“Việt Nam không có Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại” - phải chăng là nhầm lẫn?

Mai Châu - Hải Ngọc |

Theo cựu cán bộ chương trình cấp cao của UNESCO, “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó. Nếu vậy, Hát Then, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh hay Hát Xoan… không có tính “nhân loại” mà chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng ở Việt Nam. Trong khi đó Tổng Thư ký UNESCO tại Việt Nam lại khẳng định rằng không thể có sự nhầm lẫn trên.

“Nhầm lẫn về thuật ngữ”?

Tại hội thảo chuyên đề “Huy động truyền thông trong bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa phi vật thể” do Văn phòng UNESCO Hà Nội phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Frank Proschan - cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO cho rằng: Hiện nay thuật ngữ “Di sản văn hóa phi vật thể” thường được sử dụng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam vẫn đang bị hiểu sai và có những thông tin chưa chính xác.

Tiến sĩ Frank Proschan cho biết, trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Di sản văn hóa phi vật thể chỉ được sở hữu, công nhận bởi cộng đồng, nhóm cá nhân và một số trường hợp là các cá nhân. Như thế có nghĩa là “không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại” mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó.

Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới (nhân loại).

Di sản thuộc về nhân loại?

Nếu như theo Công ước 2003, không có Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia hay của nhân loại mà chỉ có Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng tại một quốc gia nào đó thì đồng nghĩa với việc Hát Then, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh hay Hát Xoan… không phải là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà là di sản văn hóa phi vật thể của một cộng đồng ở Việt Nam.

Như vậy, từ trước đến nay, danh xưng “Di sản văn hóa phi vật thể” do UNESCO công nhận là một sự nhầm lẫn. Nói một cách dễ hiểu hơn, Di sản văn hóa không thuộc về thế giới, nhân loại mà thuộc về cộng đồng, nơi di sản đó được lưu giữ, thực hành.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hường - Phụ trách chương trình Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, việc hiểu và chuyển tải sai về Di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu. Các sai lệch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt. Do điều kiện hoạt động truyền thông của UNESCO còn hạn chế nên ngay cả thông tin về các phiên họp của UNESCO cũng chưa cập nhật kịp thời, liên tục được.

Di sản văn hóa phi vật thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống văn hóa của một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu đúng về Di sản văn hóa phi vật thể không phải điều dễ dàng. Có thể, nhận thức, quan điểm và truyền thông về các di sản văn hóa ở Việt Nam còn mơ hồ nên dẫn đến việc nhầm lẫn về thuật ngữ “Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhân loại”.

Mặc dù vậy, tại trang web của Cục di sản văn hóa, ở mục, di sản văn hóa phi vật thể, Cục này vẫn ghi danh sách các di sản văn hóa ghi rất rõ ràng: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vậy có sự khác biệt nào giữa khái niệm này với khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” mà chúng ta đang dùng?

Sáng ngày 20.12, trao đổi với PV Lao Động, ông Mai Phan Dũng - Tổng Thư ký UNESCO tại Việt Nam vẫn cho rằng, quy trình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể khá phức tạp, chặt chẽ và phải trải qua nhiều bước. Hiện tại, theo ông Dũng, trên thế giới có 50 quốc gia chưa có Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Mỗi năm có 50 hồ sơ xin xét duyệt được gửi lên UNESCO, trong đó mỗi quốc gia chỉ được 1 hồ sơ. Trên thực tế, UNESCO từng trả hồ sơ nghệ thuật Hát Then của Việt Nam, dù hồ sơ đã qua rất nhiều vòng thẩm định, đánh giá bởi các chuyên gia.

Theo cách hiểu trước đây, Việt Nam đã có 12 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (thế giới)”, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hội Gióng, Hát xoan Phú Thọ, Ví giặm Nghệ Tĩnh, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt và Nghi lễ và trò chơi kéo co. Mới đây nhất, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tại Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mai Châu - Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Massage Thái trở thành di sản văn hoá phi vật thể UNESCO

Song Minh |

Massage Thái vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể hôm 12.12.

26 di sản văn hoá được UNESCO ghi danh trong vòng 10 năm

Linh Chi |

Việc thực hiện tiêu chí 16 về văn hoá trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa góp phần giáo dục truyền thống. Giai đoạn 2010 -2019 đã có 26 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh.

Người mẫu Pháp diện áo dài khoe sắc tại trụ sở chính của UNESCO

L.C |

2 bộ sưu tập mang tên “12 Mùa hoa” và “Tranh Đông Hồ” của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã được trình diễn bởi các người mẫu Pháp xinh đẹp tại trụ sở chính của UNESCO (Paris, Pháp).

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Massage Thái trở thành di sản văn hoá phi vật thể UNESCO

Song Minh |

Massage Thái vừa được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể hôm 12.12.

26 di sản văn hoá được UNESCO ghi danh trong vòng 10 năm

Linh Chi |

Việc thực hiện tiêu chí 16 về văn hoá trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa góp phần giáo dục truyền thống. Giai đoạn 2010 -2019 đã có 26 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh.

Người mẫu Pháp diện áo dài khoe sắc tại trụ sở chính của UNESCO

L.C |

2 bộ sưu tập mang tên “12 Mùa hoa” và “Tranh Đông Hồ” của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã được trình diễn bởi các người mẫu Pháp xinh đẹp tại trụ sở chính của UNESCO (Paris, Pháp).