớm nước mắt. Ngày nó bị “điều động” xẻ thịt để cung cấp lương thực cho bộ đội, ông khóc suốt 3 ngày ròng…

 

 

Đam mê sưu tầm

Hỏi về đam mê sưu tầm cổ vật và hơn 30 ngàn chiếc đồng hồ cổ trưng bày tại nhà (một ngôi biệt thự đẹp bên sông, ở khu dân cư mới huyện Bình Chánh, TP.HCM), ông Phi Long bảo: “Thuở nhỏ, lúc đi học, tôi mơ ước lớn lên có thể mua quà tặng mẹ - người đã tảo tần nuôi 8 người con - là một chiếc áo ấm hay cái khăn len. Tôi cũng khao khát có được một chiếc đồng hồ để đi học đúng giờ vì phải dậy từ 4h sáng và tôi vẫn nhớ như in ngày tôi làm việc bên bác Phạm Văn Đồng, bác đã cho tôi một chiếc đồng hồ đeo tay, hiện vẫn còn là kỷ vậy quý giá của tôi trong bộ sưu tập hàng chục ngàn chiếc đồng hồ. Bác Phạm Văn Đồng từng căn dặn tôi: “Bác nghĩ cháu sẽ quý trọng thời gian”.

Rồi ông kể, năm 1970, cha ông đi Liên Xô có mang về một chiếc đồng hồ Poljot, đây là chiếc đồng hồ đầu tiên trong đời ông có. Đến năm 1974, khi ở chiến trường miền Nam, ông sở hữu thêm một chiếc đồng hồ Seiko 5. Năm 1979, ông mua thêm một chiếc đồng hồ hiệu Rado và được bác Phạm Văn Đồng tặng một chiếc đồng hồ đeo tay. Tất cả giờ là những bảo vật trong hàng chục ngàn chiếc đồng hồ cổ mà ông đang sở hữu.

“Nhà tỉ phú thời gian” Phi Long cho biết, cứ đi đâu thấy đồng hồ cổ là ông mua. Ông sở hữu cả chiếc đồng hồ đeo tay có giá hơn triệu USD hay chiếc Piaget có giá 165.000 USD đính đầy kim cương, trên thân làm toàn bằng vàng ròng. Ngoài ra, ông còn có hai chiếc đồng hồ để bàn bằng vàng, bạc nguyên khối, mỗi cái nặng 3 - 4 kg.

Ông Phi Long cũng cho biết thêm, ông từng tiếc lắm khi chiếc đồng hồ cát tuổi đời ngàn năm có xuất xứ từ Ai Cập đã bị vỡ lúc công nhân di chuyển bộ sưu tập. Trong bộ “sưu tập thời gian” của ông còn có 3 chiếc đồng hồ của ông Dương Văn Minh, 2 chiếc đồng hồ của ông Nguyễn Cao Kỳ, một chiếc đồng hồ trị giá 700 lượng vàng được cho là của ông Trần Thiện Khiêm - một cựu thủ tướng chế độ cũ…

 Bảo tàng Văn hóa Việt tại "Thành phố Mặt trời", cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sắp đón khách tham quan hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Phùng Bắc

Nói về niềm đam mê sưu tầm đồng hồ, cổ vật, ông Phi Long cho biết: “Cổ vật là của nhân loại, tôi như một người thủ thư gìn giữ chúng mà thôi”. Bởi vậy, khi đến tham quan khu bảo tàng “Văn hóa Việt” được xây dựng hoành tráng trên diện tích 10 ha tại “Thành phố Mặt trời” sát cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do ông Long làm chủ và sắp được khai trương chào đón khách tham quan, tôi như lạc vào thế giới cổ xưa của những nền văn hóa nhân loại thế giới. Tại nhà bảo tàng chính, ông Phi Long cho trưng bày hơn 200 ngàn hiện vật văn hóa Việt Nam cách nay 4.000 năm.

Bên cạnh đó, bảo tàng văn hóa Châu Âu có hơn 14 ngàn hiện vật; khu vực các nước Đông Nam Á trưng bày hơn 31 ngàn hiện vật; rồi đến khu trưng bày hơn 60 ngàn hiện vật của nền văn hóa các nước Đông Bắc Á (gồm Liên Xô (cũ), Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…). Ở đây, còn có hẳn một bảo tàng về lửa. Ông Phi Long cho biết: “Phát minh ra lửa là phát minh lớn nhất, vĩ đại nhất của loài người nên tôi đi khắp nơi trên thế giới để sưu tầm hơn 18 ngàn hiện vật về lửa. Trong đó, có bộ sưu tập về đèn đất của dân tộc Việt Nam cách nay hàng trăm năm…”.

Thấy tôi lân la nhìn các công nhân đang hối hả làm việc tại khu bảo tàng trưng bày các cổ vật của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, ông kéo tôi đến gần một chiếc thau bằng đồng và cho biết: “Vô tình, tôi sưu tầm được chiếc thau này, đưa đi kiểm tra mới phát hiện đây là chiếc thau mà vua Quang Trung dùng hàng ngày, đây là di vật quý giá ông để lại…”.

Bên cạnh khu trưng bày cổ vật các nền văn hóa là khu trưng bày tiền cổ và trang sức của 194 nước trên thế giới, có cái thuộc niên đại 3.000 năm trước công nguyên. Ông Long cho biết, theo kế hoạch, khu bảo tàng Văn hóa Việt tại “Thành phố Mặt Trời” sẽ mở cửa đón khách tham quan vào dịp 2.9 này, tuy nhiên do chưa hoàn thành hết các hạng mục nên thời gian khai trương dời lại sau, nhưng cũng rất gần thôi.

“Tôi mong mọi người được chiêm ngưỡng những giá trị của nhân loại, của dân tộc Việt Nam”, ông tâm sự và cho biết, tất cả mọi người đều được tham quan miễn phí. Ông Phi Long còn tiết lộ thêm, hiện khu bảo tàng Văn hóa Việt, cũng do ông làm chủ, nằm ở khu resort Thiên đường, sát bờ biển và sân bay Chu Lai, ở tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam, đã hoàn thành và đón khách tham quan miễn phí, trưng bày khoảng 85.000 - 87.000 hiện vật quý giá, đặc biệt là cổ vật văn hóa Việt.

Đam mê cổ vật và quý giá thời gian đến mức, ông Phi Long tâm sự: “Có giai đoạn từ năm 2009 - 2015, tôi đã phải bán đến 16 chiếc ô tô, trong đó có cả siêu xe (mua 21 tỉ đồng nhưng bán chỉ còn nửa giá) để trả lương cho công nhân, nhưng nhất quyết không bán một cái chén, một cái đĩa, một chiếc đồng hồ cổ vật nào”. Theo ông, công nhân làm việc bị chậm lương là cả gia đình họ khó khăn, vì họ chỉ trông chờ vào đồng lương hàng tháng. Vì vậy, biết quý thời gian, biết quý người lao động, mình sẽ thành công!

Phùng Bắc
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.