Viết chữ, là họa tâm mình lên giấy

chu giang phong |

Nói đến những thành tựu văn minh của loài người, ắt hẳn phải kể đến việc phát minh ra chữ viết. Đây là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng.

Chữ viết khắc phục được những điểm mà ngôn ngữ nói có những hạn chế nhất định, như không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, hay lưu giữ lâu dài. Vì thế mà các học giả về ngôn ngữ học cho rằng, chữ viết là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.

Qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, đến nay, hầu hết các dạng chữ viết trên thế giới đã đạt đến độ ổn định cao về hình thể. Các tự dạng văn tự trải qua các hình thức biến đổi càng trở nên hoàn thiện và hoàn mỹ. Nghệ thuật viết chữ cũng sinh ra từ quá trình hoàn thiện chữ viết ấy mà thành.

Mỗi một loại chữ viết đều có những cách thức cấu tạo và hình thức nghệ thuật khác nhau, vừa đảm bảo tính miêu tả ngôn ngữ về âm và nghĩa, vừa vượt trội về hình thức kết cấu đường nét để có tự hình mỹ thuật. Trong số những nền văn tự vượt trội ấy, phải kể đến nền văn hóa chữ viết của Trung Hoa.

Trung Hoa, với nền văn hóa lâu đời và là một trong những cái nôi về triết học, võ thuật, văn học, thư pháp, hội họa của phương Đông. Riêng về thư pháp, có thể khẳng định rằng, không có quốc gia nào trong khối đồng văn trong khu vực có truyền thống và lịch sử cũng như thành tựu bằng quốc gia này. Nền thư pháp Trung Hoa sở hữu những danh gia, những tông sư thư pháp muôn đời như Vệ Phu Nhân, cha con nhà Vương Hy Chi, Nhan Chân Khanh, Âu Dương Tuân, Liễu Công Quyền, Triệu Manh Phủ, Tô Đông Pha, Sái Kinh, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Tống Huy Tông, Chung Diêu.v.v... Họ là những đại diện cho không chỉ một thời đại, mà còn đại diện cho các chính dòng thư pháp truyền thừa, đóng vai trò như những mốc son của lịch sử văn tự cũng như lịch sử thư pháp của quốc gia này.

Sở dĩ thư pháp chiếm được thành tựu lớn lao như vậy và cuốn hút tao nhân mặc khách muôn đời như vậy, bởi vì nghệ thuật thư pháp được ví như chiếc gạch nối giữa triết học, nghệ thuật với tâm thức của con người. Người xưa có câu: Thư, tâm họa dã, ý nói, viết chữ chính là vẽ tâm mình vậy. Cũng vì thế mà nó khiến cho người ta dày công nghiên cứu, mong muốn sưu tầm và say mê luyện tập từ bao đời nay.

 

Mỗi loại hình thư pháp là một định tính về tâm thức xã hội

Thư pháp chữ Hán trải qua mấy nghìn năm hình thành và phát triển, những bi ký, mặc tích còn lại đến ngày nay đều mang chứa trong nó những trầm mặc về tâm thức xã hội của từng thời đại. Nó cũng phản ảnh đời sống văn hóa cũng như tinh thần thời đại mà nó đi qua. Nghệ thuật thư pháp mỗi một thời đại đều có một sắc thái riêng biệt, vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính đột phá, đồng thời cũng ghi nhận dấu ấn riêng của thời đại đó.

Có thời chuộng ý, có thời quý pháp, có thời ưa vận, có thời cổ súy cho việc nệ cổ, có thời phóng túng tiêu sái, có thời lại nghiêm cẩn dè dặt... Việc mỗi thời bỏ cái này, chuộng cái kia, tạo ra sự biến đổi sâu sắc về mặt hình thức chữ viết và cũng vô tình tạo ra các danh gia mới cho thời đại đó. Và phong cách chữ của họ khi đã đạt đến tầm ổn định, trở thành kinh điển cho nhiều đời sau nghiên cứu, lâm tập theo.

Nhất tự thiên kim

Thư pháp phản ảnh nội tâm của người viết nó một cách rõ nét, thông qua hình thức biểu đạt chữ viết và chương pháp của tác phẩm mà họ tạo ra. Một thư pháp gia phải là một người tinh thông nhiều thể chữ, am tường lịch sử thư pháp nói riêng và lịch sử văn tự nói chung. Lại phải là người có nội hàm văn hóa lớn, rộng, đồng thời cũng phải có yếu tố về thân phận trí thức, mới có đủ thời gian và tâm sức lâm tập lâu dài.

Có người từng nói: “Ba mươi tuổi vào thư pháp, bảy mươi tuổi còn bản nháp, suốt một đời bản nháp dồn cơn thác”. Nhìn lại lịch sử các danh gia thư pháp, ta dễ dàng nhận ra một điều rằng, nghệ thuật thư pháp là “Nghệ thuật của thư phòng”, là “Ngón chơi của dân trí thức”, là một “Loại hình nghệ thuật hàn lâm”... Nói một cách khó ưa, đó là “Món nghệ thuật bất cận nhân tình”. Nghệ thuật này đòi hỏi một công phu luyện tập khắc nghiệt và một quá trình đầu tư tốn kém, cả về ngân lượng và thời gian.

Những câu chuyện luyện chữ như: Vương Hiến Chi con trai của Vương Hy Chi rửa bút đen đặc cả ao, quản bút vứt thành gò... để sau này cùng cha trở thành “Thiên hạ nhị thánh” về Hành Thư; hay Tập Hiền Học Sĩ Triệu Mạnh Phủ mỗi ngày đều viết hàng nghìn chữ “nhất nhật tả thiên tự’’... mới có mặt trong Tứ Đại Khải Thư, tên tuổi đứng cùng Âu Dương Tuân, Nhan Chân Khanh và Liễu Công Quyền. Lại như Trí Vĩnh Thiền Sư là cháu bảy đời của Vương Hy Chi, lên lầu 15 năm chỉ để viết một chữ Vĩnh trở thành một bậc tông sư đến bây giờ vẫn còn hậu học tập theo lối chữ của ngài,...

Nói như vậy để thấy rằng, đây là một nghệ thuật không hề dễ và dĩ nhiên, cũng không hề rẻ! Nên dân gian mới truyền nhau cái câu: “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng” để phản ảnh đúng cái tầm và giá trị của nó là vậy.

Thật đáng tiếc, chữ bây giờ người ta có thể đem cho, lại còn “bịa” cho nó một thứ văn hóa là “văn hóa cho chữ đầu năm” - một thứ văn hóa chưa và không bao giờ từng có ở đâu trên thế giới này, ở Việt Nam lại càng không. Chợt nhớ đến một câu nói của ai đó rằng, những thứ nghệ thuật đem cho đều là rác... Và, cái câu “Nhất tự thiên kim” giờ đây cũng chỉ đúng với... người Tàu.

Học chữ để rèn tâm

Người xưa lấy việc luyện chữ hằng ngày để tu rèn tâm tính, hàm dưỡng đạo đức và hun đúc trí huệ từ kinh văn. Mỗi khi hạ bút, tâm hồn như hòa cùng với thanh sơn lục thủy, tâm tưởng như đang trò chuyện với chư vị thánh hiền. Hơi thở trở nên sâu và chậm như hành giả lúc định thiền, mọi giác quan đều tập trung cao độ như một chủ soái lúc hoạch định chiến lược của một trận đánh lớn.

Người tâm bình thì ngòi bút trôi đi như dòng nước, kẻ chí tại bốn phương thì tráng chí hùng tâm như kiếm khách thích Kinh Kha...  Chữ bỗng như một tấm gương phản chiếu hết mọi tâm tư, soi kẻ tiểu nhân trước lòng người quân tử, giũ bỏ những hỗn tạp ý niệm mà trở về với Ở đây và Bây giờ... đó chẳng phải là Thiền đó ư? Đó chẳng phải là Đạo đó ư?

Người đời nay có nhiều điều kiện tiếp xúc với thác bản bi ký của người xưa, nhờ công nghệ số hóa cũng như sự rộng rãi chia sẻ của các nhà sưu tập, nhưng lại ít người thành tựu hơn xưa. Có lẽ, xã hội hiện đại, con người bị chi phối bởi quá nhiều thứ đáng quan tâm hơn là “Thú chơi của những người gàn”, nên việc dành thời gian, tâm sức để đến với nghệ thuật thư pháp như đến với một môn nghệ thuật của rèn luyện tâm đạo, tu tập nhân tính... không còn nữa.

Giờ đây, phần lớn người ta đến với môn nghệ thuật này như một thứ để trình hiện, thậm chí là thi thố, dự mình vào những cuộc danh lợi vỉa hè, hạ thấp nhân phẩm của thư sĩ hơn là hoằng dương những nét đẹp văn tự. Âu cũng là tâm thức thời đại vậy!

chu giang phong
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.