Xây dựng các điểm di tích văn minh góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa

Quỳnh Anh |

Thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm không gian di tích; khu vực nội tự bày lễ, giọt dầu không gọn gàng; nhiều người mặc trang phục vào di tích không phù hợp… vẫn còn diễn ra. Xây dựng các điểm di tích văn minh, giàu bản sắc văn hóa, trở thành điểm đến hấp dẫn, đang được ngành văn hóa Hà Nội cũng như các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố triển khai. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh trong di tích sẽ góp phần thể hiện sự trân trọng với di sản quý.

Ứng xử văn minh nơi thờ tự: Nét đẹp văn hóa

Mới đây, quận Bắc Từ Liêm tiếp tục phát động thực hiện mô hình Quy tắc ứng xử "Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn" đến toàn bộ các di tích trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương khẳng định: Việc tổ chức phát động điểm mô hình "Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn" nhằm tiếp tục được nhân rộng đến các phường trên địa bàn quận và là sự tiếp nối các hoạt động nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng hình ảnh di tích lịch sử, điểm đến an toàn, hấp dẫn, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội nói chung, của quận Bắc Từ Liêm nói riêng.

Đây là 1 trong 4 mô hình thực hiện quy tắc ứng xử được triển khai trên địa bàn quận. Ngay sau lễ phát động, 13 phường đã ký cam kết hưởng ứng thực hiện mô hình "Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn" tại các di tích trên địa bàn quận. 

Di tích Quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm nằm ngay cạnh sông Hồng, sau thời gian tu bổ, trở nên sạch đẹp, khang trang hơn. Nơi này là điểm đến của đông đảo khách gần xa, bởi không chỉ có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc mà còn có cảnh quan đẹp. Từ nhiều năm qua, chính quyền địa phương và Ban khánh tiết đình đã triển khai quy tắc ứng xử nơi công cộng tại di tích đình Chèm, trong đó, có ứng xử tại các di tích. Theo ông Nguyễn Mạnh Thìn, Trưởng Ban khánh tiết Di tích Quốc gia đặc biệt đình Chèm, bảng quy tắc ứng xử được treo ở khu vực khách dễ thấy, dễ đọc. Nhìn chung, mọi người đều nghiêm túc chấp hành những khuyến cáo của Ban khánh tiết đình…

Dù tất cả các di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội đều triển khai bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng hình thành nếp văn minh nơi thờ tự, tuy vậy, một số nơi còn xây dựng mô hình mang tính đặc trưng nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc hình thành văn hóa ứng xử cho cả những người quản lý lẫn người dân và du khách.

Ngoài các di tích trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thì nhiều di tích khác cũng triển khai. Tiêu biểu như: Di tích đền Ngọc Sơn cho khách mượn áo choàng khi vào tham quan, chiêm bái, tránh trường hợp khách mặc quần áo không phù hợp vào di tích. Tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cán bộ, nhân viên ân cần, thân thiện hướng dẫn khách tham quan…

Trân trọng vốn quý di sản

Việc đưa quy tắc ứng xử vào triển khai trong các di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố sẽ tạo thêm động lực xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nét đẹp văn hóa, thói quen tuân thủ những quy định về bảo vệ, gìn giữ, phát huy, góp phần làm tăng những giá trị đích thực của di tích trong cộng đồng. Đây cũng là giải pháp hiệu quả thu hút nhiều hơn nữa du khách thập phương đến với các điểm đến di tích. 

Bên cạnh làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân cũng như du khách trong văn hóa ứng xử, việc triển khai quy tắc ứng xử trong các di tích cũng là cách trân trọng, giữ gìn di sản đến muôn đời sau. Có thể thấy, bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng đưa ra khuyến cáo ứng xử tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: Giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống; chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự; đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung…

Nếu đến các chùa Tảo Sách, Vạn Niên, Thiên Niên, Kim Liên (quận Tây Hồ), đền Quán Thánh, chùa Hòe Nhai, chùa Một Cột (quận Ba Đình), chùa Hà, chùa Thánh Chúa, đình Bái Ân (quận Cầu Giấy)… sẽ thấy cảnh quan di tích tôn nghiêm, sạch đẹp. Đó là công sức giữ gìn của những người quản lý di tích cũng như ý thức chấp hành quy định của người dân và du khách.

Tất cả các di tích đều có nội quy, quy định dành cho khách đến tham quan, chiêm bái, treo ở nơi dễ nhìn, dễ thấy giúp du khách thực hiện tốt. Vì vậy, tại các di tích không xảy ra tình trạng hái hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi, nói to... ảnh hưởng đến không gian di tích. Tình trạng đốt vàng mã cũng hạn chế triệt để ở nhiều đền, chùa trên địa bàn Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho rằng: Sự chuyển biến này không tự nhiên có, mà nó là cả quá trình tuyên truyền, vận động của ngành văn hóa, các địa phương cũng như những người quản lý di tích. Điều đó cũng góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản cho bền vững với thời gian.

Hà Nội là địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích và là nơi đi đầu cả nước trong việc dành nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh việc quan tâm đến cảnh quan di tích, việc hình thành nếp văn hóa ứng xử văn minh sẽ góp phần tạo thêm môi trường văn hóa giàu bản sắc cho di tích trên địa bàn Thành phố.

Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực tu bổ, tôn tạo di tích phố cổ Hà Nội: Giữ lại vốn quý của lịch sử

Quỳnh Anh |

Phố cổ Hà Nội sở hữu hệ thống di tích dày đặc, có giá trị lớn, tuy nhiên, bị tác động nặng nề bởi cuộc sống của người dân. Trước thực trạng này, quận Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực lớn trong việc di dời dân ra khỏi di tích, đầu tư tu bổ, tôn tạo đền, chùa, miếu mạo để giữ lại vốn quý của lịch sử.

Phát huy giá trị di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

MAI HƯƠNG - VĂN SỸ |

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng là một công trình lịch sử - văn hóa - góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11.6.1912 - 11.6.2022), nhiều tổ chức, cá nhân đã đến dâng hương tỏ lòng thành kính tới cố Chủ tịch Phạm Hùng.

Đền Voi Phục, đền Quán Thánh đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Phạm Đông |

Hà Nội - Sáng 29.5, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt "Thăng Long tứ trấn" gồm đền Voi Phục và đền Quán Thánh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nỗ lực tu bổ, tôn tạo di tích phố cổ Hà Nội: Giữ lại vốn quý của lịch sử

Quỳnh Anh |

Phố cổ Hà Nội sở hữu hệ thống di tích dày đặc, có giá trị lớn, tuy nhiên, bị tác động nặng nề bởi cuộc sống của người dân. Trước thực trạng này, quận Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực lớn trong việc di dời dân ra khỏi di tích, đầu tư tu bổ, tôn tạo đền, chùa, miếu mạo để giữ lại vốn quý của lịch sử.

Phát huy giá trị di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

MAI HƯƠNG - VĂN SỸ |

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng là một công trình lịch sử - văn hóa - góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (11.6.1912 - 11.6.2022), nhiều tổ chức, cá nhân đã đến dâng hương tỏ lòng thành kính tới cố Chủ tịch Phạm Hùng.

Đền Voi Phục, đền Quán Thánh đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Phạm Đông |

Hà Nội - Sáng 29.5, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt "Thăng Long tứ trấn" gồm đền Voi Phục và đền Quán Thánh.