Giải mã những gì thuộc về chiến tranh...

VIỆT VĂN |

Với các nhà làm phim tài liệu nước ngoài, chiến tranh Việt Nam có lẽ vẫn là nguồn cảm hứng chưa khi nào dừng lại, dù cuộc chiến đã lùi xa, thuộc về quá khứ của thế kỷ trước. Họ vẫn luôn muốn giải mã điều gì đã làm nên chiến thắng của Việt Nam trước hai đế quốc lớn của thế kỷ XX là Pháp và Mỹ…

Có lẽ chiến tranh Việt Nam với mức độ tàn khốc và sự hủy diệt vượt ra khỏi những giới hạn của nhiều cuộc chiến trong thế kỷ XX, và chiến thắng lại là một quốc gia vừa non trẻ, vừa bé nhỏ, nghèo đói… đã là nguồn cảm hứng cho các nhà làm phim tài liệu nước ngoài. Đặc biệt, theo thời gian, nhiều tài liệu được giải mật, nhiều bí mật cuộc chiến dần dần bị bóc gỡ, công khai, là nguồn tư liệu khổng lồ để các nhà làm phim tài liệu khai thác, “soi chiếu” chiến tranh Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau...

“Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn”

42 năm trước, đạo diễn Jean-Pierre Moscardo người Pháp đang có mặt ở Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Và linh cảm nghề cũng như chứng kiến chiến sự đang diễn ra, ông đã kịp ghi lại những hình ảnh vào khoảng 2 tuần trước ngày 30.4.1975, để rồi tiếp tục ghi hình sau đó, và hoàn tất bộ phim tài liệu “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” dài 60 phút 44 giây. Jean-Pierre Moscardo miêu tả cảnh người dân không còn mang vẻ khiếp sợ, thay vào đó là những hy vọng về một nền hòa bình. Ông đã ghi lại nhiều thước phim chân thực về các cuộc biểu tình đòi người Mỹ rút khỏi Sài Gòn, hình ảnh người dân phá tượng đài lính Mỹ.

Ông cũng miêu tả trực diện nỗi sợ hãi của quân đội Mỹ ở Sài Gòn hay cảnh ngày 29.4.1975, trước tòa Đại sứ quán Mỹ, các sứ bộ nước ngoài và thân nhân của họ thấp thỏm chờ hàng trăm chiếc trực thăng đáp xuống để đưa họ trở về Mỹ. Sau khi Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, giao chính quyền cho quân giải phóng, Sài Gòn bắt đầu công cuộc dọn dẹp. Jean-Pierre Moscardo đặc tả cảnh học sinh, sinh viên làm sạch thành phố. Lời bình trong phim nhận định đây là hình ảnh vừa thực tế vừa mang tính biểu trưng.

Phim vừa được Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước mua bản quyền và sẽ phát sóng trên truyền hình quốc gia VTV vào dịp 30.4.2017 nhân kỷ niệm 42 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chiến tranh Việt Nam - nguồn cảm hứng

10 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, các nhà làm phim Canada đã làm phim tài liệu “Vietnam - The 10.000 days war” (Việt Nam - cuộc chiến 10.000 ngày), gồm 13 tập, có thuyết minh tiếng Việt. Đây là một biên niên sử bằng hình ảnh gần như tổng kết toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1945 đến tháng 4.1975.

Hơn 20 năm sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, Đài Truyền hình A-3 Pháp sản xuất bộ phim tư liệu truyền hình 3 tập mang tên “Unknown Images: The Vietnam War” (Chiến tranh Việt Nam: Những hình ảnh chưa được biết đến), trình chiếu năm 1997. Trong phim có rất nhiều hình ảnh được “giải mật”, cho thấy được những sự che giấu thông tin của Chính phủ Mỹ để đánh lừa cả nước Mỹ và công luận thế giới về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.

Năm 1999, trong series phim truyền hình “Chiến trường” của Hãng Truyền thông BBC - PBS, bộ phim tài liệu “Battlefied Vietnam” (Chiến trường Việt Nam), gồm 12 tập được trình chiếu: “Dien Bien Phu - The Legacy - Sự kế thừa”, “The Undeclared War - Cuộc chiến tranh không tuyên bố”, “Search and Destroy - Chiến lược tìm & diệt”, “Countdown to Tet - Đếm ngược thời gian tới tết”, “The Tet Offensive - Cuối Tết Mậu Thân”, “War on the DMZ - Chiến tranh ở vùng phi quân sự”, “Peace With Honor - Hoà bình trong danh dự”... phim phản ánh toàn bộ những sự kiện quan trọng nhất của cuộc chiến tại Việt Nam, trong đó thấy rõ sự dã man, tàn bạo của những kẻ xâm lược, đã định “đưa thủ đô Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá” bằng cuộc tập kích trên không - pháo đài bay B.52 chiến lược cuối tháng 12.1972, cũng như hình ảnh những ngày cuối cùng của chiến tranh vào 30.4.1975 tại Sài Gòn.

“Inside the Vietnam War”, phim sản xuất năm 2008 của kênh truyền hình National Geographic, cho thế giới một cách nhìn mới, sâu rộng hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam đến từng chi tiết. Từ các chiến dịch hành quân, các chiến lược quân sự của từng giai đoạn, và cả cảm xúc của các bên tham chiến. Được xây dựng trên lời kể của các cựu chiến binh Mỹ kết hợp với khối lượng đồ sộ các tư liệu do các phóng viên chiến trường ghi lại, trong đó có Tim Page - phóng viên chiến trường của Hãng AP. Phim đã thể hiện nỗi sợ hãi, sự cảm nhận, ký ức hằn sâu vào tâm trí những người chiến đấu ở chiến trường Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2014 phim tài liệu - lịch sử “Last Days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) của đạo diễn người Mỹ Rory Kennedy - một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng tại Mỹ (con gái của thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và là cháu gái của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy) đã ra mắt tại LHP Quốc tế Sundance (Mỹ). Phim về cuộc chiến tranh Việt Nam với những câu chuyện bên lề cuộc chiến, sử dụng nhiều tư liệu quý giá về Sài Gòn tháng 4.1975 cùng những hồi ức của một số người Mỹ, người Việt được tận mắt chứng kiến những ngày tháng ở Việt Nam. Phim đã lọt vào đề cử tranh giải Oscar phim tài liệu xuất sắc năm 2015.

Mới đây, trong hoạt động “Gặp gỡ điện ảnh” tối 23.2.2017, chính quyền thành phố Choisy le Roi, ngoại ô đông nam của thủ đô Paris, đã công chiếu hai bộ phim tài liệu về đề tài chiến tranh Việt Nam: “Thức lâu mới biết đêm dài” và “Cuộc chiến tranh Việt Nam:Trong tâm các cuộc đàm phán bí mật”. Đây là hai bộ phim gần như ghi chép lại toàn bộ cuộc đám phán để tiến tới Hiệp định Paris, kết thúc chiến tranh Việt Nam ngày 27.1.1973.

“Thức lâu mới biết đêm dài” của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel và nhà làm phim Yann de Sousa thể hiện sinh động cuộc đấu trí cam go, quyết liệt trên bàn đàm phán, các yếu tố thuận lợi góp phần thúc đẩy cuộc đàm phán dẫn đến việc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phim còn cho thấy tình cảm của nhiều kiều bào Việt Nam với các đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa, và đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và xúc động trước tình cảm chân thành của bạn bè Pháp, các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và người dân thành phố Choisy le Roi dành cho 2 phái đoàn đàm phán Việt Nam.

“Cuộc chiến tranh Việt Nam: Trong tâm các cuộc đàm phán bí mật” của đạo diễn Daniel Roussel kể lại câu chuyện về các cuộc đàm phán bí mật giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh quốc gia, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Tổng cộng 45 cuộc họp bí mật đã diễn ra tại các thành phố Choisy le Roi, Gif sur Yvette và Saint Nom-la-Bretèche ở ngoại ô Paris. Để ký được Hiệp định Paris, các bên đã trải qua 247 phiên họp công khai và bí mật, kéo dài từ ngày 15.3.1968 đến ngày 27.1.1973. Đây được coi là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

Phim thực sự cuốn hút người xem với các tư liệu chân thực và nhân chứng khách quan. Cao trào của bộ phim được thể hiện qua đoạn băng ghi âm cuộc đối thoại căng thẳng giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger khi hai bên nối lại đàm phán vào đầu năm 1973. Trong đoạn băng ghi âm, có thể nhận thấy sự giận dữ của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trước hành vi tráo trở của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người đã chúc ông có một Giáng sinh vui vẻ khi ông trở về Hà Nội để tham vấn lãnh đạo và cũng là người đã “đón” ông ngày 18.12.1972 tại Hà Nội với các đợt ném bom dữ dội bằng máy bay chiến lược B-52 trong chiến dịch kéo dài 12 ngày đêm với mục đích là khiến Việt Nam run sợ và buộc phải ký kết Hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho phía Mỹ.

Chiến tranh Việt Nam mang nguồn cảm hứng đến các nhà làm phim tài liệu nước ngoài. Có nhiều lý giải khác nhau, nhất là khi thế giới vẫn chưa một ngày bình yên, hòa bình luôn là khát vọng của nhân loại. Và làm phim về cuộc chiến tranh Việt Nam chính là giải mã những gì thuộc về chiến tranh, để nó luôn là bài học đắt giá của nhân loại.

 

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Mai vàng cổ 100 năm giá tiền tỉ đổ bộ chợ hoa Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7), nhiều cây mai vàng cổ được các nhà vườn bày bán tập trung tại khu vực lối đi chính khiến nhiều người phải trầm trồ. Đó là những cây mai vàng cổ cao 4-5 mét, đứng sừng sững giữa chợ hoa. Người bán cây cho biết có những cây có tuổi đời chừng 100 năm, giá bán có cây lên tới 4 tỉ đồng.