Xây dựng không gian tôn vinh Quốc ngữ để bảo vệ tiếng Việt

Huỳnh Đức |

Ngày 5.11 (ngày mất của ngài Alexandre de Rhodes) được đề xuất là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Đây là hành động thiết thực để tôn vinh chữ Quốc ngữ, bảo vệ tiếng Việt.

Chiều 9.4, tại hội trường Báo Tiền Phong đã diễn ra buổi toạ đàm về bảo tồn chữ Quốc Ngữ do giáo sư cơ học đại học Liège, vương quốc Bỉ Nguyễn Đăng Hưng chủ trì.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vốn là một người hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, không nghiên cứu chuyên sâu về sử học hay văn học. Tuy nhiên, ông lại có tình yêu mãnh liệt với tiếng Việt.

Bắt nguồn từ sự kiện năm 2017, xuất hiện hàng loạt các thông tin về cải tiến chữ quốc ngữ, gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, thay vì lên án, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã chọn hành động tích cực. Theo ông, đó là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ đất Việt.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã thực hiện hàng loạt những nghiên cứu, những tìm tòi về nguồn gốc của ngôn ngữ Việt Nam hiện hành.

Đặc biệt, ngày 5.11.2018, đúng 358 năm sau ngày mất của Alexandre de Rhodes (Người giáo sĩ có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ), Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, nhà văn Hoàng Minh Tường, cùng 17 người Việt Nam là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, doanh nhân, và những người quan tâm đến việc bảo tồn Chữ Quốc ngữ - đã khánh thành 3 tấm bia tri ân đặt quanh mộ ông Alexandre de Rhodes tại nghĩa trang Armenia, thành phố Isfahan,Iran.

Trên bia đá có ghi dòng chữ tri ân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Ba Tư (Iran).

Cũng trong buổi toạ đàm, Giáo sư đã đưa ra những đề xuất nhằm tăng tính khả thi của việc bảo tồn chữ viết và tiếng nói của người Việt Nam như: Chọn ngày 5.11 (ngày mất của  ngài Alexandre de Rhodes) là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, xây dựng một không gian để bảo tồn chữ Quốc ngữ hay xây dựng một thư viện để lưu trữ những sách vở, tài liệu cổ liên quan đến chữ Quốc ngữ để phục vụ cho nghiên cứu và thực hành tiếng Việt.

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Đây là một hành động thiết thực và ý nghĩa để bảo tồn tiếng Việt. Bởi chữ Quốc ngữ đã, đang và sẽ luôn ăn sâu vào trái tim con người Việt Nam. Người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những công lao của ngài Alexandre de Rhodes, giống như ăn quả nhớ kẻ trồng cây vậy”.

Trong đoạn phóng sự về hành trình bảo tồn chữ Việt, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh: “Tấm bia từ Quảng Nam sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, mang đến hơi ấm và thể hiện tình cảm sâu sắc của người Việt Nam. Chữ Việt thấm vào hồn Việt, vinh danh chữ Quốc ngữ, bảo tồn chữ Quốc ngữ, bảo vệ đất Việt.”

Cũng trong buổi toạ đàm, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã đưa ra những đề xuất nhằm tăng tính khả thi của việc bảo tồn chữ viết và tiếng nói của người Việt Nam như: Chọn ngày 5.11 (ngày mất của Ngài Alexandre de Rhodes) là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, xây dựng một không gian để bảo tồn chữ Quốc ngữ hay xây dựng một thư viện để lưu trữ những sách vở, tài liệu cổ liên quan đến chữ Quốc ngữ để phục vụ cho nghiên cứu và thực hành tiếng Việt.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán. Ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg).

Ông là người sáng lập, đồng thời là Tổng Biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)"[1], nhà xuất bản Springer. 

Huỳnh Đức
TIN LIÊN QUAN

Hãy hành động đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng

Lê Thanh Phong |

Và đâu chỉ lá chuối, Việt Nam có nhiều loại lá có thể dùng để gói. "Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm, chả biết tay ai làm lá sen" (Nguyên Sa). Lá sen gói cốm được, có lẽ gói được nhiều thứ khác.

“Nói làm thay đổi chữ Quốc ngữ là “oan” cho Công nghệ Giáo dục"

Lê Thanh Phong thực hiện |

Tiếp tục trao đổi với Lao Động về cách dạy học đánh vần của Tiếng Việt 1-Công nghệ Giáo dục (gọi tắt là TV1-CNGD), GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – cho rằng, cách đánh vần này không làm thay đổi chữ Quốc ngữ. Việc “gắn” GS. Hồ Ngọc Đại với… ông Bùi Hiền cũng là “không đúng”.

Đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ: Vì sao liên tiếp thất bại?

HẢI ĐĂNG |

Không phải đến nay mới có đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, mà từ cách đây hai thế kỷ cho đến hàng trăm năm sau, có rất nhiều người đề xuất thay đổi, nhưng tất cả đều thất bại.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hãy hành động đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng

Lê Thanh Phong |

Và đâu chỉ lá chuối, Việt Nam có nhiều loại lá có thể dùng để gói. "Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm, chả biết tay ai làm lá sen" (Nguyên Sa). Lá sen gói cốm được, có lẽ gói được nhiều thứ khác.

“Nói làm thay đổi chữ Quốc ngữ là “oan” cho Công nghệ Giáo dục"

Lê Thanh Phong thực hiện |

Tiếp tục trao đổi với Lao Động về cách dạy học đánh vần của Tiếng Việt 1-Công nghệ Giáo dục (gọi tắt là TV1-CNGD), GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – cho rằng, cách đánh vần này không làm thay đổi chữ Quốc ngữ. Việc “gắn” GS. Hồ Ngọc Đại với… ông Bùi Hiền cũng là “không đúng”.

Đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ: Vì sao liên tiếp thất bại?

HẢI ĐĂNG |

Không phải đến nay mới có đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, mà từ cách đây hai thế kỷ cho đến hàng trăm năm sau, có rất nhiều người đề xuất thay đổi, nhưng tất cả đều thất bại.