Vun đắp cho việc thấu hiểu lẫn nhau giữa Việt Nam và Ấn Độ

Di Li (thực hiện) |

Tiến sĩ G.B. Harisha là Giám đốc Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, Đại sứ quán Ấn Độ, Hà Nội từ năm 2018. Nhân dịp trung tâm văn hóa Swami Vikekananda kỷ niệm 3 năm ngày thành lập (ngày 20.4.2020 tới đây), Báo Lao Động cuối tuần đã có cuộc phỏng vấn ông.

Thưa tiến sĩ Harisha, như vậy là bên cạnh các Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ của Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc... công chúng Thủ đô lại được đón nhận một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về Ấn Độ và tham gia các hoạt động văn hóa do trung tâm tổ chức. Với vai trò là giám đốc trung tâm, ông thấy sự đón nhận của công chúng Việt Nam với văn hóa Ấn Độ trong những năm vừa qua như thế nào? 

- Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC), Đại sứ quán Ấn Độ, Hà Nội đã hoạt động được 3 năm nay. Trung tâm được chính thức khánh thành vào tháng 4.2017 dưới tên gọi “Trung tâm Văn hóa Ấn Độ, Hà Nội”. Kể từ 8.2018, trung tâm được đặt theo tên của nhà triết học Ấn Độ, đại sư Swami Vivekananda.

Trong 3 năm qua, trung tâm đã thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nhân dân Ấn Độ và Việt Nam thông qua các hoạt động phong phú của mình, cũng như ghi nhận mối quan tâm ngày càng lớn của người Việt Nam dành cho việc tìm hiểu văn hóa Ấn Độ.

Các lớp học Yoga, tiếng Phạn (Sanskrit), Vệ đà (Vedas) và múa cổ điển Ấn Độ của chúng tôi đã nhận được hơn 1.000 lượt ghi danh từ người bản xứ. Những chương trình văn hóa thường xuyên như chiếu phim, câu lạc bộ sách, tọa đàm múa Kuchipudi thu hút nhiều người tham dự. Những lễ hội văn hóa Ấn Độ như Lễ Phật đản, lễ hội Ganesha, Diwali chứng kiến sự tham gia của hàng trăm người Việt Nam. Người Việt yêu mến Yoga Ấn Độ. Ngày Hội Quốc tế Yoga (IDY) được tổ chức tại nhiều tỉnh thành phố khác nhau xuyên suốt Việt Nam và chỉ tính riêng Hà Nội, mỗi năm có khoảng 800-1.000 người tham gia sự kiện này.

Nếu như trung tâm Casa Italia của Italia thường nhấn mạnh vào các hoạt động thời trang, trưng bày dòng xe Piagio... trung tâm văn hóa Hàn Quốc chú trọng đến dòng âm nhạc K-Pop, trung tâm văn hóa Nhật Bản tự hào về truyện tranh Manga của họ thì điểm trọng tâm của trung tâm Văn hóa Swami Vikekananda là gì, thưa ông? 

- Như đã nói ở trên, SVCC Hà Nội đã và đang tiến hành những hoạt động và chương trình văn hóa đa dạng để người dân Việt Nam có thể tiếp cận nhiều khía cạnh của “Ấn Độ diệu kỳ” như điện ảnh Ấn Độ, múa cổ điển, nghệ thuật Ấn Độ, các lễ hội văn hóa Ấn Độ, văn học Ấn Độ, cuộc sống hoang dã, lịch sử Ấn Độ... Khi tổ chức các hoạt động này, chúng tôi luôn lưu tâm về di sản văn minh chung của Ấn Độ và Việt Nam. Ngoài các lớp học, chúng tôi cũng tăng cường tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi văn hóa, chiếu phim, các lễ hội văn hóa, triển lãm, câu lạc bộ sách. Trung tâm cũng có một thư viện với nhiều cuốn sách mang nội dung nghệ thuật, điện ảnh, hội họa và các chủ đề khác liên quan đến văn hóa Ấn Độ.

Với tư cách là một nhà sử học về văn hóa, chắc hẳn ông cũng đã nghiên cứu nhiều về văn hóa Việt Nam. Có điều gì trong nền văn hóa bản địa khiến ông cảm thấy thú vị không?

- Là một người nghiên cứu và học hỏi về văn hóa, bên cạnh đọc sách viết về Việt Nam, tôi cũng dành thời gian để tìm hiểu đời sống địa phương sống động nơi đây. Tôi thấy rằng, Hà Nội có những nét hết sức riêng biệt. Tôi nhận thấy nhiều nét tương đồng về sự cống hiến, làm việc chăm chỉ, trí tưởng tượng và sức sáng tạo của người Ấn Độ và Việt Nam. Phụ nữ Việt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị gia đình và xây dựng xã hội. Cả phụ nữ Việt Nam và Ấn Độ đều đang thực hiện những công việc này một cách đáng khen ngợi.

Rất nhiều người nước ngoài cho rằng phụ nữ Ấn Độ hiện nay vẫn còn chưa được nhiều quyền bình đẳng giới như các quốc gia khác, bản thân ông nhận định điều này thế nào?

- Ấn Độ đã sản sinh ra những nữ triết gia, tác gia, thi sĩ từ thuở xa xưa. Gargi, Maitreyi, Lalla, Akka Mahadevi, đây là một vài trong số những nhân vật nữ giới được công nhận rộng rãi. Văn chương Phật giáo lưu danh những nữ nhân kiệt xuất như Gotami, Sujata, Amrapali. Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng tôi, những nhà lãnh đạo như Jhansi Rani Laxmibai và nhiều nữ lãnh đạo người Ấn khác đã góp công đáng kể.

Trong thời kỳ hiện đại, Ấn Độ sản sinh ra những người phụ nữ thành công trong những lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và văn hóa. Phụ nữ cũng rất năng động trên chính trường. Indira Gandhi là nữ Thủ tướng đầu tiên của chúng tôi. Gần đây nhất, Mary Kom đã giành huy chương vàng lần thứ năm tại Giải Vô địch nữ Quyền Anh Châu Á tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2017.

Tôi cũng đã đến Ấn Độ nhiều lần và điều làm tôi ngạc nhiên nhất là cho đến giờ người Ấn Độ vẫn có truyền thống hôn nhân sắp đặt. Theo ông, điều này là tích cực hay tiêu cực?

- Hôn nhân là thiết chế quý giá nhất của chúng tôi. Hôn nhân đóng vai trò là sợi dây gắn kết giữa hai gia đình. Nó mang một ý nghĩa xã hội lớn hơn. Văn hóa dân gian, truyền thuyết và nghệ thuật Ấn Độ nói về nam giới và nữ giới như một nguyên tắc triết học sâu sắc. Prakrati (Thiên nhiên) và Purusha (Ý thức). Đây là những khía cạnh rất quan trọng để hiểu đời sống Ấn Độ. Nam và nữ bổ sung cho nhau, cả ở cấp độ gia đình và xã hội. Nguyên tắc hòa hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong bất kỳ loại hình hôn nhân nào trong một nền văn hóa.

Vâng, đúng là Ấn Độ có một truyền thống lâu đời về các cuộc hôn nhân sắp đặt. Nhưng như nhiều quốc gia khác, Ấn Độ cũng đang được toàn cầu hóa và thiết chế hôn nhân đã mở rộng phạm vi cho các hình thức khác của hôn nhân hơn là hôn nhân sắp đặt, bao gồm cả sự lựa chọn bạn đời của riêng mỗi cá nhân.

Vâng, quay trở lại chủ đề công việc, trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông mong muốn làm được điều gì nhất cho Trung tâm Văn hóa Swami Vikekananda cũng như cho Việt Nam?

- Tôi muốn Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, thông qua những hoạt động đa dạng của mình sẽ tiếp tục vun đắp cho việc giao lưu văn hóa và thấu hiểu lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tiến sĩ G.B. Harisha cũng là một nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu, học giả và diễn giả về các chủ đề liên quan đến văn hóa Ấn Độ. Tiến sĩ G.B. Harisha đã biên tập hơn 75 cuốn sách liên quan đến văn học, nghệ thuật, triết học, lịch sử Phật giáo, thần thoại và các chủ đề lân cận. Năm 2018, ông đã nhận được giải thưởng Badarayan Vyas Samman của Tổng thống Ấn Độ vì những đóng góp cho Nghiên cứu Kannada Cổ điển. Tác phẩm “Dr. Ananda Coomaraswamy” được vinh danh là cuốn sách tiểu sử hay nhất trong năm từ Học viện Karnataka Sahitya, học viện về văn thư.

Di Li (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm ứng phó COVID-19 của Việt Nam với Ấn Độ

Song Minh |

Chiều 13.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để trao đổi về hợp tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Điểm sáng bất ngờ khi Ấn Độ thực hiện phong tỏa

HỒNG HẠNH |

Trong thời gian phong tỏa vì COVID-19 ở Ấn Độ, bỏ qua sự sợ hãi và nỗi lo lắng, có một điều tươi sáng bất ngờ hiện hữu ở quốc gia này.

Dân mạng Ấn Độ phấn khích nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu sau 30 năm

Hải Anh |

Nhiều khu vực ở Ấn Độ có thể quan sát được dãy Himalaya lần đầu tiên trong 30 năm sau khi ô nhiễm giảm do phong tỏa ngăn ngừa COVID-19, Independent đưa tin.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Thủ tướng chia sẻ kinh nghiệm ứng phó COVID-19 của Việt Nam với Ấn Độ

Song Minh |

Chiều 13.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để trao đổi về hợp tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Điểm sáng bất ngờ khi Ấn Độ thực hiện phong tỏa

HỒNG HẠNH |

Trong thời gian phong tỏa vì COVID-19 ở Ấn Độ, bỏ qua sự sợ hãi và nỗi lo lắng, có một điều tươi sáng bất ngờ hiện hữu ở quốc gia này.

Dân mạng Ấn Độ phấn khích nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu sau 30 năm

Hải Anh |

Nhiều khu vực ở Ấn Độ có thể quan sát được dãy Himalaya lần đầu tiên trong 30 năm sau khi ô nhiễm giảm do phong tỏa ngăn ngừa COVID-19, Independent đưa tin.