Phim truyền hình Việt nỗ lực giành thị phần khán giả

Bích Hà |

Dù phải cạnh tranh khán giả với các loại hình giải trí khác, đặc biệt là các gameshow, nhưng phim truyền hình Việt thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Ngay đầu tháng 4.2017, nhiều phim vừa lên sóng đã được khán giả đón nhận, tạo nên những cơn sốt trên mạng xã hội và được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Với việc đổi mới đề tài, đầu tư kịch bản hấp dẫn, các nhà Đài và nhà sản xuất đã nỗ lực để đem đến gam màu sáng cho phim truyền hình Việt 2017.
Thời gian qua, phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” nhận được sự yêu thích của khán giả trẻ (ảnh TH cung cấp).

Vừa lên sóng đã gây “bão” mạng

Tiếp nối sự khởi sắc của phim truyền hình trong năm 2016, ngay từ đầu năm 2017, một loạt phim mới, hấp dẫn đã ra mắt khán giả. Trong đó có “Người phán xử”, “Lặng yên dưới vực sâu”, “Vực thẳm vô hình”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Hồ sơ lửa”… Các phim này đều được phát sóng vào nhiều khung giờ các ngày trong tuần, trên các đài từ trung ương đến địa phương.

Đặc biệt, đáng chú ý hơn cả là 2 bộ phim gây “bão” mạng xã hội ngay từ khi vừa lên sóng trong tháng 4 là “Người phán xử” - bộ phim về tâm lý tội phạm của 3 đạo diễn Mai Hiền - Danh Dũng - Khải Anh - và “Sống chung với mẹ chồng” của đạo diễn Vũ Trường Khoa. Đề tài phim không mới, nhưng kịch bản hấp dẫn, diễn xuất của các lớp diễn viên đã giúp phim chiếm được cảm tình của khán giả.

“Sống chung với mẹ chồng” ngay từ lúc mới đưa ra trailer đã gây chú ý. Chỉ sau hơn 25 giờ, trailer đã thu hút 3,6 triệu lượt xem, hơn 56.000 lượt like, gần 57.000 lượt share, 32.000 lượt bình luận trên trang fanpage chính thức của phim. Hiếm có bộ phim nào được quan tâm, săn đón và bàn luận rôm rả trên các diễn đàn như thế. Sau mỗi tập phim “Người phán xử” cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả trên mạng xã hội. Ngoài ra, suốt 2 tuần qua, tên phim liên tục xuất hiện trong danh sách những từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất trên Google.

Điểm chung của hai bộ phim truyền hình Việt đang gây chú ý là có sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội, cùng với đó những gương mặt trẻ tài năng. NSND Lan Hương đã “lột xác” từ hình ảnh hiền lành, tần tảo trong các vai diễn trước đó để trở thành bà mẹ chồng tai quái trong “Sống chung với mẹ chồng”. Còn NSND Hoàng Dũng được ví là “linh hồn” của “Người phán xử” khi không chỉ vào vai ông trùm trong thế giới ngầm rất đạt mà còn nâng đỡ, dẫn dắt các diễn viên trẻ trong phim.

Thêm nữa, cả hai phim này đều được thu tiếng đồng bộ. Khi phim lên sóng, rất ít khán giả phàn nàn về sự vụng về trong kỹ thuật lồng tiếng như một số phim truyền hình trước đó. Nhưng điểm mấu chốt làm nên sức hấp dẫn là ở kịch bản phim. Với độ dài 46 tập, “Người phán xử” là một bức tranh chân thực, khốc liệt về cuộc chiến giành quyền lực trong thế giới ngầm của giới giang hồ hiện đại và hành trình chống tội phạm của cơ quan chức năng. Được Việt hóa từ kịch bản phim Israel với nhiều kịch tính, hấp dẫn, bộ phim còn được thực hiện theo phong cách kể chuyện nhanh, hiện đại... “Xem hay, kiểu như xem Bố già phiên bản Việt”, “Lâu lắm rồi mới có bộ phim Việt hay như vậy”... là những phản hồi của khán giả sau khi những tập đầu của phim lên sóng.

Còn “Sống chung với mẹ chồng” đã khai thác đề tài gần gũi với đời sống, với những câu chuyện mà bất cứ ai có thể nhìn thấy mình trong đó, mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc gia đình. Những bộ phim này cũng đang góp phần kéo khán giả Việt quay trở lại với phim truyền hình Việt.

"Hồ sơ lửa" với sự tham gia của Phan Thị Mơ và nhiều người đẹp khác (ảnh TH cung cấp).

Nỗ lực giữ khán giả

Trong năm 2016, thị trường phim phía Nam một thời sôi động đã lâm cảnh chợ chiều, trong khi các nhà làm phim phía Bắc liên tục cho ra đời những bộ phim được khán giả quan tâm. Một phần vì thị trường phía nam phải chịu sức ép và cạnh tranh khốc liệt với các chương trình giải trí, gameshow hài lên sóng tràn ngập vào khung giờ vàng các ngày trong tuần.

Để đi tìm phân khúc khán giả riêng của mình, nhiều nhà sản xuất phía nam hướng đến dòng phim tâm lý xã hội - điều tra - hình sự, có sự đầu tư về kịch bản, diễn xuất, cảnh quay như: “Đặc vụ ở Ma Cao”, “Vòng tròn tội lỗi”, “Kẻ giấu mặt”, “Thủy cơ”…

Đặc biệt, “Hồ sơ lửa”- bộ phim truyền hình có độ dài kỷ lục, hơn 1.100 tập - cũng vừa ra mắt, với sự tham gia của dàn diễn viên gạo cội từ Nam ra Bắc. Đây cũng là bộ phim có sự tham gia của nhiều người đẹp, đảm nhận các vai chính trong phim. Kịch bản lôi cuốn, cùng sự góp mặt của nhiều gương mặt nổi tiếng, nhà sản xuất “Hồ sơ lửa” kỳ vọng phim sẽ “giữ chân” được khán giả trong suốt 3 năm phim phát sóng (từ 2017-2020).

Ngoài đầu tư về nội dung, dàn diễn viên, thời gian qua, nhiều đài truyền hình cũng bắt đầu dành những khung giờ ưu ái cho phim truyền hình Việt. Từ tháng 2.2017, Đài truyền hình TPHCM quyết định thay đổi cơ cấu bằng cách dành riêng cho phim truyền hình Việt Nam khung 22 giờ trên HTV9. 3 bộ phim Việt đầu tiên được chọn làm “phát pháo mở đầu” khung giờ phim Việt chính là “Nhà có hai cửa chính” của đạo diễn Nguyễn Minh Cao, “Mật danh Rocket” của đạo diễn Trần Huy Cường và “Chung cư cảnh sát” của đạo diễn Đặng Minh Quốc.

VTV1 và VTV3 cũng chọn chia nhỏ đất phát sóng cho nhiều dạng phim, từ chính luận đến giải trí trong tuần, để đảm bảo các ngày đều có phim truyền hình Việt lên sóng. Một số phim do VFC sản xuất thời gian qua như “Zippo, mù tạt và em”, “Tuổi thanh xuân 2”, “Lựa chọn cuối cùng”, “Câu hỏi số 5”… phát sóng trên VTV1, VTV3 thu hút được khán giả nhờ nội dung, tình tiết hấp dẫn. Tập trung khai thác về số phận con người, nhấn mạnh vào khía cạnh tình cảm, đầu tư kịch bản, các nhà sản xuất phim truyền hình Việt đang nỗ lực để có được những tác phẩm sâu lắng hơn, chạm vào trái tim người xem hơn.

Giấc mơ xuất khẩu phim truyền hình Việt

Trong buổi ra mắt phim “Người phán xử” diễn ra mới đây, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Hãng phim VFC - đã chia sẻ với báo giới về câu chuyện xuất khẩu phim truyền hình Việt trong tương lai. Ông cho biết “Người phán xử” - bộ phim được VFC đầu tư- đạt chuẩn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật, có thể mở ra hướng xuất khẩu phim Việt sang các nước trong khu vực.

Đúng là “Người phán xử” mới lên sóng đã “gây sốt”, thu hút khán giả, nhưng câu chuyện “xuất khẩu phim truyền hình Việt” mà đạo diễn Thanh Hải đưa ra bị nhiều người cho là… “chỉ là giấc mơ”.

Thực tế, VFC thời gian qua sản xuất một số bộ phim phát sóng ở Nhật như “Người cộng sự”, “Dưới bầu trời xa cách” hay “Tuổi thanh xuân” phát ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, các dự án này đều là hợp tác mà chưa được tính là xuất khẩu phim. Hơn nữa, so về mặt bằng, nhất là về chất lượng, thị trường phim Việt Nam vẫn đang đi sau các nước, không nói xa xôi mà cận kề như Thái Lan, Philippines, chứ chưa nói đến các nước ở Châu Á hay thế giới. Và trước khi nghĩ đến chuyện đưa phim Việt ra thế giới, các nhà làm phim trước tiên hãy nghĩ cách “chinh phục” và thuyết phục được chính khán giả trong nước, để phim Việt không còn “thất thủ” trên chính sân nhà.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Phim Việt có doanh thu nhờ rạp hay chất lượng?

Huyền Minh |

Chỉ đầu tư một phần kinh phí sản xuất, hoặc chỉ nắm giữ vai trò phát hành sau khi có sản phẩm hoàn chỉnh từ các nhà sản xuất, hệ thống rạp chiếu phim trên thị trường hiện đang chi phối ngược lại sự đầu tư vào việc sản xuất phim Việt? Hệ thống rạp ảnh hưởng thế nào đến doanh thu các bộ phim? Rõ ràng, đầu tư cho một bộ phim Việt ra rạp đang có nhiều những câu chuyện nan giải…

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Phim Việt có doanh thu nhờ rạp hay chất lượng?

Huyền Minh |

Chỉ đầu tư một phần kinh phí sản xuất, hoặc chỉ nắm giữ vai trò phát hành sau khi có sản phẩm hoàn chỉnh từ các nhà sản xuất, hệ thống rạp chiếu phim trên thị trường hiện đang chi phối ngược lại sự đầu tư vào việc sản xuất phim Việt? Hệ thống rạp ảnh hưởng thế nào đến doanh thu các bộ phim? Rõ ràng, đầu tư cho một bộ phim Việt ra rạp đang có nhiều những câu chuyện nan giải…